Ăn trước khi lấy mẫu test COVID-19 có làm sai kết quả không?

Ăn, uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc... trước khi lấy mẫu test COVID-19 có làm ảnh hưởng đến kết quả không là thắc mắc của rất nhiều người. Và đáp án sẽ được giải mã ở bài tư vấn dưới đây.

Đỗ Thu Nga
09:47 18/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 mới trung bình 7 ngày qua vượt 30.21 ca/ngày; hàng loạt tỉnh, thành ghi nhận ca mắc mới trên 1.000 trường hợp/ngày. Đến nay, đã có hơn 2,25 triệu bệnh nhân COVID-19 trên cả nước. TP Hồ Chí Minh có 166 F0 nhiễm Omicron.

Trước tình hình ca mắc tăng nhanh và rộng, việc test nhanh COVID-19 tại nhà là một phương phát phát hiện dịch bệnh nhanh chóng để có biện pháp điều trị, khoanh vùng dịch bệnh và thực hiện công tác phòng tránh bệnh.

Tuy nhiên, trong quá trình lấy mẫu test và đọc kết quả test nhiều trường hợp đã có kết quả lệch giữa lần test đầu và lần test sau. Cũng từ đây, nhiều người đặt ra câu hỏi: Ăn, uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc... trước khi lấy mẫu có ảnh hưởng đến kết quả test không?

An-truoc-khi-lay-mau-test-COVID-19-co-bi-anh-huong-den-ket-qua-khong

Trong hướng dẫn về những điều cần tránh khi tự làm test nhanh COVID-19 tại nhà được báo Sức khỏe&Đời sống đăng tải thì có một nội dung khuyến cáo như sau: Ăn, uống, nhai kẹo cao sư, đánh răng hoặc hút thuốc trước khi xét nghiệm nước bọt là không nên.

Bởi những điều này có thể đưa ra một kết quả không chính xác. Vì vậy, hãy đợi khoảng 30 phút trước khi lấy mẫu nước bọt. 

Cũng có người dân thắc mắc rằng, xét nghiệm COVID-19 có được ăn sáng không? Sở dĩ có thắc mắc này là vì không ít xét nghiệm nhận diện bệnh khác yêu cầu bệnh nhân thực hiện nhịn đói ít nhất 8 giờ đồng hồ. Việc không ăn sáng sẽ đảm bảo các chỉ số chuyển hóa như đường, mỡ máu... không bị tăng cao đột ngột dẫn đến chẩn đoán sai bệnh hoặc thiếu bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có báo cáo quốc tế nào được WHO chính thức thông báo liên quan đến vấn đề ăn sáng làm sai lệch kết quả test COVID-19. Các bệnh nhân hoặc công dân chờ kết quả xét nghiệm vẫn có thể ăn trước khi làm xét nghiệm. Nếu cẩn thận hơn thì cũng có thể liên hệ với nhân viên y tế để xin tư vấn. 

Bên cạnh việc trên, cơ quan y tế cũng đưa ra một số điều cần tránh khác khi xét nghiệm COVID-19 tại nhà:

- Bảo quản sai nhiệt độ: Bộ test nhanh nên được bảo quản từ 2 - 30 độ C. Không đóng băng sản phẩm để tránh hư hỏng.

- Sử dụng trực tiếp ngay sau khi lấy từ trong tủ lạnh ra.

- Luôn kiểm tra hạn sử dụng trước dùng để tránh làm biến dạng kết quả xét nghiệm.

- Không mở khay sử ra khỏi túi dựng cho đến khi bạn sẵn sàng xét nghiệm. Mở sớm mà không sử dụng có thể dẫn đến kết quả dương tính giả.

- Thực hiện test quá sớm hoặc test quá muộn sau khi phơi nhiễm.

- Không chạm vào đầu tăm bông bằng ngón tay của bạn và không để nó tiếp xúc với các bề mặt khác.

An-truoc-khi-lay-mau-test-COVID-19-co-bi-anh-huong-den-ket-qua-khong-4

- Lấy mẫu đúng theo quy định, tránh lấy mẫu sai góc và độ sâu.

- Máu trên que lấy mẫu sẽ cho bạn một kết quả không chính xác. Bỏ xét nghiệm và làm lại xét nghiệm khác khi máu đã ngừng chảy, hoặc chỉ lấy mẫu ở bên không chảy máu. 

- Thêm quá nhiều hoặc quá ít giọt dung dịch đệm: Thêm đúng số giọt theo hướng dẫn sử dụng trên bộ kit sẽ đảm bảo chất lỏng di chuyển trên bề mặt thử nghiệm trong một thời gian cụ thể.

- Đọc kết quả quá sớm hoặc quá muộn: Đọc kết quả tại thời điểm được đề cập trong hướng dẫn. Đọc kết quả xét nghiệm quá sớm có khả năng cho bạn kết quả âm tính giả và quá muộn có thể cho bạn kết quả dương tính giả.

- Vứt bộ dụng cụ không đúng cách: Bịt kín bất kỳ thành phần nào của bộ dụng cụ tiếp xúc với mẫu nước mũi hoặc nước bọt của bạn (tăm bông, hộp đựng, chất thử, thiết bị thử nghiệm,...) trong túi nhựa và vứt vào thùng rác.

Xem thêm: Trẻ sau khi khỏi COVID-19 có cần tiêm vaccine không?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận