Mai Hắc đế là vị vua anh tài của nước Việt thời Bắc thuộc, vậy Bạch Đầu Đế là ai?

Theo giai thoại dân gian và các thần tích, Bạch Đầu Đế là vị vua có mái tóc bạc bẩm sinh. Vì thế nhân dân gọi ông là Hoàng đế bạc đầu.

Đỗ Thu Nga
13:00 18/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo sách Việt sử tiêu án, Mai Thúc Loan là người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường, nay là thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, dân lập đền thờ ông ở thôn chợ Sa Nam. Sinh thời ông rất khỏe mạnh, giỏi đô vật, học rất giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. Vợ ông giỏi việc nông trang, nhờ đó "gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông".

Nhờ chí du ngoạn lại được vợ hết lòng ủng hộ nên ông kết thân được với nhiều anh tài. Sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du, Mao Hoành, Tùng Thụ, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân...

Bach-Dau-De-trong-su-Viet-la-ai-6
Mai Hắc Đế

Và Bạch Đầu Đế chính là con trai của Mai Hắc Đế. Theo dã sử và thần tích thì ông tên thật là Mai Kỳ Sơn, con thứ 3 của Mai Thúc Loan. Thân mẫu là Hoàng hậu Đinh Ngọc Tô, người đất Sa Nam, xứ Hoan Châu (nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An). Không rõ năm sinh của vua, lúc lên ngôi Ngài độ ngoài 20 tuổi.

Vào tháng 10 năm Quý Hợi (723), khi nghe tin căn cứ Hùng Sơn thất thủ (Hùng Sơn còn gọi là Núi Đụn nay thuộc Nam Đàn, Nghệ An), em trai là Mai Thiếu Đế tử trận nên Mai Kỳ Sơn được nhân dân tôn lên làm vua ở Điều Yêu (nay thuộc An Hải, huyện An Lão, Hải Phòng) để tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến chống giặc Đường ở vùng duyên hải miền Đông Bắc.

Cũng theo dã sử thì do vua có mái tóc bạc bẩm sinh nên nhân dân gọi là Bạch Đầu Đế (Hoàng đế đầu bạc). Về sau trong một trận đánh cuối năm Quý Hợi (723), Bạch Đầu Đế Mai Kỳ Sơn trúng tên độc mà mất, chị vua là Ngọc Chân công chúa Mai Thị Cầu cũng tuẫn tiết cùng em.

Bach-Dau-De-trong-su-Viet-la-ai
Đình Nhu Thượng xưa

Ngày nay, trên bờ một con trạch thoát triều cũ, chảy ra sông Lạch Tray, thuộc địa phận xã Quốc Tuấn, huyện An Dương (Hải Phòng) vẫn còn 2 ngôi miếu nhỏ, một thờ đức bà là chị, một thờ đức ông là em. Tương truyền đây là nơi viễn xưa, dân làng an táng 2 vị, nơi đây đặt bài vị, bát hương. Tháng 3 âm lịch hàng năm, dân làng mở hội nghi lễ thành hoàng từ 2 ngôi miếu về đình làm lễ mở hội.

Đình Nhu Thượng ở TP Hải Phòng chính là nơi thờ tự hai chị em Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn. Năm 1991, đình được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Đình Nhu Thượng có quy mô kiến trúc bề thế, nghệ thuật chạm, khắc trên gỗ khá tinh tế, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Đình cấu trúc kiểu chữ Đinh, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung bề thế được xây dựng theo thức chồng diêm, nóc các, 2 tầng, 8 mái cao vượt hẳn lên so với 5 gian tiền đường, dựng năm Tự Đức 14 (1861).

Bach-Dau-De-trong-su-Viet-la-ai-9

20 năm sau, mùa xuân năm Tự Đức 34 (1882), dân làng dựng tiếp 5 gian tiền đường, nối với tòa hậu cung bằng cách tận dụng nguồn vật liệu gỗ, đá của ngôi đình cũ ven sông.

Lễ hội Đình Nhu Thượng diễn ra và ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng 3 Âm lịch, để ghi nhớ trận chiến đấu oanh liệt của nghĩa quân, do hai chị em họ Mai chỉ huy và anh dũng hy sinh vì nước.

Ngoài đám rước của dân làng, từ miếu Đôi, miếu Một về Đình, sau nghi thức tế thần làng và hàng loạt các hoạt động văn hóa diễn ra trong lễ hội như: đấu vật, tam cúc điếm, thi bắt vịt, thi cầu thùm... tổ chức tại sân đình. 

Xem thêm: "Vua Đen" Mai Hắc Đế: Vị hoàng đế hùng tài nhưng mang tiếng xấu từ thuở ấu thơ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận