San sẻ yêu thương: Người cựu chiến binh gửi gắm lòng nhân ái vào đồng phục 0 đồng tặng học sinh nghèo

Không phải thợ may chuyên nghiệp, nhưng ông cụ 84 tuổi ở TP.HCM đã và đang miệt mài gửi tấm lòng nhân ái vào từng đường kim mũi chỉ.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đó là ông Nguyễn Ngọc Giao, một cựu chiến binh hiện cư ngụ ở P.6, Q.Tân Bình, TP.HCM. 

Có lẽ ông Giao cũng không ngờ rằng món nghề may gia công mà ông học lỏm sau năm 1975 cùng chiếc máy may mua cách đây gần nửa thế kỷ lại giúp ông làm được một việc ý nghĩa suốt 20 năm qua - may đồng phục miễn phí cho học sinh khó khăn.

Có năm may hơn 500 bộ

Ý tưởng may đồng phục học sinh đến với ông thật tình cờ. Năm 1998, ông Giao có dịp đi thăm người đồng chí cũ hiện đang sống gần bãi rác Đông Thạnh, Hóc Môn, TP.HCM - nơi bạn ông mở một lớp dạy học cho các em nghèo. Khi chứng kiến những em nhỏ ăn mặc rách rưới, ông Giao không thể cầm lòng và quyết định tìm cách giúp đỡ.

Lúc đầu, gia đình ông Giao cùng hàng xóm thu gom tất cả quần áo không dùng đến đem giặt rửa sạch sẽ rồi chuyển lên Hóc Môn tặng tụi nhỏ. Thấy các em tươi cười vui sướng trong bộ quần áo mới, ông rất mừng và nghĩ mình còn có thể làm nhiều hơn thế. 

Ông bắt đầu trích một phần tiền hưu và tiền con cái phụ giúp để may cho các em những bộ đồng phục đến trường như bạn bè đồng trang lứa.

Những năm đầu, ông Giao may chỉ khoảng 100 bộ mỗi năm. Về sau, ông may thêm cho các học sinh nghèo trong phường, các lớp học tình thương, cho quê hương Phan Rí của ông và cho một số tỉnh, thành ở xa. 

Đỉnh điểm trong 20 năm may vá "không công" của ông là giai đoạn 2010 - 2015, khi mỗi năm ông một mình may hơn 500 bộ.

Gần đây do sức khỏe yếu đi, ông quyết định bỏ tiền liên kết với một công ty may mặc đặt áo trắng, còn mình đảm nhiệm việc may quần cho các em. Ba năm nay, ông bắt đầu may thêm váy cho các bé gái nhằm bắt kịp đồng phục thay đổi của một số trường.

"Tôi làm với tinh thần thương yêu các em chứ không đòi hỏi thành tích gì. Tôi cũng không muốn tiếng tăm, không muốn người ta ca ngợi mình", ông Giao chia sẻ.

20-nam-miet-mai-may-dong-phuc-0-dong-cho-hoc-sinh-ngheo-7

Niềm vui thầm lặng

Năm nào cũng vậy, ăn tết xong là ông Giao bắt đầu may đồng phục cho đến hè và trao cho các em khi bước vào đầu năm học mới. Với những bộ quần áo cho học sinh trong thành phố, ông phải đi đo trực tiếp mới tiến hành cắt may. "Cho thì phải mặc vừa, mặc được, chứ nếu mặc không được thì cho làm gì!" - ông Giao nói.

Ngày nào cũng vậy, ông Giao bắt đầu ngồi vào máy may từ 8h-11h, sau đó nghỉ trưa rồi lại làm tiếp đến khoảng 15h30. Chuẩn bị cho năm học mới 2018-2019, hiện ông đã may được 100 cái quần trong tổng số 200 cái.

Dẫu bỏ công rất nhiều, ông Giao thường không tự tay trao những bộ đồng phục cho các em. Thay vào đó, khi làm xong ông nhờ cán bộ phường hoặc khu phố gửi cho người nhận. "Tôi làm với tinh thần thương yêu các em chứ không đòi hỏi thành tích gì. Tôi cũng không muốn tiếng tăm, không muốn người ta ca ngợi mình" - ông Giao bộc bạch.

Tuy vậy, ông luôn hỏi thăm những người chịu trách nhiệm xem các em mặc rộng chật như thế nào để điều chỉnh cho sát hợp. "Nhiều khi tôi cũng không muốn người ta biết đồng phục đó của tôi may vì áo quần đến tay các em là được rồi" - ông Giao nói thêm.

"Áo quần rất vừa vặn, ông Giao may cho nhiều lứa tuổi nhưng đứa nào mặc cũng vừa. Năm vừa rồi lớp có 80 em và đều được ông tặng đồng phục" - một cô giáo ở lớp học tình thương Nam Hòa, P.6 (Q.Tân Bình) chia sẻ. 

Cô cũng cho biết vì học sinh lớp học tình thương chủ yếu là các em cơ nhỡ hoặc con cái những người lao động thu nhập thấp như chạy xe ôm, gom ve chai nên được ông Giao quan tâm giúp đỡ nhiều hơn.

Ông Giao chia sẻ nhiều lúc ra đường gặp những em nhỏ cúi đầu chào nhưng ông không nhớ là ai. Thì ra những đứa trẻ đã gặp ông trong buổi đo áo quần vẫn không quên người cho chúng những bộ đồng phục đẹp. Làm việc tử tế, ông luôn nghĩ về những nụ cười và nét mặt rạng rỡ của các em trong các bộ quần áo mới. 

"Tôi mong muốn làm sao có thể lan tỏa nhiều người làm như tôi cho các em đỡ khổ. Mình tôi làm thì như muối bỏ biển thôi" - ông Giao nói.

Không dừng lại

"Ông Giao là người nhiệt huyết và làm rất nhiều việc có ích cho cộng đồng. Tiền lương hưu của mình ông cũng dành làm việc thiện. Với công việc may đồng phục, ông không cần những địa phương giúp đỡ mà muốn tự làm. Mọi người đều trân trọng và nể phục ông Giao" - ông Trần Minh Vũ, chủ tịch UBND P.6 (Q.Tân Bình), cho biết.

Ông Giao chia sẻ chưa bao giờ ông thấy nản. Ông tự nhủ với bản thân sẽ dừng may đồng phục trong hai trường hợp: một là sức khỏe quá yếu không còn làm việc được nữa, hai là không còn học sinh nghèo. 

"Mà hết học sinh nghèo thì chắc còn lâu. Mấy đứa con tôi cũng xót ba lớn tuổi nên có khuyên nghỉ ngơi nhưng tôi nói khi nào còn sức thì còn may" - ông Giao nói.

Ngoài ra, ông đã đề xuất với phường mong muốn dạy may miễn phí cho các chị em nghèo ở địa phương. Ông Giao cho biết nếu được cho phép, dạy may miễn phí trước tiên sẽ giải quyết được việc làm cho các lao động nghèo, đồng thời tạo thêm một nguồn lực có thể phụ giúp ông may đồng phục cho học sinh hằng năm.

Người thầy "lịch sử" đáng mến

Không chỉ là người thợ may thầm lặng, ông Giao còn là một "thầy giáo" lịch sử cho lớp học tình thương Nam Hòa. Hằng tháng, ông đến lớp một buổi và kể chuyện lịch sử từ lúc Hùng Vương lập nước Văn Lang cho đến thời đại Hồ Chí Minh cho các em nghe.

"Có một lần ông Giao bị tai nạn gãy tay nhưng vẫn đến dạy các em đúng lịch. Mỗi lần ông đến đều cho quà các em, có khi chỉ là mấy mẩu bánh nhưng chúng rất thích. Những dịp như khai giảng, lễ tết, ông Giao đều đến và hỗ trợ các em" - cô giáo ở lớp tình thương Nam Hòa chia sẻ.

Hiện nay, ông Giao còn là chủ tịch Hội khuyến học P.6, Q.Tân Bình. Nhiều năm qua, ông gặp không ít trường hợp các em học sinh khó khăn đứng trước nguy cơ bỏ học. Mỗi lần như vậy, ông đều đến vận động gia đình rồi hỗ trợ một phần học phí.

"Trên cương vị chủ tịch hội khuyến học là người phát động và xốc lên những phong trào gia đình học tập hay xã hội học tập ở địa phương. Phường luôn ghi nhận những cống hiến của ông" - ông Trần Minh Vũ, chủ tịch UBND P.6 (Q.Tân Bình), nói.

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: San sẻ yêu thương: Người cựu chiến binh bán đất để làm thiện nguyện

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

"Tôi vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng theo mệnh lệnh của chính trái tim tôi. Vì các Mẹ chính là một phần của Tổ quốc hôm nay và mãi mãi về sau".

Họa sĩ Đặng Ái Việt: 'Còn thở là còn vẽ để trả ơn cuộc đời này'
0 Bình luận

Khi công việc kinh doanh đạt được thành tựu nhất định, ông Long liền mở quán cơm 0 đồng để san sẻ yêu thương đến những người khó khăn...

San sẻ yêu thương: 'Khởi nghiệp' cà phê muối lời to, người đàn ông U60 mở thêm quán cơm 0 đồng
0 Bình luận

Sau khi tham gia công tác điều phối hỗ trợ người dân tiêm vaccine, Hoa hậu Tiểu Vy tiếp tục hành trình san sẻ yêu thương của mình với hành động trao tặng 3 tấn gạo cho người vô gia cư, người lao động nghèo.

Hoa hậu Tiểu Vy tiếp tục san sẻ yêu thương: Giữa đêm chở 3 tấn gạo đi tặng người vô gia cư, người lao động nghèo
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Anh hùng giữa đời thường: Nhờ phản xạ nhanh chàng trai Hải Phòng cứu sống bé trai ngay trước mũi tàu hỏa

Bé trai 7 tuổi thoát nạn ở đường ray tàu hỏa nhờ sự nhanh trí, dũng cảm của chàng trai Hải Phòng. Khoảnh khắc ghi lại sự việc khiến ai xem cũng phải thót tim.

Hải An
Hải An 9 giờ trước
Từ bản nghèo không biết chữ bố mẹ nuôi con tốt nghiệp thủ khoa đại học

Không phụ sự mong mỏi của bố mẹ, chàng trai Sừng Thanh Xuân (dân tộc Hà Nhì, sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công) xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
“Vua mìn” Trịnh Tố Tâm: “Hùm xám đèo Hải Vân” gieo rắc nỗi kinh hoàng cho địch với 53 lần được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Bill Gates rớt top 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh chỉ vì… làm từ thiện

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Mẹ Việt Nam Anh Hùng Ngô Thị Lang hơn nửa thế kỷ khóc tìm con: “Để con đi thì tôi dễ mất con, nhưng giữ con lại thì mất nước”

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Ấm lòng nam tài xế chở khách đi cấp cứu chẳng màng tiền bạc

Vợ bị dị ứng đến mức khó thở, ngất xỉu, anh Quang hoảng hốt gọi xe chở vợ đến viện cấp cứu. May mắn vợ chồng anh gặp được một nam tài xế tử tế, không chỉ nhanh chóng chở đến viện mà còn tận tình hỏi thăm, không màng tiền bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
109 bức thư và mối tình vượt qua khói lửa chiến tranh: 'Đêm nay anh sẽ không trở về và cả cuộc đời anh sớm hiến dâng cho Tổ quốc'

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
“Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” – Bức thư thiêng của người lính trẻ viết trong mưa bom ở Thành cổ Quảng Trị

Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
“Gia đình haha” khép lại hành trình đầy yêu thương tại Bản Liền với 500 cây thông phủ xanh đồi trọc

Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Ấm lòng tủ bánh mì 0 đồng ở Chợ Lớn

Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 06/07
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 03/07
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 01/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất