Phân biệt sự khác nhau giữa Đạo Cao Đài và Đạo Phật

Đạo Cao Đài là một tôn giáo không quá xa lạ với người dân Việt Nam, tuy nhiên nhiều người hay nhầm lẫn đạo này có liên quan tới Đạo Phật.

Chi Nguyễn
16:00 04/05/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đạo Cao Đài là gì?

Đạo Cao Đài, còn gọi Cao Đài Giáo là một tôn giáo thờ Thượng đế. Tôn giáo này được thành lập ở miền Nam Việt Nam vào năm 1926. 

Cao Đài nghĩa đen là "một nơi cao", ám chỉ ở nơi cao nhất có Thượng đế ngự trị. Trong Đạo Cao Đài, Thượng đế có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Một số tín đồ Cao Đài thường tự gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.

su-khac-nhau-giua-dao-cao-dai-va-dao-phat

Tín đồ đạo này tin rằng, Thượng đế là Đấng sáng lập ra mọi tôn giáo và cả vũ trụ. Mọi giáo  lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức do "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Tín đồ tin rằng, đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Nền đạo lớn cứu khổ lần thứ Ba.

Mục đích của đạo Cao Đài nhằm hoàn thiện hóa con người và xây dựng xã hội bình đẳng, thế giới đại đồng. Về mặt tâm linh, đạo Cao Đài có mục đích giải thoát luân hồi sanh tử. Nói gọn, mục đích của đạo Cao Đài là "Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát". 

Giáo lý Cao Đài xây dựng dựa trên hai nguyên lý căn bản là:

  • Thiên địa vạn vật đồng nhất thể: Trời đất vạn vật có cùng một bản thể
  • Nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản: Một gốc phân tán ra vạn hình thức (sai biệt), vạn hình thức (sai biệt) quay về một gốc.
su-khac-nhau-giua-dao-cao-dai-va-dao-phat

Theo thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ, dẫn thống kê năm 2010 của các tổ chức Cao Đài thì có khoảng hơn 2,4 triệu tín đồ, còn theo Thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam cũng trong năm 2009 thì số người tự xem mình là tín đồ Cao Đài tại Việt Nam là 807.915 người.

Sự khác nhau giữa Đạo Cao Đài và Đạo Phật

Cần lưu ý, Đạo Cao Đài và Đạo Phật thực chất không liên quan tới nhau. Lại nói, Giáo lý Cao Đài cũng không phải là phần nào đại diện cho giáo lý Phật giáo. 

Vốn dĩ, Phật giáo không tin tưởng vào Thượng đế. Giáo lý Đạo Phật là từ kim khẩu của đức Thế Tôn nói ra. Trong khi đó, giáo lý của Đạo Cao Đài là do ứng cơ mà thành lập, có thể có nét tương đồng, chứ không phải bao hàm Phật giáo.

su-khac-nhau-giua-dao-cao-dai-va-dao-phat

Phật giáo lấy Duyên Khởi, Nhân Quả, Luân Hồi, Nghiệp Báo làm nền tảng căn bản. Đức Phật đã bác bỏ tin tưởng vào một đấng thần linh tối cao, có năng lực sáng tạo ra vạn vật và vũ trụ, và Ngài khẳng định: “ Nếu quả thật có một đấng Thượng Đế, có thể sáng tạo ra vạn vật và vũ trụ, thì chính người này là người tội lỗi vô cùng. Vì con người chỉ vâng mệnh hành theo ý của ông ta mà thôi”.

Đạo Phật bác sự hiện hữu của một Thượng Đế có bản năng sáng tạo ra vũ trụ và vạn vật, nhưng Phật giáo không phủ nhận sự tồn tại của chư thần. Vì Trời, cũng chỉ là một trong sáu cõi luân hồi trong lục đạo; trời, người, a tu la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh. Người Phật tử chân chánh, chỉ nương tựa và gửi hết thân mạng của mình vào ba ngôi Tam Bảo là Phật – Pháp – Tăng. Ngoài ra người Phật tử tuyệt đối không tin tưởng và nương tựa vào một đấng thần linh nào khác.

Cái gọi là Thượng Đế tối cao vô thượng của ngoại đạo, chính là vị vua trời Đế Thích (Đế Thích Hoàn Nhân) trong Phật giáo. Đế Thích chủ chính là vị chúa trời của tầng trời Đao Lợi, vị chúa trời này cai quản hết 33 tầng trời của cõi trời Đao Lợi trong Dục giới và ông ta cai quản luôn cõi nhân gian, bao gồm luôn cả cõi của chúng ta đang sinh sống. 

su-khac-nhau-giua-dao-cao-dai-va-dao-phat

Vị này là một vị chúa trời có đầy quyền lực, nhưng trong Phật giáo thì ông cũng chỉ là một vị hộ Pháp mà thôi. Vẫn còn nằm trong vòng sinh tử, cái tội lỗi lớn hơn khi cho đức Phật là một vị thần của Thượng Đế, ngồi dưới biểu tượng của Thượng Đế là Thiên Nhãn của đạo Cao Đài.

Vốn dĩ, trong giáo lý Cao Đào, có không ít điểm tương đồng với giáo lý Phật giáo hay kinh điển Phật giáo. Thực tế, nếu làm theo để tu tập vẫn là điều tốt, không có gì trở ngại. Chỉ là, nếu muốn chứng được sự giác ngộ giải thoát như trong Đạo Phật thì còn rất khó. 

Trên đây chỉ là sự phân biệt giữa giáo lý Phật giáo và Cao Đài, không có ý muốn đụng chạm đến ai hay tôn giáo nào đó.

Tổng hợp theo Tàng thư Phật học

Xem thêm: Tổng hợp các loại pháp khí Phật giáo và những điều chưa biết

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận