"Thiên thần" đời thực cứu hơn 400 người muốn nhảy cầu tự tử: "Tôi chỉ muốn đem ánh sáng tới tâm hồn tăm tối của họ"
Gần 20 năm qua, có một người đàn ông ở Trung Quốc được mệnh danh là "thiên thần" đã dốc hết sức mình cứu 400 người muốn nhảy cầu tự tử.

Ông Chen Si (51 tuổi, Trung Quốc) được cư dân mạng yêu mến gọi là "thiên thần Nam Kinh" bởi việc làm tử tế của mình suốt gần 20 năm qua. Đến nay, ông đã giúp hơn 400 người từ bỏ ý định nhảy khỏi cầu Yangtze (Dương Tử) ở Nam Kinh, Trung Quốc.
Cứ vào cuối tuần, với vai trò là một tình nguyện viên, ông Chen lại đi tuần tra dọc cây cầu từ 8h sáng đến 5h chiều. Mục đích của ông là tìm kiếm và trò chuyện với những người có ý định tự tử, ngăn cản họ chấm dứt đời mình. Ông tâm sự: "Nhiều người chọn cách tự tử ở đây vì cây cầu này rất cao, nên tỷ lệ sống sót sau khi nhảy khỏi cầu là rất thấp. Họ nghĩ đây là cách nhanh nhất để chấm dứt chuỗi đau khổ trong cuộc đời".

Bản thân ông Chen cũng từng vô cùng chán nản với cuộc sống của đời mình, nhưng ông đã vượt qua. Kể từ đó, người đàn ông này nguyện cống hiến cả cuộc đời mình để ngăn cản những vụ tự tử xảy ra trên cây cầu kia. Ông nói: "Cứu những con người đang tuyệt vọng ấy, tôi như đang cứu lấy quá khứ của mình vậy. Khi cuộc sống của tôi tốt hơn, tôi muốn giúp những người khác để họ tìm thấy hy vọng. Đôi khi, bạn phải đối mặt với khó khăn khi sống một mình xa nhà, tất cả những gì bạn cần là một chút khích lệ từ những người khác".
Năm 2016, ông Chen Si đăng lên blog cá nhân, lưu giữ những việc tử tế mình đã làm. Thời điểm đó, ông cho biết bản thân đã ngăn chặn thành công 321 vụ tự tử, hỗ trợ cho 280 người cần giúp đỡ và dành 12.650 giờ để chăm sóc họ. Công việc tình nguyện đã tiêu tốn ông 748.750 nhân dân tệ, rất may một phần được nhóm từ thiện chi trả.

Nhiều người gọi ông là "thiên thần", nhưng ông lại không nghĩ mình xứng đáng được gọi như thế. Ông tâm sự: "Tôi không nghĩ mình là một thiên thần, bởi không phải ai tôi từng nói chuyện họ cũng từ bỏ ý định tự tử. Tôi chỉ muốn đem tới cho họ ánh sáng trong tâm hồn tăm tối và để họ tự bước ra khỏi bóng tối cuộc đời".
Lần đầu tiên ông cứu được một người từ bỏ ý định kết liễu đời mình là lúc ông 22 tuổi. Khi đó, ông đã nói chuyện với một cụ bà khoảng 67 – 68 tuổi, và cuối cùng ông đã thuyết phục vụ từ bỏ ý định. Sau 18 năm làm tình nguyện viên, ông đã giúp 412 người từ bỏ ý định nhảy cầu Nam Kinh.
Nghiên cứu cho thấy, các vấn đề về sức khỏe tâm thần đang có chiều hướng gia tăng ở Trung Quốc trong những thập niên gần đây. Và cây cầu Nam Kinh Dương Tử trở thành một trong những nơi chứng kiến số vụ tự tử nhiều nhất trên thế giới. Nhận thấy điều đó, ông Chen quyết tâm dốc hết sức mình để cứu người. Không chỉ tự mình dấn thân, ông còn nỗ lực đào tạo cho những tình nguyện viên khác tham gia hỗ trợ công tác ngăn chặn người nhảy cầu tự tử.

Ông Chen Si cho biết: "Tôi có thể nhận ra rằng ai đó đang gặp vấn đề về tâm thần, ngay cả khi họ không nhìn thẳng về phía tôi. Một con chim còn vui vẻ thì còn hót, nhưng con buồn bã thì không. Khi nói chuyện với tôi, họ cũng thường chỉ nói về những khó khăn của bản thân. Hình ảnh bóng lưng của những người mà tôi không thể cứu được cứ xuất hiện và giày vò tôi trong những cơn mê".
Dù vậy, hiện tại ông đã học cách vượt qua trải nghiệm khó khăn đó. Nếu người đó không nghe ông khuyên nhủ, ông sẽ quay mặt đi và không dám nhìn lại. Ông giãi bày: "Tôi cứu được 26 người mỗi năm trên cây cầu, nghĩa là 26 người này có cuộc sống thứ hai và tôi xem đây chính là giá trị sống của mình. Tôi không thể tự làm công việc này một mình mà đó là sự đóng góp thời gian của cả vợ và con tôi".
Theo SCMP
Xem thêm: Ông Don Ritchie - "thiên thần" giữa đời thực: Cứu sống ít nhất 160 người muốn tự tử
Đọc thêm
Sinh mệnh của con người là vô cùng trân quý nên không thể tùy tiện vứt bỏ được. Vì không muốn con người tự làm hại tính mệnh mình nên những người tự sát thì linh hồn thường khó siêu thoát.
Ông Don Ritchie đã sống bên bờ biển xinh đẹp của nước Úc gần 5 thập kỷ đã sử dụng giọng nói điềm tĩnh, thái độ cảm thông của mình để "kéo lại" mạng sống cho ít nhất 160 người có ý định tự tử.
“Hôm qua con của bạn tôi tự sát”, những dòng tâm sự của bà mẹ khiến nhiều người day dứt, tỉnh ngộ. Xin đừng ép con cái thành người mình mong muốn, đừng đặt lên vai con những ước mơ hoài bão đời mình.
Tin liên quan
Thủy Nguyệt Cốc là một nơi hoang sơ tuyệt đẹp lại không đông đúc mà bạn không nên bỏ qua.
Thay vì dành thời gian ngẫm nghĩ vu vơ về những điều không có thực trong cuộc sống, hãy dùng Đức Phật ngẫm về cái chết để ta thức tỉnh ngay trong đời sống của mình. Để từ đó biết mình nên sống thế nào, nên làm gì, nên sử dụng thời gian ra sao cho hợp lý...
Trẻ bừa bộn 3 vị trí này càng chứng tỏ trí thông minh phát triển vượt trội. Nếu cha mẹ thường xuyên ngăn cản, nhắc nhở con có thể ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.