Người phụ nữ gần 30 năm kiên cường chống chọi với biến cố cuộc đời, viết sách kiếm tiền chạy thận
Không may bị liệt, lại suy thận sau đó, người phụ nữ này vẫn giữ tinh thần lạc quan, viết sách kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Cô Cao Châu Việt Đồng Tâm (47 tuổi, trú quận 12, TP.HCM) khiến người ta phải bất ngờ trước nghị lực phi thường. Không may bị liệt hai chân, lại thêm suy thận, nhưng người phụ nữ ấy không hề bi quan, trái lại luôn lạc quan tiến về phía trước.
Một buổi tối cách đây 29 năm, cô bỗng thấy nhức hai bên mông, đau âm ỉ đến cả nửa tiếng. Vội vã đến bệnh viện khám, thì bác sĩ kết luận cô bị viêm tủy cột sống, liệt từ rốn trở xuống. Ở lứa tuổi đẹp nhất đời người, biến cố bất ngờ ập đến khiến cô choáng váng.

Thời điểm đó, cô đang học Anh văn và lấy bằng chuyên sâu vi tính văn phòng. Ước mơ của cô Tâm là trở thành thanh niên xung phong (TNXP), nhưng vì chưa đủ tuổi mà không thể đăng ký. Nào ngờ, khi cơ hội đến thì bản thân lại bị liệt.
Người phụ nữ nhớ lại: "Hồi đó tôi thích mặc đồ bộ đội, muốn đi TNXP rèn luyện tính cách của một người lính. Lúc biết bệnh tình, tôi chỉ hụt hẫng một chút rồi lấy lại tinh thần, tự nhắc bản thân phải tập đi lại. Sáng tối đều tập, có thời điểm biết đi một chân rồi nhưng sau phải chạy thận nữa nên không thể tập tiếp".

Cuộc đời thật quá bất công, mấy năm sau, bác sĩ lại chẩn đoán cô bị suy thận giai đoạn cuối. Vậy mà, người phụ nữ ấy không oán trách số phận, thậm chí bình thản đi chạy thận. "Tôi chưa bao giờ bi quan vì trong hoàn cảnh đó buồn cũng không làm được gì, chạy thận vẫn phải chạy. Mới đầu chạy thận cực lắm. May mắn, giai đoạn nguy hiểm đó cũng qua, tôi vẫn có thể ở bên mẹ, bên gia đình đến nay", cô bộc bạch.
Bản thân ốm yếu, nhưng cô lại quyết tâm sống tự lực. Cô kể: "Thời gian đầu, vì muốn có tài chính riêng nên tôi tự thêu tranh, bán hàng nhưng sau chạy thận tay không làm được nữa nên muốn viết sách. Nhà văn Nguyễn Đông Thức là người chỉ dạy cho tôi. Cuốn sách là những mẩu truyện ngắn chứ không phải về cuộc đời bi thảm. Tôi muốn có cuốn sách hay, bổ ích cho các em học sinh".
Cuốn sách đầu tay "Cô bé ước mơ" đã ra đời cách đây 10 năm như vậy. Tiếp đó, cô tiếp tục viết sách, vừa để giải tỏa cảm xúc, vừa để trang trải cuộc sống. Tin vào điều kỳ diệu là tập truyện ngắn được bà cho ra đời từ những ghi chép, chắt chiu cuộc sống thường ngày.

Người phụ nữ tỏ ra vui mừng khi đọc những phản hồi về cuốn sách. Cô nói rằng, bản thân có thể quên hết mệt mỏi khi đọc những nhận xét, sự ủng hộ của độc giả. Cô kể: "Mơ ước vào TNXP không được thì tôi sẽ viết sách. Đến giờ thấy ai mặc đồ lính nói chuyện, tôi vẫn khoái lắm".
Trong lời tựa của Nhà xuất bản Trẻ về tập truyện ngắn Tin vào điều kỳ diệu của cô Cao Châu Việt Đồng Tâm có đoạn: "Minh Tâm là cô gái có nhiều hoài bão, ước mơ cùng đức tính nhẫn nại, tinh thần vượt khó hiếm ai có được, tưởng như không gì có thể ngăn bước chân cô tiến vào tương lai tươi sáng…".
Theo Thanh Niên
Xem thêm: Khi người cựu chiến binh "hóa thân" thành cha của hơn 200 đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn
Đọc thêm
Gần 50 năm qua, dù cho là mưa hay là nắng, người phụ nữ U70 này vẫn lặng lẽ miệt mài bên lớp học xóa mù chữ cho dân vạn đò.
Từng có thời điểm, ni sư Thích Diệu Nhân sống cảnh “một cuộc đời, 2 số phận”. Ban ngày, bà trong vai người phụ nữ khùng, lang thang khắp nơi, thực chất đi xin ăn, nuôi lũ trẻ. Đêm đến, bà đợi các em nhỏ ngủ say, mới về chùa.
Mặc dù kinh tế gia đình không hề khá giả nhưng ông bà Chương vẫn quyết nuôi dưỡng cô bé tội nghiệp bị bỏ rơi suốt 5 năm.
Tin liên quan
"Tôi mong tất cả những người đi đường nếu xe gặp sự cố đều được giúp đỡ, ai bàn tán, đe dọa thì mặc họ, tôi không sợ".
Đây là câu hỏi thường thấy trong câu hỏi phụ ở mỗi bài viết liên quan đến tác phẩm "Đất Nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Quan niệm của Nam Cao trong "Đời thừa" là một thái độ đúng đắn, xuất phát từ ý thức trách nhiệm của một người nghệ sĩ có lương tâm nghề nghiệp.
Bài mới

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.