Vị vua mắc bệnh lạ "hóa hổ" khiến triều thần phải nhốt trong cũi sắt là ai?

Sử chép, năm 21 tuổi vua bỗng mắc chứng bệnh lạ, người mọc đầy lông lá, tính khí cuồng loạn, cả ngày gầm rú như hổ, ngự y "bó tay". Triều đình bất lực đành đúc cũi vàng nhốt vua vào trong...

Đỗ Thu Nga
12:00 21/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chứng bệnh "hóa hổ" của vua Lý Thần Tông

Lý Thần Tông (1116 – 1138) là vị hoàng đế thứ năm của triều đại nhà Lý. Ông trị vì từ năm 1128 đến khi qua đời năm 1138, tổng cộng là 10 năm.

Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, sinh tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội), là con trai của Sùng Hiền hầu (em trai của Lý Nhân Tông), tức là cháu gọi Nhân Tông bằng bác. Mẹ ông là Đỗ Phu nhân, là chị của Đỗ Anh Vũ. Ông là vua duy nhất nhà Lý được kế vị ngai vàng không phải do vua cha truyền lại.

Dân gian thì truyền tụng về có giai thoại thác sinh kỳ lạ của Lý Thần Tông, tương truyền ông là kiếp sau của nhà sư Từ Đạo Hạnh. Chuyện kể rằng, Từ Đạo Hạnh (tên thật là Từ Lộ) dùng phép để diệt kẻ thù là Đại Điên, lúc đó đã hóa thân thành một đứa trẻ tên hiệu Giác Hoàng.

Vua Lý Nhân Tông lại yêu quý Giác Hoàng, vì thế rất tức giận mới bắt giam Từ Lộ, trói ở ngoài cung rồi họp quần thần bàn cách xét xử. Khi ấy, Sùng Hiền hầu vào chầu vua, đi ngang qua nghe Từ Lộ nói:

- Nếu cứu được bần tăng khỏi tội thì sau này xin ngụ thai trong cung để báo đền ơn đức. Sùng Hiền hầu bèn cố sức xin, Lý Nhân Tông mới tha cho Từ Lộ. Về sau khi vợ chuẩn bị sinh, theo lời dặn trước đây, Sùng Hiền hầu sai người đến báo cho Từ Lộ biết, ông liền tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo rồi nói với học trò rằng:

- Mối túc nhân của ta chưa hết, phải thác sinh lần nữa, tạm làm đế vương.

chan-dung-vi-thien-su-chua-benh-hoa-ho-cho-vua-ly-than-tong-9
Vua Lý Thần Tông

Nói xong, ông đọc một bài kệ rồi mất. Đồng thời khi ấy vợ của Sùng Hiền hầu sinh hạ 1 bé trai, đặt tên là Dương Hoán. Sau khi Lý Nhân Tông băng hà, cuối tháng 12 năm Đinh Mùi (1127), thái tử Lý Dương Hoán lên ngôi kế vị, sử gọi là Lý Thần Tông. Ông làm vua đến cuối tháng 9 năm Mậu Ngọ (1138) thì lâm bệnh rồi mất, thọ 22 tuổi, là vị vua nhà Lý mất sớm nhất, có tuổi thọ ngắn nhất và về thời gian trị vì, nếu không kể nữ hoàng Chiêu Thánh (Lý Chiêu Hoàng) thì Lý Thần Tông là vị vua nhà Lý ở ngôi ngắn nhất.

Nhận xét về Lý Thần Tông, Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua năm lên ngôi còn trẻ người non dạ, đến khi lớn lên tư chất thông tuệ, độ lượng rộng rãi, sửa sang chính sự, dùng người hiền tài, thủy chung đều chính, nhiệm nhặt khúc nôi, không gì sai lệch. 

Giống như các vị hoàng đế thời phong kiến Việt Nam, xung quanh cuộc đời Lý Thần Tông cũng có nhiều câu chuyện lạ kỳ, nhuốm màu tâm linh huyền bí. Trong số đó có chuyện vua mắc bệnh lạ "hóa hổ".

Theo khoa học hiện nay, vua Lý Thần Tông có thể mắc bệnh rậm lông, tên khoa học là Hypetrichosis, còn gọi là bệnh "người sói", "ma sói", "hội chứng người sói".
Đây là loại bệnh do sự phát triển bất thường râu, tóc ở các khu vực trên cơ thể. Có hai dạng của bệnh là tổng quát (lông và tóc mọc trên toàn bộ cơ thể) và cục bộ (lông, tóc chỉ xuất hiện ở vùng da nào đó trên cơ thể).

Sử sách chép rằng, năm 21 tuổi vua bỗng mắc bệnh lạ "hóa hổ". Thân thể ngài mọc đầy lông lá, ngứa ngáy khó chịu. Lúc này, tính khí của vua cũng thay đổi, bỗng cuồng loạn, cả ngày gầm thét như hổ, ngồi xổm vồ người.

Cuối cùng, triều đình đành phải đúc cũi vàng đem nhốt vua vào. Đồng thời truyền gọi y sư cả nước đến chữa bệnh. Nhưng cả ngàn người đến đều bất lực.

Vì mãi không thể tìm được lương y chữa bệnh quái ác cho vua, triều đình đã sai sứ giả đi khắp dân gian tìm người tài. Bỗng một ngày nọ nghe có đứa trẻ hát rằng:

"Bổng bồng bông, tập tầm vông

Ở làng Điểm Xá, có Nguyễn Minh Không

Chữa được bệnh cho đức Thần Tông".

Sứ giả nghe vậy liền nhanh chóng đến làng Điềm Xá (Ninh Bình) tìm kiếm thì quả đúng có vị tiền sư tên Nguyễn Minh Không. Nói chuyện một hồi thì thiền sư nhận chữa cho vua.

Thiền sư chữa bệnh "hóa hổ" cho vua thế nào?

Sử sách chép, thiền sư Nguyễn Minh Không (1065-1144), là vị cao tăng nổi tiếng của triều đại nhà Lý. Ông được xem là người sáng lập ra nhiều ngôi chùa nhất ở nước ta và được tôn là ông tổ nghề đúc đồng. Cùng với Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, ông là một trong những nhân vật lịch sử được tôn sùng làm “Đức thánh Nguyễn”.

Theo sách nghiên cứu của Thiền Uyển Tập Anh, Lý quốc sư Nguyễn Minh Không tên húy là Nguyễn Chí Thanh, sinh ở xã Đàm Xá, phủ Tràng An (huyện Gia Viễn, Ninh Bình). Ông còn có đạo hiệu Không Lộ, từng tu ở chùa Không Lộ (Nam Định) và được thờ ở núi Không Lộ (chùa Thầy ngày nay). 

Khi thiền sư nhận được lời mời của triều đình liền tức tốc vào cung bắt bệnh cho vua. Khi sư đó nhiều pháp sư khác cũng ở trong điện làm phép cho vua nhưng "không ăn thua". Họ thấy Minh Không ăn mặc quê mùa nên khinh thường không thèm chào hỏi.

chan-dung-vi-thien-su-chua-benh-hoa-ho-cho-vua-ly-than-tong-6
Thiền sư Minh Không đã dùng kim châm cứu, cùng các loại thảo dược nấu thành nước tắm, nhờ đó nhà vua từ từ khỏi bệnh

Thiền sư Minh Không liền thò tay vào túi lấy ra một chiếc đinh dài đóng sâu vào cột. Ông nói "ai nhổ được cái đinh này ra hãy nói chuyện chữa bệnh”, nhưng chẳng ai dám trả lời.

Khi được đem vào gặp Lý Thần Tông, thiền sư Minh Không hỏi: "Kẻ đại trượng phu được tôn lên làm thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?”. Vua run sợ không dám kêu nữa.

Thiền sư Minh Không sai người lấy một cái vạc lớn, đựng nước nấu sôi trăm lần rồi dùng tay không tắm cho vua. Sau đó, bệnh vua thuyên giảm, ít lâu sau thì khỏi hẳn.

Sau khi khỏi bệnh, Lý Thần Tông cảm phục tài năng của thiền sư Minh Không và cũng để cảm tạ ơn cứu mạng nên đã cho sư đổi từ họ Nguyễn sang họ Lý và phong làm Quốc sư.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Năm 1136, vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi, nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm quốc sư; tha thuế dịch cho vài trăm hộ ban cho Minh Không".

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng chép rằng vua Lý Thần Tông "có tật chữa lâu không khỏi, sau nhờ nhà sư Minh Không chữa được".

Xem thêm: Giai thoại ly kỳ về "mệnh đế vương" của vua Lý Thái Tổ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận