Những câu thoại "bất hủ" không thể không có trong phim kiếm hiệp Trung Quốc

Quân tử động khẩu không động thủ, cao danh quý tánh, lấy độc trị độc... là những câu thoại "kinh điển" mà bất kỳ bộ phim kiếm hiệp nào cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phim kiếm hiệp, đặc biệt là những bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung luôn nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả Việt. Những bộ phim này kể về các cuộc giao đấu môn phái, tình huynh đệ trong giang hồ... Và chắc chắn trong những bộ phim ấy không thể không có những lời thoại "kinh điển" như:

Nghe danh đại hiệp đã lâu nay mới được gặp mặt

Các hạ quá khen, tại hạ chẳng qua có mấy chục năm hành tẩu giang hồ, có vài tuyệt kỹ nho nhỏ nhưng may mắn được bạn hữu võ lâm nể trọng mà thôi.

Nhà ngươi có biến thành tro ta cũng nhận ra

Đây là câu nói kinh điển khi nhận ra kẻ gian của các hiệp sĩ giang hồ. Câu nói này tương tự như câu: "Gương mặt nàng có biến thành tro ta cũng nhận ra".

15-cau-noi-bat-hu-chi-khong-the-thieu-trong-cac-bo-phim-kiem-hiep-0

Ta thà phụ tất cả mọi người trong thiên hạ chứ không phụ nàng

Câu nói này bắt nguồn từ câu nói của Tào Tháo: "Thà ta phụ người trong thiên hạ chứ đừng để thiên hạ phụ ta". Câu nói này được sinh ra từ tâm lý đa nghi của Tào Tháo khi lúc nào cũng lo "thiên hạ sẽ phụ mình". Cả cuộc đời, Tào Tháo sống theo đúng triết lý: "Người không vì mình trời chu đất diệt".

Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia

Đây là câu nói xuất hiện thường xuyên trong các cuộc kết bái huynh đệ trong giang hồ. Câu nói thể hiện tình cảm son sắt của huynh đệ kết nghĩa chẳng khác gì anh em ruột thịt. Khi gặp tai họa cùng nhau chiến đấu, khi có phúc lộc sẽ chia sẻ cho nhau.

Đứng lại cho ta

Đây có lẽ là câu nói cô nghĩa nhất mọi thời đại. Chẳng ai "thông minh" đến mức sẽ đứng lại để bị bắt cả. Vậy mà câu nói này xuất hiện thường xuyên trong các bộ phim kiếm hiệp Trung Quốc. Quan binh triều đình trong các bộ phim kiếm hiệp được xem là nhóm đối tượng hay sử dụng câu thoại này nhất.

15-cau-noi-bat-hu-chi-khong-the-thieu-trong-cac-bo-phim-kiem-hiep-9

Đoạn tuyệt tình huynh đệ

Đây cũng là câu nói "kinh điển" mà các vị anh hùng nói với anh em kết bái của mình. Và hoàn cảnh để đoạn tuyệt thường là bị đánh bầm dập do dùng "nhân nghĩa" đối đãi với bạn hiền nhưng kết quả không như ý.

Hôm nay bái biệt không biết khi nào mới có dịp tương phùng

Trong các cảnh chia ly của phim kiếm hiệp, thường xuất hiện câu nói này. Và hầu hết tất cả các kim kiếm hiệp của Kim Dung đều có câu thoại này.

Thiếp đã mang trong người... cốt nhục của chàng

"Chàng" liệu sẽ vui mừng khôn xiết hay hoảng hốt cực độ đây? Đây được đánh giá là câu thoại "nguy hiểm" nhất trong phim kiếm hiệp.

Đạo cao 1 thước, ma cao một trượng

Câu nói quen thuộc thường phát ra từ miệng các vị cao nhân trong phim kiếm hiệp khi bày tỏ sự bất lực trước thế lực lớn mạnh của tà giáo. Tuy nhiên, câu nói có vẻ cam chịu này lại kích thích lòng tự tôn của các anh hùng trẻ tuổi quyết tâm thay trời hành đạo diệt kẻ gian ác.

15-cau-noi-bat-hu-chi-khong-the-thieu-trong-cac-bo-phim-kiem-hiep-8

Oan oan tương báo bao lâu mới dứt

Lấy oán báo thì oan oan tương báo bao giờ mới dứt! Lấy đức báo oán thì oán thì tiêu tan! Lấy đức báo ân thì chẳng nợ ai! Thi ân bất cầu báo vì chả cần quan tâm điều đó vì chả đáng bận tâm!

Được chết trong tay chàng thiếp đã mãn nguyện rồi

Có rất nhiều câu chuyện tình yêu trong phim kiếm hiệp có kết cục bi thảm, kẻ sống người chết. Và trước khi rời xa người thương các cô gái thường trăn trối: "Được chết trong tay chàng thiếp đã mãn nguyện rồi". 

Ta và huynh không sinh cùng năm cùng tháng, cùng ngày nhưng thề sẽ chết cùng ngày cùng tháng cùng năm

"Ta và huynh tuy không sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, nhưng thề sẽ chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm". Song trong các bộ phim này kiểu gì một người cũng chết và người kia sẽ tuyên bố: "Ta sẽ trả thù cho ngươi". Thật mâu thuẫn đúng không nào?

Lấy độc trị độc

Chắc chỉ trong phim kiếm hiệp mới nghĩ ra chiêu "bá đạo" đến mức này. Thuốc độc thường xuất hiện ở Tây Vực và không có thuốc giải. Song các vị cao nhân thần y lại nghĩ ra cách trộn nọc độc của năm loài độc nhất (nhện, rắn, bọ cạp, cóc, rết) để giải độc. Và kì diệu là đơn thuốc này luôn hiệu nghiệm.

15-cau-noi-bat-hu-chi-khong-the-thieu-trong-cac-bo-phim-kiem-hiep-7

Ta với ngươi từ đây ân đoạn nghĩa tuyệt

Đây cũng được xem là 1 trong những câu thoại "bất hủ" trong phim kiếm hiệp. Các đại hiệp sau khi xảy ra mâu thuẫn sẽ nói: "Ta với ngươi từ đây ân đoạn nghĩa tuyệt" hay "đường ngươi ngươi đi, đường ta ta đi".

Ngươi đã bất nhân, đừng trách ta bất nghĩa

Các cặp huynh đệ kết nghĩa khi tương tàn thường sử dụng câu "ngươi bất nhân đừng trách ta bất nghĩa". Hoặc trong gia đình xảy ra mâu thuẫn, các thành viên cũng thường nói câu này.

Hỏi thế gian tình là chi

Đây là câu thoại "kinh điển" của nhân vật Lý Mạc Sầu trong tiểu thuyết Thần Điêu Hiệp Lữ của Kim Dung. Sau này, câu thoại này cũng nhiều lần được sử dụng trong các bộ phim kiếm hiệp khác. 

10 câu nói ẩn chứa triết lý nhân sinh sâu sắc trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất