Mõ là gì: Không đơn giản chỉ là nhạc khí quen thuộc với người Việt

Mõ là vật dụng khá quen thuộc với người Việt, cũng đã xuất hiện từ lâu, có nhiều chức năng khác biệt. Vậy mõ là gì?

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 20/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mõ là gì?

Mõ là một loại nhạc khí tự thân vang, xuất hiện từ lây ở nhiều nước châu Á. Dù vậy, không rõ mõ có nguồn gốc từ nước nào, và tùy vào môi trường khác nhau lại có chức năng khác nhau.

Tùy vào các phân loại mà mõ có các tên gọi khác nhau, cụ thể:

- Phân loại theo chất liệu: mõ gỗ, mõ tre, mõ sừng trâu.

mo-la-gi

- Phân loại dựa trên chức năng và nơi sử dụng: mõ chùa, mõ đình, mõ làng,...

Mõ cũng được gọi là mộc ngư, là 1 trong 4 pháp khí quan trọng chốn Thiền môn, gắn với đạo Phật cùng với phạm chung (chuông), pháp cổ (trống), vân bản (khánh).

Phân biệt các loại mõ

Mõ chùa

mo-la-gi

Mõ chùa làm tư gỗ chắc, cứng, có hình dạng cầu dẹt, nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau. Tất cả các mõ chùa đều rỗng, khoét hình lòng máng. Mõ chùa chạm khắc theo hình con cá hoặc cá hóa rồng, gọi là mộc ngư (木魚).

Mõ chùa có âm thành  gòn, âm vang sâu lắng. Với những chiếc mõ cỡ vừa đến đại (từ 2 tay trở lên) người ta thường bọc vải quanh dùi gõ mõ cho tiếng trầm hùng, ấm cúng hơn. Trong chùa mõ được sử dụng khi tụng kinh với vai trò điểm nhịp đều theo lời tụng.

Mõ làng

mo-la-gi

Mõ làng có 2 kiểu dáng thông dụng:

- Mõ đình: To như cột nhà, làm bằng gỗ hoặc thân tre dài tầm 1m. Mõ có hình dạng cá trắm, hình trụ, treo dọc hoặc để nằm trên giá đình làng.

- Mõ nhỏ ầm tay hoặc đeo vào cổ, được làm bằng thân tre hoặc gốc tre già gọt theo hình trǎng khuyết.

Mõ trâu

mo-la-gi

Mõ trâu làm bằng gỗ hoặc gốc tre già, khoét rỗng đáy thông với mặt trên. Mõ trâu có hình hộp đứng, hai mặt đều là hình chữ nhật, ở giữa buộc 2 đoạn gỗ dài hơn chiều cao của mõ khoảng 1 cm.

Mõ trâu là vật dụng quen thuộc của bà con dân tộc miền núi, dùng khi đi chăn thả trâu.

Ngoài ra còn có mõ sừng trâu làm bằng sừng trâu dày, cắt bỏ phần đầu nhọn, lấy phần gốc dài chừng 10 – 15 cm. 

Vì sao lại gọi mõ chùa là mộc ngư?

Nguyên nhân của cái tên "mộc ngư" gắn liền với một câu chuyện cổ trong Phật giáo. Theo đó, ngày xưa có một vị Hòa thượng Trụ trì ở ngôi chùa nọ gần bờ sông, mỗi lần có việc đi xa đều thường quá giang qua chiếc đò ngang nọ.

Vào ngày 13/7 một năm nọ, vị sư thầy quá giang con đò để chủ lễ đàn kỳ siêu. Bất ngờ, lúc ra đến giữa đò, sóng xô âm ầm nổi lên, khiến con thuyền tròng trành trực đắm. Ai nấy đều tỏ ra hoảng hốt, chỉ riêng vị Hòa thượng nọ vẫn ngồi niệm Phật. Sau đó, một con cá kình rất lớn nổi lên, hai mắt đỏ ngầu nhìn vào vị sư thầy mà nói:

mo-la-gi

- Hỡi hành khách ở trên đò! Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác Tăng xuống đây cho ta, để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận. Các người có biết không?

Ngày trước, ta theo lão tu đạo, lão không chịu giảng dạy chi cả, cứ buông lỏng cho ta muốn làm gì thì làm, không hề kiềm chế. Vì vậy, ta mới sinh ra lười biếng, chỉ lo rong chơi ăn ngủ theo thế tục, không thiết gì tới công phu bái sám, ăn chay niệm Phật và săn sóc công việc Chùa. Không những thế, mỗi khi có đám tiệc lại để cho ta mang hậu đắp y để khoe khoang với đại chúng và bổn đạo.

Vì những tệ đoan như thế, nên sau khi ta chết, phải đọa vào loài súc sinh, làm thân cá kình, đi tới đâu thì ồ ạt tới đó, làm cho những tôm cá chạy đi hết, không có cái gì để ăn, phải chịu đói khát, rất cực khổ, khổ còn hơn loài quỷ đói nữa. Vì thế mà ta chỉ oán lão thôi, còn các người đối với ta vô can, ta không muốn làm hại ai cả.

Nghe cá kình nói xong, vị Hòa thượng mới dừng niệm kinh, mỉm cười đáp:

- Này nghiệt súc! Nhà ngươi nói thế mới thật là thậm ngu. Há ngươi không hiểu câu phương ngôn: Ðạp gai, lấy gai mà lễ, hay sao?

Nếu ngươi đã biết vì tạo những tội lỗi như thế mà phải đọa làm thân cá thì nhà ngươi cần phải ăn năn sám hối tội lỗi và tạo Duyên lành, ngõ hầu mới được tội diệt phước sinh, rồi mới mong thoát khỏi được quả báo. Ta là Thầy ngươi, mỗi khi dạy ngươi đúng theo Giới Luật, thì ngươi bảo là quá nghiêm khắc, hay la mắng quở trách, còn thả lỏng cho ngươi không nghiêm trị, thì ngươi quen tính phóng túng, thành thử mới phải đọa làm loài cá. Một khi bị đày, ngươi cần phải Sám Hối và báo cho ta biết để Tụng Kinh Siêu Độ và xả tội cho, còn nếu như muốn ăn thịt ta thì lấy ai để cứu ngươi nữa. Ðã có tội, không biết ăn năn mà còn kiếm cách đỗ lỗi cho người.

Phạm Phật thì có Tăng Cứu, còn như Phạm Tăng thì Phật không Độ. Ngươi có hiểu câu đó chăng?

Sư thầy dứt lời, con cá kình bất ngờ chìm xuống nước biến mất. Kế đó, 7 ngày đêm sau, vị Hòa thượng đều đặn tụng kinh Cầu Siêu Độ. Hết 7 ngày này, cá kình hôm nọ mới trồi lên mặt nước, lết tới sân chùa, đặng hướng vào bên trong chùa mà nói:

- Bạch Thầy, mấy hôm nay, nhờ công đức của Thầy và Chư Tăng Ni Chú Nguyện và Tụng Kinh Siêu Độ cho, nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và lên cõi trời Dục Giới. 

mo-la-gi

Trước khi lên cõi Trời để hưởng sự khoái lạc của Chư Thiên, con xin đến đây thành Tâm Lễ Tạ Ơn Thầy cùng Chư Tăng Ni và con nguyện lưu cái xác thân cá Kình tại Chùa để mỗi ngày, Chư Tăng Ni cầm cây gõ lên đầu con, ngõ hầu làm gương cho những vị nào Tu Hành còn biếng nhác, ưa khoe khoang, tự cao, tự đại, không chịu khép mình vào vòng Giới Luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận Tu Tâm, Hành Đạo, để khỏi xao lãng công phu Bái Sám, Niệm Phật Tu Thiền, thúc liễm Thân Tâm, nghiêm trì Giới Luật.

Cũng vì sự tích ấy mà cái mõ được chạm khắc theo hình kình ngư, giờ gọi là mộc ngư. Chiếc mõ như một vật để nhắc nhở thức tỉnh người tu hành và cảnh tỉnh đại chúng. Người gõ mõ được gọi là duyệt chúng, nghĩa là "làm vui lòng dân chúng".

Mõ làng trong đời sống làng xã xưa

Mõ làng không chỉ là một vật dụng mà còn là tên của "nghề nghiệp" cxa xưa. Không có tư liệu rõ ràng nói về mõ làng, nhưng có nhiều bằng chứng nhắc đến công việc này.

Trong Tạp chí xưa và nay số 2(12) tháng 2/1995, hai nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Văn Sự và Nguyễn Xuân Diên cho rằng: “Có hai tư liệu quan trọng giúp xác định sự ra đời của nhân vật này là Hồng Đức quốc âm thi tập và vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Ở phần phụ lục Hồng Đức quốc âm thi tập có bài Thằng Mõ… trong Quan Âm Thị Kính, mẹ Đốp là vợ thằng mõ. Mà vở chèo này đã được khẳng định là ra đời vào thế kỉ XV”. Điều đó cho phép khẳng định: nghề rao mõ đã có rất lâu trước khi được đưa vào văn học, là nơi để quần chúng nhân dân gửi gắm, bộc lộ, phản ánh những khao khát của mình. Và nghề rao mõ thường gắn với đình làng.

mo-la-gi

Người rao mõ hay mõ làng chủ yếu xuất hiện ở các làng Việt ở đồng bằng Bắc bộ và Trung du phía bắc. Họ là dân ngụ cư - bộ phận dân bị coi khinh trong cộng đồng làng xã. Dân ngụ cư thời xưa có thân phận thấp kém so với "chính cư", dựng nhà phải ở rìa làng, không được vào đình, không được tham dự việc làng.

Thậm chí, con cái của Mõ sinh ra không được đi học, có dựng vợ gả chồng cũng chỉ được lấy con nhà Mõ. Cũng vì thế, “nghề mõ” trở thành cha truyền con nối. Khi làng có đình đám, cả gia đình Mõ được huy động ra làm “việc làng”, khi chia phần, dân làng cũng chia cho Mõ một cỗ riêng, ăn không hết thì mang về…

Người rao mõ hay bị gọi khinh miệt là "thằng mõ", là người đưa tin truyền miệng. Họ thường cầm cái mõ bằng gộc tre khô và cái dùi tre trong tay, gõ một hồi cho mọi người nghe rồi cất tiếng rao cho mọi người biết tin tức hoặc mệnh lệnh của vua, hay những điều muốn thông báo.

Tổng hợp theo Dân Trí

Xem thêm: Đại Hồng Chung - Chuông u minh là gì?

Đọc thêm

Đức Phật dạy rằng, có một kiểu lời không nên nói và một kiểu lời nên nói, làm ra được con người sẽ tích thêm phúc đức cho bản thân.

Những lời không nên nói - Câu chuyện Phật giáo khiến chúng ta tỉnh ngộ
0 Bình luận

Trí tuệ vô tranh chấm dứt phiền muộn của con người, đó là bản lĩnh tu hành mà chỉ Đức Phật và A-la-hán mới có. 

Vô tranh - đức tính tốt đẹp chấm dứt muộn phiền của con người
0 Bình luận

Mỗi lời Đức Phật dạy là một bài học quý trong cuộc sống. Lĩnh hội được dù chỉ một phần cũng giúp cuộc sống của ta tốt hơn nhiều. 

Đời người như chuỗi phim dài, đâu cần phải diễn đâu cần nhập vai
0 Bình luận

Tin liên quan

Đi chùa vào Mùng 1 âm là nét đẹp tâm linh có từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, nên đi chùa vào khung giờ nào trong ngày Mùng 1 âm thì không phải ai cũng biết. 

Tối Mùng 1 âm đi chùa có được không?
0 Bình luận

“Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”...

Về 'bữa cơm ngày đói' trong 'Vợ nhặt' của Kim Lân
0 Bình luận

Shannon Satonori Lytle xuất thân nghèo khó, sống vô gia cư, phải đi cọ toilet để kiếm sống, đã nỗ lực hết mình để thi đỗ ĐH Harvard danh giá.

Shannon Satonori Lytle: Từ chàng trai vô gia cư phải cọ toilet thuê kiếm sống đến sinh viên ĐH Harvard danh giá
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất