Tết Hàn thực: Ngày lễ truyền thống tưởng nhớ người thân đã khuất

Tết Hàn Thực là ngày lễ truyền thống diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhưng không phải ai cũng biết ý của ngày lễ này. 

Chi Nguyễn
08:39 01/04/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tết Hàn thực là ngày gì?

Tết Hàn thực là một trong những ngày lễ truyền thống thường diễn ra vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Theo nghĩa chữ Hán, từ "hàn" có nghĩa là lạnh, còn "thực" là ăn, có nghĩa ngày này là Tết ăn đồ lạnh.

tet-han-thuc-la-ngay-gi
Với người Việt, Tết Hàn thực là dịp để họ hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên

Tết Hàn thực bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam cũng có ngày tết này và mang sắc thái riêng. Chẳng hạn, do Tết Hàn thực của người Hoa gắn liền với điển tích về vị hiền sĩ tên Giới Tử Thôi, người đã cùng mẹ chịu chết cháy trong rừng thay vì quay về phò tá vua Tấn Văn Công nước Tấn. Sau này, vua hối hận nên lập miếu thờ, cứ đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, làm cỗ cúng cũng phải làm trước.

Với người Việt, Tết Hàn thực là dịp để họ hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên. Vào ngày này, không như người Hoa, người Việt không kiêng lửa mà vẫn nấu nướng bình thường. 

Cứ đến mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Người Việt xưa đã sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay - là những thức ăn nguội dùng vào ngày Tết Hàn thực. 

Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?

Có không ít người thắc mắc rằng liệu Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh hay không? Trên thực tế, đây là hai ngày lễ hoàn toàn tách biệt.

Tết Thanh minh có ở các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,... thường dựa vào ngày dương lịch để tính, không có ngày cố định. Ngày lễ này diễn ra trong nhiều ngày, thường bắt đầu vào khoảng ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 (Dương lịch), kéo dài đến ngày 21 tháng 4.

Trong khi đó, Tết Hàn thực diễn ra theo âm lịch, cố định vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người Việt có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên. 

Vì sao lại ăn bánh trôi - bánh chay trong ngày Tết Hàn thực?

Thông thường, vào thời điểm tháng 3 Âm lịch là thời tiết bắt đàu ấm lên, chuẩn bị để bước sang mùa Hè. Bánh trôi, bánh chay là món ăn nguội, mang tính hàn, có vị ngọt thanh, rất hợp ăn vào ngày nóng nực.

tet-han-thuc-la-ngay-gi
Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên

Các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Chưa kể, bánh trôi bánh chay cũng làm người ta nhớ đến truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, tượng trưng cho "bọc trăm trứng". Bánh trôi là 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại chuyện xưa, tưởng nhớ những người đã khuất. Những truyền thống ấy đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại chuẩn bị, nấu hoặc mua bánh trôi, bánh chay về ăn. 

Xem thêm: Cách làm bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực 3/3 chuẩn nhất

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận