Cô giáo 80 tuổi miệt mài bên lớp dạy chữ cho trẻ nghèo suốt 30 năm qua
3 thập kỷ qua, cô giáo Nguyễn Thị Côi giờ đã 80 tuổi, vẫn miệt mài bên lớp học miễn phí, dạy chữ cho trẻ em nghèo và trẻ khuyết tật.

Lớp học nhỏ ấm áp tình thương
Cô Nguyễn Thị Côi (80 tuổi) trước kia là hiệu trưởng trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai. 30 năm trước, khi đó lãnh đạo phường Hoàng Văn Thụ (lúc đó còn thuộc quận Hai Bà Trưng) có chủ trương xóa mù chữ, lập lớp học miễn phí cho trẻ nghèo. Thấy hoạt động có ý nghĩa, cô giáo liền xung phong tham gia.

Lớp học linh hoạt được tổ chức tại nhà văn hóa Khu dân cư số 2, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Khi mới mở, cô giáo phải đi khắp xóm trọ, vận động trẻ em nghèo, lang thang cơ nhỡ đi học. Lớp học lúc ấy cũng thiếu thốn, bàn học tận dụng từ hộp gỗ, có ít quạt mát. Lớp học được tổ chức từ thứ 2 - thứ 6, từ bắt đầu từ 8h sáng tới đêm muộn.
Hiện nay, lớp học của cô có 20 học sinh, hầu hết bị thiểu năng trí tuệ, trong đó, có học sinh 41 tuổi vẫn theo học lớp của cô Côi. Để dạy được lớp học đặc biệt này, cô phải hết sức kiên nhẫn. Có những học sinh, học một chữ cái đến hàng tháng không thuộc. Vì vậy, cô phải dạy từng em một, sau khi thuộc một chữ cái mới tiếp tục dạy những chữ cái tiếp theo. Ngoài ra, cô còn dạy các em về những kỹ năng sống, những phép tắc ứng xử trong cuộc sống.
Vừa dạy con chữ, vừa dạy đạo đức
Cô giáo tâm sự, nhiều năm qua, cô đã chứng kiến bao số phận trẻ em nghèo được đổi đời. Trước kia, có hai bạn nữ là Hương và Thủy gia cảnh nghèo khó, không có tiền đi học trường lớp, nhờ cô Côi đi vận động mà tới đây học.
Hai bạn học cô từ cấp 1, cấp 2 rồi cấp 3, tiếp đó lại được giới thiệu vào trường giáo dục thường xuyên để có bằng cấp. Nhờ nỗ lực hết mình của cô trò, Hương và Thủy đều đỗ đại học, hiện cả hai đã lập gia đình, có việc làm ổn định. Cô giáo già nhớ lại: "hủy học xong ở đây. Cô còn nhận dạy cho mẹ của Thủy vì cô ấy đi làm mà không biết chữ, rất thiệt thòi".

Nhớ lại những ngày dạy những trẻ lang thang cơ nhỡ, vào ngày mưa gió, các em không đi bán báo, đánh giày được, cô Côi thường mua thức ăn cho các em. Ngoài ra, cô còn tiết kiệm tiền để mua cho các em, lúc thì cái bút, lúc quyển sách. Cô còn đi xin cho các em áo, cái quần để mặc khi mùa đông đến. Nhớ có lần, các em không có tiền trả phòng thuê trọ, chủ trọ đến tận lớp cô để thu tiền, thương các em, cô Côi sẵn sàng bỏ tiền ra để thanh toán giúp.
Lớp học miễn phí của cô Côi không chỉ là nơi dạy về con chữ, mà còn là lớp đạo đức dạy học trò nên người. Có lần, cô bị mất cắp tiền, cả lớp nháo nhào đi tìm. Về sau, biết đó là ai lấy, nhưng cô không quát nạt hay to tiếng, chỉ ân cần giảng giải.
Tong lớp có một trường hợp khó khăn, bố đi tù, mẹ mất, em lại bị thiểu năng trí tuệ nên không có nơi ăn, chốn ở. Nhiều hàng xóm quanh đó thấy thương, cùng chung tay với cô, khi thì cho bữa ăn, cái quần, cái áo. Dù hoàn cảnh và trí tuệ không được bình thường, nhưng cứ đến giờ lên lớp, em không bỏ sót tiết học nào.

Cô Nguyễn Thị Côi bày tỏ, chứng kiến học sinh trưởng thành, có cuộc sống khá giả nhưng vẫn không quên cô giáo xưa đã từng chăm lo, dạy bảo cho mình, cô rất hạnh phúc, cảm thấy được trẻ lại.
Theo báo Tiền Phong, VnExpress
Xem thêm: Thầy giáo già cần mẫn với nghề tay trái MC đám tiệc, kiếm tiền giúp học trò nghèo
Đọc thêm
"...Tôi muốn trẻ em nghèo được đón nhận những món quà ý nghĩa để lấy đó làm động lực phấn đầu trong học tập, sau này trở thành người tốt cho xã hội" - anh Long chia sẻ.
Không đành lòng nhìn nhiều học sinh nghèo phải bỏ học, chị Trần Huyền Trang, Bí thư Đoàn phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa) đã khởi xướng mô hình “Em nuôi của Đoàn”.
Đang bận rộn với công việc kỹ sự, vợ sắp sinh con thứ 2, nhưng chỉ cần rảnh rỗi, chàng kỹ sư 9x Đỗ Quyết Tiến lại tham gia cứu hộ người đuối nước.
Tin liên quan
Một triết học nói: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”.
Dưới đây là bài văn gợi ý phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.
"Im lặng là tu dưỡng, nhẫn là tu tâm, bao dung là trí tuệ, buông bỏ là có được - câu danh ngôn này sẽ giúp bạn bình yên đi qua một kiếp người. Nếu bạn hiểu được thì hạnh phúc trong tầm tay.
Bài mới

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.