Tích trượng trong Đạo Phật là gì? 

Tích trượng là một trong những pháp khí quan trọng của Phật giáo, thường được chư Phật và đệ tử mang theo khi đi khất thực, thuyết pháp.

Chi Nguyễn
11:00 24/04/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tích trượng trong Đạo Phật là gì?

Tích trượng trong Đạo Phật là một trong những pháp khí linh thiêng. Tích trượng viết trong tiếng Hán là 錫杖 - chiếc gậy thiếc, tiếng Phạn là Khakhara (Khiết khí la). Tích trượng còn được gọi là “Thanh trượng”, “Minh trượng”. “Trí trượng”, “Đức trượng”, “Kim tích trượng”.

Được biết, tu sĩ thời xưa khi ra đường luôn phải mang theo 18 pháp khí, bao gồm: 1. Dương chi; 2. Đậu tắm; 3. Ba bộ quần áo; 4. Chai; 5. Bát; 6. Ghế; 7. Que thiếc - tức Tích trượng; 8. Lư hương; 9. Túi nước; 10. Khăn lau tay; 11. Dao lệnh; 12. Lửa; 13. Nhíp; 14. Giường dây; 15. Kinh, 16. Luật; 17. Tượng Phật, 18. Tượng Bồ tát.

Thời xưa, chư Phật và các Thánh chúng thường cầm tích trượng theo khi đi khất htwjc. Tích trượng có công dụng là dẹp trừ chướng ngại vô minh, giác ngộ người đời thoát khỏi trầm luân đau khổ.

Vì sao lại gọi là Tích trượng?

Tích trượng, hay trích tượng còn được gọi là Thanh trượng, Trí trượng, Kim tích trượng. Khi Phật còn tại thế, Ngài đã giải nghĩa cái tên Tích trượng. Điều này được dẫn trong Kinh “Phật thuyết đạo thệ đăng tính trượng”, quyển “Thiền Lâm Tượng Khí Tiên” như sau:

tich-truong-trong-dao-phat-la-gi

Phật nói với chúng Tỳ Kheo : ”Các thầy phải có tích trượng, vì sao vậy ? Bởi vì chư Phật ở quá khứ, hiện tại, vị lai đều có”.

Trong số các đệ tử lớn của Phật, có một người tên Ca Diếp, Ca Diếp hỏi Phật về ý nghĩa tên gọi Tích trượng, đức Phật trả lời về các ý nghĩa như sau :

- Tích có nghĩa là Khinh (nhẹ),  có nghĩa là nhờ chiếc gậy đức hạnh và trí tuệ nầy mà phiền não được nhẹ đi và sớm ra khỏi cảnh sanh tử luân hồi, được ra khỏi tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới)

- Tích cũng có nghĩa là Minh (sáng), nghĩa là được trí huệ sáng suốt, là hết khổ não.

- Tích trượng cũng còn có tên là Đức trượng, nghĩa là chiếc gậy trí huệ và đức độ nầy mà người xuất gia học đạo giải thoát được vững tiến và hướng đến quả vị giải thoát.

Cấu tạo của tích trượng

Tích trượng thường có 3 phần, phần đầu gồm vòng và khoen bằng kim loại, tiếp đến là thân gỗ, phía chuôi bọc kim loại. Tích trượng có nhiều loại, mỗi loại lại có số vòng và khoen khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là tích trượng có 3 vòng khoen. Cụ thể:

- Tích trượng có 2 vòng: Biểu thị cho nhị đế gồm chơn đế và tục đế.

- Tích trượng có 3 vòng: Biểu thị cho tam đồ khổ não, 3 nạn khổ trên đời là lão – bệnh – tử; Giới Định Huệ là ba môn vô lậu học; trừ ba độc Tham Sân Si.

- Tích trượng có 4 vòng: Trừ bỏ 4 dạng thai sanh - noãn sanh - thấp sanh - hóa sanh; lại có ý đại diện cho tứ đế: khổ - tập – diệt – đạo; tứ vô lượng tâm: từ - bi – hỉ - xả.

- Tích trượng có 5 vòng: Tu tập năm căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ).

- Tích trượng có 12 vòng: 12 vòng khoen biểu thị 12 nhân duyên Đức Phật giác ngộ được (Thập nhị nhân duyên) để chứng thành đạo quả. Vì muốn chúng sinh đều được giáo ngộ, ngài đem 12 nhân duyên giáo hóa chúng sinh. 

Công dụng của tích trượng

tich-truong-trong-dao-phat-la-gi

Tích trượng có hình dáng của bông hoa sen nở thơm tho thanh khiết, kết tụ của sự giác ngộ giải thoát, hoa sen đều từ gốc bùn tanh. Mục đích của người tu là phải có chánh pháp, hiểu tận tường thấu đáo, thực hành đúng theo lời Phật dạy.

Trong các lễ tang lớn nhỏ, nếu tang chủ có thỉnh chư Tăng quang lâm chứng minh, chư Tăng sám chủ thuyết minh sinh, sẽ nói lại lịch sử lai lịch của người đã mất. Lại thêm sám tống táng đưa linh, dùng tích trượng để "dẫn vong" trước khi động quan.

Ðây là thuộc pháp sự đạo tràng, rất có ý nghĩa trong Nghi lễ Phật giáo; đồng thời cũng giúp cho tang chủ có niềm tin Phật pháp mà vào đạo, quy y Tam bảo. Hình ảnh vị sám chủ cầm tích trượng “Dẫn vong” tiếp dẫn vong hồn siêu sinh an lạc quốc trở thành truyền thống và làm cho Phật giáo rất gần gũi với xã hội.

Ban đầu, tích trượng được tạo ra để tự vệ, xua đuổi côn trùng hoặc thú dữ khi tũi đi khất thức. Pháp khí này cũng được dùng để làm vật chống đỡ cho các vị Tăng tuổi cao bệnh tật,  là vật tạo ra âm thanh hỗ trợ cho việc khất thực hóa duyên của tu sĩ.

Ngày nay, tích trượng được sử dụng phần nhiều trong các nghi thức Phật giáo, hoặc để bày biện trang nghiêm trong các tu viện.

Tích trượng - vật cầm tay của Địa Tạng Vương Bồ Tát

tich-truong-trong-dao-phat-la-gi

Trong Kinh sách Phật giáo có ghi, Địa Tạng Vương Bồ Tát đã dùng tích trượng để đi vào địa ngục. Khi ngài tiến vào, ngài sẽ dùng tích trượng gõ xuống đất, khiến các cửa địa ngục được mở ra.

Kinh dạy rằng: "Chấn khai địa ngục chi môn”, hướng dẫn cho thập loại chúng sanh đang bị đọa trong các cõi ấy được hiểu rõ chánh pháp, được giải thoát lên các cảnh giới sung sướng hơn hay trực chỉ đến cảnh giác ngộ thành Phật.

Địa Tạng Vương Bồ Tát tay phải cầm tích trượng nhằm biểu dương sức mạnh của chánh pháp. Tích trượng chính là tâm đại từ đại bi của Bồ Tát, dùng chánh pháp chuyển hóa tâm địa con người đầy tham lam, hận thù, đố kỵ, si mê mù quáng có thể thức tỉnh kịp thời. Tay trái ngài lại năm hạt minh châu, biểu hiện của trí tuệ. Muốn há vô minh phải có trí tuệ, trí tuệ chiếu sáng ắt vô mình không còn. Đầu mối của Thập nhị nhân duyên là vô minh nên 12 vòng khoan là tượng trưng cho vô minh.

Tổng hợp theo Phật giáo.org, Thư viện Hoa Sen

Xem thêm: Bảng khánh là gì: Pháp khí thường thấy của Phật giáo hiếm ai hiểu rõ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận