Người đàn ông suốt 15 năm cần mẫn trồng 10.000 cây xanh ở Ấn Độ
Tại bang Bihar, Ấn Độ có một người đàn ông suốt 15 năm qua cần mẫn trồng 10.000 cây xanh, biến một vùng đất cằn cỗi, khô hạn thành vườn cây ăn quả tươi tốt.

Ông Satyendra Gautam Manjhi, sống tại bang Bihar, Ấn Độ suốt 15 năm qua đã cần mẫn trồng cây trên một vùng đất hoang trên hòn đảo nhỏ thuộc sông Phalgu. Tính đến nay, ông Manjhi đã trồng được hơn 10.000 cây xanh, phần lớn là cây ổi, biến một mảnh đất từng cằn cỗi, khô hạn thành vườn cây ăn quả tươi tốt, sum suê.

Theo tờ Asian News International, ông Manjhi cho biết ông bỏ công sức nhiều năm qua để trồng cây là vì được truyền cảm hứng bởi một người đàn ông khác. Đó là ông Dashrath Manjhi, từng sống ở bang Bihar, người đã dành hơn 20 năm để đào một con đường núi dài tới 110 cho người dân địa phương di chuyển từ vùng núi tới thị trấn. Ông Dashrath đã làm việc phi thường chỉ với một chiếc búa, một cái đục và xà beng, nỗ lực suốt 22 năm để đào đường giữa núi. Cũng vì thế, ông Dashrath được coi là "Ngu Công của Ấn Độ" (The Mountain Man), thậm chí câu chuyện về ông từng được dựng thành phim điện ảnh.

Ông Manjhi đã quyết định học theo Dashrath và bắt tay trồng cây ăn quả trên mảnh đất cằn cỗi ấy. Khi xưa, khu vực đó chỉ có đất và cát, muốn tưới tiêu hay chăm bón đều là ông Manjhi tự đem từ nhà tới. Ban đầu, không ít loài vật sống quanh rừng đã phá hoại cây trồng, nên ông đành phải trồng thêm một số bụi cây có gai xung quanh để làm hàng rào.
Cuối cùng, sau nhiều năm nỗ lực, thành quả của ông Manjhi là một vườn cây ăn quả tươi tốt, khỏe mạnh trên ốc đảo tươi xanh. Cũng nhờ vậy, chính quyền địa phương và người dân đã gửi tới ông rất nhiều lời khen ngợi, động viên. Hơn nữa, ông cũng kiếm được một món tiền khá hời nhờ việc thu hoạch và bán các loại cây ăn quả trồng được.

Ông Satyendra Gautam Manjhi từng tốt nghiệp thạc sĩ tại đại học Magadh, là thành viên của Ủy ban Bảo vệ Trẻ em. Hiện ông đan glaf thành viên của Hội đồng trường Đại học Magadh, dù bận rộn nhưng ông vẫn kiên trì với việc chăm sóc vườn cây ăn quả của mình. Ông Manjhi cho hay: "Tôi hi vọng người dân ở đất nước này sẽ bắt đầu trồng cây gây rừng".
Được biết, trước đó tại bang Uttarakhan của Ấn Độ có một người đàn ông tên là Vishweshwar Dutt Saklani cũng từng tâm huyết trong việc trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc. Ông Saklani đã trồng được hơn 5 triệu cây xanh, được gọi là "Người Cây". Ông qua đời vào năm 2019, hưởng thọ 96 tuổi.
Ông Đoàn Ngọc Hải chạy bàn quán cơm để kiếm tiền xây nhà cho người nghèo
Đọc thêm
Được biết, Trần Thành là nghệ sĩ Việt đầu tiên ủng hộ tiền cho quỹ hỗ trợ mua vaccine COVID-19 với số tiền là 100 triệu đồng.
Hơn 10 năm, người phụ nữ có cái tên thân mật Bé Bê vẫn thầm lặng chăm lo "mái ấm" cho những em bé bất hạnh chưa một lần được thấy ánh mặt trời.
Dù quầy hàng giải cứu nông sản Hải Dương bán đồng giá 0 đồng, người mua vẫn tranh nhau trả gấp nhiều lần để ủng hộ bà con Hải Dương đang phải chịu nhiều khó khăn, vất vả do dịch COVID-19.
Tin liên quan
Chủ tịch Nguyễn Ngọc Anh quyết định tặng bằng khen còn Bí thư thành ủy Hà Nội gửi thư khen anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã có hành động dũng cảm cứu cháu bé tại tòa nhà 60B, phố Nguyễn Huy Tưởng.
Với tất cả những gì đã xảy ra, chúng ta hãy cùng nhìn lại những stt trên facebook mà anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã từng chia sẻ. Phải chẳng tấm lòng nhân hậu đó đã ăn sâu vào máu của người đàn ông 31 tuổi này?
Dù được mọi người hết lời khen ngợi, "người hùng" cứu cháu bé rơi từ tầng 13 Nguyễn Ngọc Mạnh vẫn cho rằng, anh chỉ là người bình thường, chẳng phải siêu nhân hay anh hùng.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.