Giải mã bí mật đằng sau hành động "uống rượu đập bát" của các vị anh hùng hảo hán Trung Quốc

"Uống rượu đập bát" là hành động rất quen thuộc trong các bộ phim lịch sử của Trung Quốc. Thế nhưng, ý nghĩa sâu xa ẩn đằng sau đó thì không phải ai cũng biết. 

Đỗ Thu Nga
16:35 23/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguồn gốc trào lưu "uống rượu đập bát"

Theo Qulishi (Trung Quốc), tương truyền rằng, người khởi đầu trào lưu "uống rượu đập bát" trong lịch sử Trung Hoa chính là nhân vật từng cả gian ám sát Tần vương nhưng bất thành - Kinh Kha.

Cụ thể, năm xưa khi được Thái tử Đàn của nước Yến chọn làm người đi ám sát Tần vương Doanh Chính, Kinh Kha trước khi lên đường đã được Thái tử đích thân đến tiễn biệt.

Trên đường đưa tiễn, Kinh Kha biết bản thân một khi đã nhận nhiệm vụ thì khó có ngày an toàn trở về. Vì thế trong phút từ biệt thê lương, ông đã uống cạn bát rượu mà Thái tử đưa tới. Sau đó thẳng tay đập vỡ chiếc bát để thể hiện tinh thần quyết liều chết, tình nguyện hy sinh vì đại cục.

bi-an-hanh-dong-uong-ruou-dap-bat-o-trung-quoc-0

Hành động "uống rượu đập bát" của Kinh Kha khi ấy đã thay ông nói lên tiếng lòng của một bậc bề tôi trung thành, không tiếc hy sinh bản thân vì quốc gia, dùng tính mạng của mình để cứu vãn hy vọng sống còn của Yến quốc. 

Tinh thần của Kinh Kha khi ấy khố ai có thể sánh kịp, mà hành động đập bát của ông sau đó cũng được lưu truyền trong dân gian. Người đời sau bắt chước làm theo.

Những tầng ý nghĩa thâm sâu đằng sau hành động "uống rượu đập bát"

Thời phong kiến Trung Quốc, hành động "uống rượu đập bát" được lưu truyền rộng trong dân gian. Điểm đáng nói hơn cả là hàm ý của việc làm này càng lúc càng trở nên phong phú.

Ban đầu, đó chỉ là hành động được binh lính thực hiện vào thời điểm trước khi xông pha trận mạc hoặc trước khi thực hiện một nhiệm vụ mang tính cực nguy hiểm. 

Điểm đáng nói nằm ở chỗ, chiếc bát thời xưa không chỉ dùng để uống rượu mà còn để ăn cơm. Cho nên các chiến sĩ trước khi lên đường sẽ đem bát đập vỡ, nhằm biểu thị sau này không cần dùng nó để ăn cơm nữa, ngụ ý rằng trước mắt sẽ là trận tử chiến, người ra đi chưa chắc đã có ngày trở lại. Hành động oanh liệt này vừa cổ vũ tinh thần chiến đấu, vừa biểu thị ý chí sẵn sàng hy sinh để giành thắng lợi. 

bi-an-hanh-dong-uong-ruou-dap-bat-o-trung-quoc-7

Đặc biệt, hành động toàn quân cùng uống rượu đập bát sẽ phát ra một sức mạnh uy chấn, khiến cho lòng người trở nên phấn chấn, đồng thời kích thích ý muốn cầu sinh, khiến họ càng nỗ lực chiến đấu và càng dễ dàng đạt được thắng lợi.

Sau này, "uống rượu đập bát" trở thành thói quen của các đao phủ trên pháp trường. Theo đó, những đao phủ trước khi hành hình phạm nhân đều uống cạn nửa bát rượu, tiếp đó đập vỡ bát rồi mới "làm việc".

Bát rượu này được người Trung Quốc gọi là "rượu đoạn đầu". Ngụ ý hy vọng vong linh phạm nhân có thể thanh thản xuống suối vàng, vong hồn không mang theo oán hận vương vất chống nhân gian.

Ngoài những ý nghĩa trên, "uống rượu đập bát" còn thể hiện được sự sống sót trở về đoàn tụ của những người ra trận. Bởi chữ "vỡ" (碎) trong tiếng Trung đồng âm với chữ "tuổi" (岁). Vậy nên hành động này thể hiện hy vọng có thể kéo dài tuổi thọ, đồng nghĩa với khát khao chiến thắng trở về.

Hành động "uống rượu đập bát" thực sự chất chứa rất nhiều hàm ý sâu sắc. Và đó cũng là lý do mà hành động này được lưu truyền hàng nghìn năm trong dòng chảy lịch sử Trung Quốc. Cho tới ngày nay, nó được tái hiện nhiều lần qua các bộ phim anh hùng, kiếm hiệp.

Xem thêm: 10 câu nói ẩn chứa triết lý nhân sinh sâu sắc trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận