Chuyện người phụ nữ tâm hướng Phật, miệt mài hiến máu cứu người: "Mình cho đi cũng là phước của mình nhận được"

Hơn 10 năm qua, chị Huỳnh Thị Mỹ An (Hà Nội) luôn làm theo lời Phật dạy, tham gia hiến máu và kêu gọi cộng đồng làm việc thiện.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 18/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cơ duyên lần đầu hiến máu

Chị Huỳnh Thị Mỹ An (hiện đang làm ở Công ty Điện lực Thanh Trì, Hà Nội) cho hay, cơ duyên đưa chị đến việc đi hiến máu xảy ra vào năm 2009. Lúc ấy, bố chị phải nằm viện và cần phẫu thuật, nhưng vì sức khỏe chị không đảm bảo, chỉ có em trai mới đủ tiêu chuẩn hiến máu. Chính từ lúc đó, chị cảm thấy canh cánh trong lòng, rằng nếu một lần nữa chuyện này xảy ra thì mình phải làm như thế nào?

Lúc ấy, chị bắt đầu quyết tâm rèn luyện thể thao để có sức khỏe tốt. Chị tập thể dục, chạy bộ, chưa kể còn khám phá ra sở thích mới là leo núi. Đến nay, chị đã chinh phục được 3 ngọn núi cao nhất Việt Nam (trong đó có đỉnh Fansipan).

nguoi-phu-nu-co-tam-huong-phat-miet-mai-di-hien-mau-cuu-nguoi
Chị Huỳnh Thị Mỹ An có hơn 50 lần tham gia hiến máu nhân đạo

Từ năm 2010, chị đã quyết định tham gia hiến máu lần đầu tiên ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Đến nay chị đã gắn bó với công việc này 11 năm, có tới 50 lần hiến máu cứu người. Công việc ấy đã trở thành một thói quen và là việc làm "hết sức bình thường" đối với chị.

Có tâm hướng Phật, nghĩ rằng cho đi là phước báu

Thượng tọa Phật giáo Việt Nam Thích Nhật Từ từng nói: "Trong kinh Phật, Đức Phật và Chư Bồ tát đã trải qua hàng ngàn kiếp 'bố thí nội tài' (một trong những hạnh Bố thí Ba la mật) để làm gương cho các Phật tử, trong đó có hiến tặng giọt máu của mình cho sinh linh để cứu mạng sống đang bị đe dọa. Nghĩa là người bố thí sẵn sàng chịu đau, chịu mất mát để cứu lấy cuộc đời của người khác".

Nói cách khác, bố thí nội tài là điều mà chỉ những ai giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được. Với tâm niệm luôn hướng về Đức Phật, chị thường xuyên nghe các bài giảng về đạo Phật. Chị thấm nhuần nét đẹp bố thí, cho rằng nếu nhà mình cần thì nhà khác cũng sẽ cần.

nguoi-phu-nu-co-tam-huong-phat-miet-mai-di-hien-mau-cuu-nguoi
Sự sẻ chia với những người khác là điều răn dạy của đức Phật, những điều mình cho đi cũng là cái phước của mình nhận được

Chị Mỹ An nói: "Càng nghe tôi lại càng thấm thía những lời răn của Phật. Trên đời này, mất đi rồi sẽ hóa vào hư vô. Nếu sự ra đi của người này lại là sự tái sinh của người khác thì tại sao mình không làm?". Vì thế, chị càng quyết tâm đi hiến máu, sau này là đi hiến thêm tiểu cầu.

Chị tâm sự: "Sự sẻ chia với những người khác là điều răn dạy của đức Phật, những điều mình cho đi cũng là cái phước của mình nhận được. Lòng mình cảm thấy thanh thản, vui vẻ và hạnh phúc hơn, đó là niềm vui ngay tức thời mình nhận lại".

Lan tỏa việc thiện, hi vọng giúp đỡ cộng đồng

Không chỉ bản thân tham gia hiến máu, chị Huỳnh Thị Mỹ An còn hết lòng vận động người thân, bạn bè và đồng nghiệp tham gia hiến máu cùng. Thậm chí, sau này có những đồng nghiệp còn tham gia hiến máu đều đặn nhiều hơn cả chị, khiến người phụ nữ ấy thực sự xúc động.

Tất nhiên, ban đầu việc vận động mọi người đi hiến máu rất khó khăn. 10 năm trước, trên ác phương tiện truyền thông, mạng xã hội, rất ít người nói đến việc hiến máu tình nguyện. Vì thế, việc nắm bắt lịch trình hiến máu hay tìm cách vận động người khác đi hiến máu không hề dễ dàng.

nguoi-phu-nu-co-tam-huong-phat-miet-mai-di-hien-mau-cuu-nguoi
Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài như thế này, điều duy nhất tôi có thể làm là đi hiến máu

Chị bộc bạch: "Nhiều người vẫn quan niệm rằng cơ thể của mình do bố mẹ ban cho, nếu lấy máu của mình cho người khác sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, không biết máu sẽ cho ai, có kinh doanh hay không…, những quan niệm cũ đã cản trở họ tham gia vào việc làm tình nguyện này".

Thế nhưng, sau nhiều năm nỗ lực, chị Mỹ An đã thuyết phục được gia đình nhỏ của mình tham gia hưởng ứng. Chồng chị đã tham gia hiến máu vài chục lần, con trai chị đang là thành viên Đội tình nguyện viên vận động hiến máu tại Đại học Bách khoa. Đặc biệt, cậu em em trai ruột của chị - người đã hiến máu cứu bố, đã có hơn 70 lần làm việc tử tế này. 

Ngay tại cơ quan của chị - Công ty Điện Lực Thanh Trì, Hà Nội đã có vài chục người tham gia hiến máu thường xuyên. Đây thực sự là chất xúc tác mạnh mẽ lan tỏa đến cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Mỗi khi tổ chức những điểm hiến máu ở gần chỗ làm, chị đều nhắn tin thông báo cho mọi người sắp xếp thời gian chuẩn bị.

Chị Mỹ An cho hay: "Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài như thế này, điều duy nhất tôi có thể làm là đi hiến máu, hiến tiểu cầu đều đặn, ít nhiều sẽ giúp cho chính bệnh nhân đang cần máu có thể kịp thời điều trị và kéo dài sự sống".

nguoi-phu-nu-co-tam-huong-phat-miet-mai-di-hien-mau-cuu-nguoi
Chỉ nghĩ đến giọt máu của mình đang giúp cho trái tim của bệnh nhân khỏe mạnh, chị cảm thấy thực sự mãn nguyện và hạnh phúc...

Những năm gần đây, các bác sĩ thấy số lượng tiểu cầu trong máu chị Mỹ An khá cao và khuyên chị nên đi hiến tiểu cầu. Thấy hiến tiểu cầu có thể giúp đỡ nhiều người hơn, lại chỉ cần đợi khoảng 3 tuần, chị liền chuyển sang hiến tiển cầu. 

Giờ đây, nhờ App Hiến máu, chị có thể theo dõi được đơn vị máu của mình vừa hiến đã được vận chuyển đến đâu, truyền cho ai. Người phụ nữ ấy hào hứng kể, có lần máu của chị còn được vận chuyển lên tận Hà Giang – nơi địa đầu Tổ Quốc. Chỉ nghĩ đến giọt máu của mình đang giúp cho trái tim của bệnh nhân khỏe mạnh, chị cảm thấy thực sự mãn nguyện và hạnh phúc...

Những năm qua, cùng với sự phát triển của phong trào hiến máu tình nguyện, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cũng như các một số Trung tâm Máu lớn đã triển khai thành công việc tiếp nhận tiểu cầu từ một người cho với sự chia sẻ, hỗ trợ của hàng vạn người hiến tiểu cầu – trong đó có những cá nhân tích cực không mệt mỏi như chị Mỹ An.

Tại Việt Nam, năm 2020, cả nước đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu, tương đương gần 1,5% dân số tham gia hiến máu; trong đó, 99% lượng máu tiếp nhận là từ người hiến máu tình nguyện (HMTN). Những tháng đầu năm 2021, thực hiện Chiến dịch vận động HMTN dịp Tết, Lễ hội Xuân hồng và Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận gần 425.000 đơn vị máu.

Theo báo Sức khỏe & Đời sống

Xem thêm: Nguyễn Ngọc Giao: Người đàn ông U70 với hơn 50 lần hiến máu cứu người

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Dù tuổi đã cao, lại từng bị bệnh nặng, nhưng cô giáo mầm non Trần Tiết Trinh (54 tuổi, TP.HCM) vẫn gắn bó và nhiệt tình với việc hiến máu tình nguyện. 

Cô giáo mầm non với gần 40 lần hiến máu tình nguyện: 'Còn khỏe, còn hiến máu được thì tôi vẫn sẽ làm'
0 Bình luận

Hơn 10 năm qua, hai vợ chồng đại úy Nguyễn Văn Nguyên (Hà Nội) vẫn miệt mài với đam mê "hiến máu" nhân đạo.

Chuyện cặp vợ chồng 'đam mê' hiến máu: 'Tôi chỉ sợ không đủ sức khỏe để hiến'
0 Bình luận

Hoa hậu Ngọc Hân đã có 10 năm đồng hành cùng chương trình "Chủ nhật Đỏ" và tính đến nay đã có 9 lần hiến máu. Chính vì thế, cô được mọi người gọi là "Hoa hậu hiến máu nhiều nhất".

Ngọc Hân - Hoa hậu hiến máu nhiều nhất Việt Nam: 'Tôi thấy 9 lần hiến máu của mình vẫn rất nhỏ bé'
0 Bình luận

Tin liên quan

Bộ phim Lam Diễm Đột Kích phát sóng lúc mấy giờ, chiếu trên kênh nào? Lịch phát sóng và link xem phim phụ đề tiếng Việt nhanh nhất, mới nhất. 

Lịch chiếu phim Lam Diễm Đột Kích trên FPT Play mới nhất
0 Bình luận

Đàn ông giàu có sức hút đặc biệt, không chỉ vì họ nhiều tiền mà hơn hết là ở cách anh ta sống, nói năng, ứng xử với mọi người.

5 điều đàn ông giàu có sẽ không bao giờ làm: Giá trị thực của đàn ông là cách anh ta sống
0 Bình luận

Bên cạnh quá trình rèn luyện, việc trẻ có trở thành thiên tài hay không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên bẩm. Trong đó, mút tay cũng là một trong những dấu hiệu thiên tài của con.

Trẻ mút tay cha mẹ đừng ngăn cấm: Đây là 1 trong 6 dấu hiệu của thiên tài
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Bill Gates rớt top 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh chỉ vì… làm từ thiện

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Mẹ Việt Nam Anh Hùng Ngô Thị Lang hơn nửa thế kỷ khóc tìm con: “Để con đi thì tôi dễ mất con, nhưng giữ con lại thì mất nước”

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Ấm lòng nam tài xế chở khách đi cấp cứu chẳng màng tiền bạc

Vợ bị dị ứng đến mức khó thở, ngất xỉu, anh Quang hoảng hốt gọi xe chở vợ đến viện cấp cứu. May mắn vợ chồng anh gặp được một nam tài xế tử tế, không chỉ nhanh chóng chở đến viện mà còn tận tình hỏi thăm, không màng tiền bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
109 bức thư và mối tình vượt qua khói lửa chiến tranh: 'Đêm nay anh sẽ không trở về và cả cuộc đời anh sớm hiến dâng cho Tổ quốc'

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
“Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” – Bức thư thiêng của người lính trẻ viết trong mưa bom ở Thành cổ Quảng Trị

Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
“Gia đình haha” khép lại hành trình đầy yêu thương tại Bản Liền với 500 cây thông phủ xanh đồi trọc

Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng tủ bánh mì 0 đồng ở Chợ Lớn

Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 03/07
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 01/07
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 01/07
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 30/06
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 30/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất