Nhóm sinh viên tổ chức nhạc kịch gây quỹ cho bệnh nhị ung thư, thu về gần 70 triệu đồng
Vừa qua, nhóm sinh viên trường ĐH KHXHNV TP.HCM đã thành công tổ chức buổi nhạc kịch gây quỹ cho bệnh nhi ung thư.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM đã có dịp ghé thăm nhà trọ Thiện Tâm (Thủ Đức, TP.HCM) và không khỏi xót xa cho những em nhỏ ở đây. Các bệnh nhi ung thư có số phận không được may mắn, chia sẻ rằng: "Tuổi thơ của em là những ngày chống chọi với bệnh tật, mong ước giản đơn chỉ được ăn ngon, ngủ yên giấc".
"Có dịp đến thăm các bệnh nhi đang lưu trú tại nhà trọ Thiện Tâm, mình càng hiểu hơn về cuộc sống và câu chuyện của các em. Mỗi ngày, khi các bạn đồng trang lứa đang vô tư đến trường, lại có những đứa trẻ phải vượt qua nỗi đau của từng đợt điều trị. Tuổi thơ chìm trong những ngày đau đớn vì căn bệnh quái ác và chưa bao giờ điều giản đơn như được ăn cơm, ngủ ngon lại xa vời với các em như vậy. Thế nhưng, các em chưa bao giờ vơi đi niềm tin và khát vọng sống", Trần Thị Minh Thư, trưởng ban tổ chức chương trình ca nhạc chia sẻ.

Đây cũng là lý do lớn nhất để nhóm bạn trẻ cùng nhau tạo nên chương trình nhạc kịch gây quỹ Memento và tất cả đều mong muốn xoa dịu một phần nào nỗi đau trong các em. Chương trình đã trao tặng gần 70 triệu đồng đến nhà trọ này.
Khi nhận được số tiền từ nhóm sinh viên, cô Nguyễn Thị Hương, Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Q.Bình Thạnh, đồng thời là chủ nhà trọ Thiện Tâm, xúc động nói: "Lúc nhận được số tiền hỗ trợ từ các cháu sinh viên, thật sự tôi mừng đến bật khóc. Tôi cảm ơn các cháu sinh viên đã cố gắng xây dựng một chương trình đầy ý nghĩa để nối rộng vòng tay, kết nối những mạnh thường quân đến với nhà trọ Thiện Tâm. Vì thật sự nếu không có sự giúp đỡ từ mạnh thường quân, thì chắc có lẽ ba mẹ của các con đã phải buông xuôi việc chữa trị này.

Hiện nay, tôi nghe thông báo một số loại thuốc không nằm trong danh mục bảo hiểm và có những liệu trình các con phải mua từ bên ngoài. Chính vì vậy, với số tiền này, sẽ giúp đỡ rất nhiều cho ba mẹ có thêm một ít kinh phí để tiếp tục lo lắng điều trị cho các con".
Chị Nguyễn Thị Lan, phụ huynh của một bệnh nhi đang lưu trú tại nhà trọ, chia sẻ: "Tôi rất vui khi những bé đang điều trị ở đây được các anh, chị đến thăm và trao quà cho các con. Dù có đau đớn, mệt mỏi nhưng khi gặp anh chị, các con nhận được năng lượng tích cực, đây cũng là động lực để các con có thể tiếp tục trong hành trình chữa trị sắp tới của mình".


Ngoài tổ chức buổi nhạc kịch, nhóm sinh viên còn triển lãm tranh tô màu của các bệnh nhi tại nhà trọ Thiện Tâm, với mong muốn lan tỏa giá trị và sự cố gắng của các em đến toàn thể mọi người.
"Những bức tranh tại triển lãm rất ý nghĩa đối với cô chú ở đây, nó như niềm tin, động lực cho mọi người, có những bức tranh của các em đã không còn tô tiếp được nữa. Dù là hành trình khép lại, nhưng những nét vẽ đó vẫn chứng minh được sự cố gắng và nỗ lực của các con trong hành trình chống chọi lại với bệnh tật", cô Hương chia sẻ thêm.
Theo Thanh Niên
Xem thêm: Cô giáo Quý và hành trình 8 năm dạy bơi 0 đồng cho trẻ em miền Tây
Đọc thêm
Suốt 12 năm qua, không quản ngại nắng nóng hay là mưa gió, cậu học trò xứ Nghệ Vi Tuấn Khanh vẫn miệt mài cõng bạn tới trường.
Gần 2 năm nay, một người đàn ông Thanh Hóa đã vượt nắng mưa tự nguyện điều tiết giao thông trên QL47 giúp hàng nghìn công nhân qua đường an toàn về nhà.
Gánh nặng từ chi phí ăn uống đã được gỡ khỏi đôi vai gầy của gia đình các bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Bởi gần 2 tháng nay hàng trăm suất sơm trưa nóng hổi đã được trao tới tận tay họ.
Tin liên quan
Nhiều đối tượng tới nhà sẽ khiến cho gia chủ thấy khó chịu nhưng sự xuất hiện của họ đôi khi lại là dấu hiệu của may mắn.
Những cách chuyển ý này các bạn có thể áp dụng ngay lập tức cho bài nghị luận văn học nhé!
Sắp hết giờ thi mà chưa viết xong kết bài NLXH thì phải làm sao? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây.
Bài mới

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.