Lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo của "thầy giáo làng" khuyết tật viết chữ bằng miệng
Dù bản thân là người khuyết tật, không thể viết chữ bằng tay bình thường, anh Phùng Văn Trường (Hà Nội) vẫn miệt mài đi dạy ở lớp học miễn phí.

Viết nên câu chuyện cuộc đời bằng... miệng
Anh Phùng Văn Trường (SN 1979, thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) sinh ra trong một gia đình nghèo có 5 anh em. Anh bị căn bệnh thoái hóa cơ, đến năm lớp 8 thì hai tay co cứng lại, không thể cầm được bút. Không chỉ vậy, dôi chân của anh cũng không còn di chuyển được nữa, tình hình sức khỏe ngày một suy yếu, việc học hành từ đó lỡ dở. Mọi giấc mơ của chàng trai trẻ đang rực sáng bỗng lịm tắt, gắn liền với chiếc xe lăn.

Dù bản thân bỗng trở thành người khuyết tật, anh không hề than thân trách phận hay bỏ cuộc mà cố gắng làm lại cuộc đời. Một ngày nọ, anh quyết tâm xin bố mẹ ra ở riêng, mở mọt quầy hàng để nuôi sống bản thân. Dù vậy, anh vẫn trăn trở vì không thể ghi chép thu chi gì được.
Cuối cùng, trong một lần xem phim "Bao công" có thư sinh viết chữ bằng mồm, anh Trường như được mở ra chân trời mới. Anh dùng miệng để luyện chữ, có hôm bút đâm thẳng vào họng đau đớn, nhưng anh vẫn cố gắng tập. Anh từng tự nhủ: "Người thường viết chữ bằng tay, thầy Nguyễn Ngọc Ký viết chữ bằng chân, tay chân tôi không dùng được thì viết chữ bằng mồm thôi!".

Tập luyện ròng rã tới hơn 1 tháng trời, trải qua bao khó khăn vất vả, anh cũng thành công viết được con chữ đầu tiên. Từ khi viết lại được, anh vừa tranh thủ bán hàng, vừa trông và dạy học cho đứa cháu 6 tuổi là con của em gái. Hàng xóm xung quanh thấy vậy, liền mang con, mang cháu đến nhờ anh dạy học nếu bận việc.
Cứ thế, hơn 10 năm qua căn nhà nhỏ trở thành lớp học lúc nào không hay. Nghe tiếng thầy Trường, những người trong thôn, trong xã,... cứ thế mà gửi con đến nhờ "thầy giáo làng" dạy học. Lớp học tuy rộng, bàn ghế cũng không nhiều, nhưng chưa bao giờ vắng bóng tiếng đọc chữ ê a của trẻ.

Suốt nhiều năm liền dạy học, "thầy giáo làng" Phùng Văn Trường không lấy một đồng tiền công. Chỉ đến khi các phụ huynh học sinh dúi vào tận tay, bảo là chút chi phí trả tiền điện tiền nước, tiền mua sữa cho con, anh mới nhận khoảng 70-100.000/học sinh/tháng. Nếu là trẻ em nghèo, anh nhất quyết không lấy tiền.
Cho đi là còn mãi
Dù lớp học vẫn luôn đông trò, nhưng anh Trường chưa bao giờ tự nhận là thầy giáo. Anh khiêm tốn nói: "Đừng gọi tôi là thầy, lớp học của tôi mở ra chỉ là để dạy hay đúng hơn là trông coi bọn trẻ trong xóm để chúng bớt ham chơi, bớt dãi nắng những buổi trưa hè thôi. Không được đến trường học tập như bao bạn bè khác, tôi đã cố gắng bù đắp kiến thức bằng cách tìm hiểu cuộc sống qua những trang sách nhờ bạn bè mua hộ. Không thể cầm bút bằng tay, tôi học viết bằng miệng và tự viết nên những dòng chữ cuộc đời".

Dù vậy, anh không hề dạy học qua loa, mà luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp học hiệu quả. Ngoài thời gian giảng dạy, anh tìm hiểu thêm kiến thức qua sách báo, ti vi, lại đánh giá năng lực học của từng em để có cách dạy sao cho phù hợp. Không chỉ dạy học, anh còn dành tình yêu thương cho từng đứa trẻ, động viên, khuyến khích các em. Với anh, thứ quý giá nhất mà con người có được đó là tình thương, cần đánh thức "hạt giống" tốt đẹp đó, giúp cho chúng nảy mầm và ngày càng phát triển.
Chưa kể, trong lớp học của anh Trường, còn có một tủ sách đầy ắp để lũ nhỏ có sách đọc. Ban đầu vốn chỉ là tủ sách, nhưng nghe gợi ý của người em trong làng, anh đã lập ra một thư viện nhỏ. Mọi người nghe tin liền ủng hộ sách cũ, thư viện Hallo World (Xin chào Thế giới) nhờ thế mà ra đời.

Giờ đây, căn bệnh ngày càng trở nặng, sức khỏe của anh cũng yếu đi nhiều. Từng tham gia chương trình "Điều ước thứ 7", được đưa đi khám và khuyên chạy chữa, nhưng anh quyết không làm. Anh nói: "Tiền bạc có xu nào tôi muốn dành cho con đi học, để nó trưởng thành là người có tri thức. Sống đến giờ phút này, tôi mãn nguyện với cuộc đời của mình! Dù trời phật có đón đi tôi cũng không hối tiếc điều gì, cứ mỉm cười mà đi thôi!".
Xem thêm: Cái duyên từ thiện của cô giáo trẻ đạp xe khắp TP.HCM để giúp người nghèo
Đọc thêm
Mới đây, Mỹ vừa bàn giao một trường tiểu học cho Việt Nam, cụ thể là tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ngôi trường vừa để làm nơi học tập, vừa là nơi trú ẩn.
Sau khi nhận được tiền ủng hộ của nhiều mạnh thường quân, mẹ nữ sinh bị chủ shop Mai Hường đánh đập đã quyết định quyên góp một phần số tiền này.
Vào thời điểm Sài Gòn bị "bóng ma" COVID-19 bao phủ, Thùy Tiên là 1 trong số rất nhiều người đẹp miệt mài làm việc ở các bếp ăn từ thiện. Nhìn cảnh cô gái nhỏ bé vác gạo, nấu ăn, ai cũng phải nể phục.
Tin liên quan
Sáng 10/12, TP Hội An (tỉnh Quảng Nam và tổ chức FOUR PAWS (tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu) cùng nhau ký cam kết loại bỏ việc sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn thành phố.
Qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Mỹ Catherine Karnow, hình ảnh cuộc sống người dân Sài Gòn những năm 1990 khiến nhiều người bồi hồi, xao xuyến.
Ban tổ chức cuộc thi sắc đẹp lạc đà ở Ả Rập Saudi đã quyết định loại 43 "thí sinh" sau khi phát hiện chúng được tiêm botox, can thiệp thẩm mỹ.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.