Nghị lực sống và lòng nhân ái: Anh thợ mộc khuyết tật dang tay giúp đời
Anh thợ mộc khuyết tật Nguyễn Văn Cần không chỉ tự giúp bản thân vươn lên trong cuộc sống mà còn giúp ích cho gia đình, xã hội...

“Khát khao, kiên trì, mong muốn vượt lên chính mình, học theo lời dạy của Bác “tàn nhưng không phế” chính là động lực to lớn giúp tôi có được như ngày hôm nay. Tôi không chỉ tự giúp bản thân vươn lên trong cuộc sống, mà còn giúp ích cho gia đình, xã hội…”, đó là chia sẻ của anh Nguyễn Hữu Hậu, chàng trai khuyết tật, nhân hậu và giàu nghị lực.
Sinh ra trong một gia đình nghèo tại xã Thủy Triều (Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), lúc mới sinh, cơ thể và sức khỏe của Nguyễn Hữu Hậu đã có những dấu hiệu không bình thường. Năm học lớp 8, số phận lại một lần nữa nghiệt ngã với anh, cơ thể bị kéo gò, chân tay teo dần, co quắp, không thể đi lại được, chỉ lê với bò. Mọi sinh hoạt của anh đều nhờ bố mẹ, anh em giúp đỡ, bế cõng…
Với anh Hậu thời điểm đó, cuộc sống như khép lại, những cơn đau thắt về thể xác có lẽ cũng không lớn bằng những đau đớn, mặc cảm, tự ti về tinh thần. Thế rồi, vượt lên trên những mặc cảm, chính anh đã tự tìm thấy ánh sáng cho cuộc đời mình.

Năm 2000, cơ duyên đã đưa anh đến với nghề thợ mộc. Với một người bình thường, học nghề mộc đã khó, thì với một người khuyết tật như anh lại càng khó gấp nhiều lần.
Bằng sự kiên trì, nỗ lực của bản thân, sau nhiều năm miệt mài cố gắng, theo nhiều xưởng đi làm thuê, anh không chỉ thành thạo với nghề mà tìm thấy một hướng đi cho riêng mình và những người khuyết tật như anh.
Năm 2009, với sự giúp đỡ, động viên của gia đình, anh đã mở cho mình một xưởng gỗ mang tên “Đồ gỗ mỹ nghệ Hiệp Hậu” và đón những học viên khuyết tật đầu tiên theo học tại đây.
Nghị lực và sự đam mê với nghề đã không chỉ giúp anh chăm lo bản thân, gia đình, mà còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương, trong đó có nhiều người kém may mắn. Hiện nay, xưởng gỗ mỹ nghệ của anh không chỉ hoạt động thủ công, mà còn có sự đầu tư chất xám và công nghệ với hai dàn máy công nghệ cao điêu khắc tự động…
Xuất phát từ mong muốn giúp những người đồng cảnh ngộ vượt qua mặc cảm, tự ti, hòa nhập cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, xã hội, năm 2015, CLB Khát vọng cuộc sống do anh Nguyễn Hữu Hậu thành lập và làm chủ nhiệm đi vào hoạt động. Đến nay đã có hơn 300 thành viên không chỉ tại Hải Phòng, mà còn ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Mỗi năm, hàng chục chương trình thiện nguyện đã được CLB tổ chức. Tiêu biểu như chương trình “Trái tim đồng cảm”; các chương trình giao lưu văn nghệ, tặng quà, xe lăn, nạng nách, tiền mặt… cho hơn 300 người khuyết tật; các chương trình thiện nguyện cho người già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Tây Bắc, Đông Bắc, vùng sâu, vùng xa như Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai....; cứu trợ thiên tai lũ lụt ở tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, cùng rất nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa khác.
Hiện tại, anh Nguyễn Hữu Hậu còn đảm nhiệm vai trò là Ủy viên Hội LHTN Việt Nam huyện Thủy Nguyên, Chi hội trưởng Chi hội Thanh niên khuyết tật huyện Thủy Nguyên. Các hoạt động thanh niên tình nguyện với sự dẫn dắt của anh đều mang lại sức lan tỏa lớn.
Đặc biệt, qua các hoạt động tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm, anh đã kết nối, giới thiệu cho trên 100 người khuyết tật vào làm tại Khu Công nghiệp Vsip Hải Phòng, giúp họ có thu nhập, ổn định cuộc sống.
Với những cống hiến và sự kiên trì, nghị lực bền bỉ của bản thân, anh Nguyễn Hữu Hậu đã nhiều lần vinh dự nhận Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành.
Anh Hậu có bốn lần nhận Bằng khen của Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP Hải Phòng. Năm 2020, gia đình anh Nguyễn Hữu Hậu là một trong 22 gia đình trẻ tiêu biểu toàn quốc, được tuyên dương tại Phủ Chủ tịch.
Trong suy nghĩ của anh Nguyễn Hữu Hậu, khát khao lớn nhất là có thể giúp đỡ được nhiều người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn. Trong gia đình, anh là tấm gương sáng cho các con anh học tập, còn trong xã hội, anh là động lực, niềm tin cho hàng trăm, hàng nghìn người khuyết tật đang muốn tự vươn lên trong cuộc sống.
Xem thêm: Nghị lực sống và lòng nhân ái: Hơn 10 năm miệt mài giúp người nghèo khó của chàng trai bại não
Đọc thêm
Không chỉ vượt nghịch cảnh, vươn lên để làm giàu, nữ giám đốc mắc bệnh xương thủy tinh Nguyễn Thị Thu Hương còn tạo môi trường làm việc, giúp đỡ người khuyết tật.
Luôn lạc quan, giàu nghị lực và ý chí vươn lên, đó là phương châm sống của người phụ nữ khuyết tật Lê Thị Thuận, 63 tuổi, thôn Viên Khê 1, xã Đông Khê (Đông Sơn, Thanh Hóa).
Dù không được học sư phạm, không phải người thầy đúng nghĩa nhưng cứ 20/10 hay lễ Tết, các em lại đến thăm, động viên. Đây là niềm an ủi lớn lao với người đàn ông khuyết tật có thâm niên hơn 40 năm mở lớp dạy học miễn phí.
Bài mới

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.