Câu chuyện xúc động đằng sau tiếng rao bán kem của thầy hiệu trưởng trường Marie Curie

Tại lễ bế giảng ở trường Marie Curie vừa qua, toàn thể học sinh, giáo viên và phụ huynh vô cùng xúc động sau tâm sự của thầy hiệu trưởng.

Chi Nguyễn
16:30 31/05/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tiếng rao "ai kem đây" khiến cả trường xúc động

Trong buổi lễ bế giảng năm học vừa qua tại trường Marie Curie (Hà Nội) vừa qua, phụ huynh và học sinh đã có một trải nghiệm đáng nhớ. Đặc biệt nhất phải kể đến khoảnh khắc một tiếng rao bất ngờ cất lên: "Ai kem đây? Kem dứa, kem đậu xanh đây...". Đó là tiếng rao của thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng "ông nội" của trường.

Xuất hiện trên sân khấu, người thầy với mái tóc hoa râm từ tốn nói: "Đêm nay, thầy có 1.000 que kem và muốn mời học trò, quý vị phụ huynh những que kem của cậu bé 13 tuổi vào 60 năm trước. Hãy ăn kem để nhớ đến thầy! Các thầy cô, cha mẹ ăn kem để tiếp tục ủng hộ tôi". Sau lời kể của thầy hiệu trưởng, cả sân trường như lặng đi, ai nấy đều rưng rưng xúc động.

cau-chuyen-xuc-dong-sau-tieng-rao-cua-thay-hieu-truong-marie-curie
Đêm nay, thầy có 1.000 que kem và muốn mời học trò, quý vị phụ huynh những que kem của cậu bé 13 tuổi vào 60 năm trước. Ảnh: FB Marie Curie

Thầy tâm sự, cách đây 60 năm, khi ấy thầy hẵng còn là một cậu bé 13 tuổi, nặng chưa tới 35 kg, đi bán kem ở TP.Vinh. Thầy nhớ lại, khi ấy mỗi bên hông là một phích đựng kem (5 xu/que kem đậu xanh, 1 hào/que kem sữa), lóc cóc đi khắp phố phường. Sau 3 tháng hè, thầy cũng gom góp được chúp tiền, đủ để mua sách vở cho năm học mới.

Giờ đây, cậu bé bán kem gầy còm đã trở một nhà giáp kính yêu, thầy Hiệu trưởng được cả trường yêu mến gọi là "ông nội". Câu chuyện của thầy Khang chính là bài học, lời động viên cho học sinh không ngừng nỗ lực, cố gắng để đạt được ước mơ.

cau-chuyen-xuc-dong-sau-tieng-rao-cua-thay-hieu-truong-marie-curie
Thầy muốn nhắc lại câu chuyện với một vài ý nghĩa rằng, chỉ cần chúng ta kiên trì vượt khó rồi chắc chắn cũng sẽ thành công. Ảnh: FB Marie Curie

Thầy tâm sự: "Thầy muốn nhắc lại câu chuyện với một vài ý nghĩa rằng, chỉ cần chúng ta kiên trì vượt khó rồi chắc chắn cũng sẽ thành công. Và lý do thầy mời mọi người ăn kem là muốn học sinh nhớ đến thầy, phụ huynh và đồng nghiệp đồng hành cùng thầy trong công việc".

Câu chuyện vượt khó của người thầy nghèo

Thầy Nguyễn Xuân Khang sinh ra và lớn lên tại Nghệ An, hiện đang là Hiệu trưởng trường Marie Curie. Thầy là lứa học sinh chuyên Toán đầu tiên của Việt Nam những năm 1965, sau đó theo học Đại học Tổng hợp Hà Nội khoa Vật lý.

Thầy tâm sự, ban đầu lớp đại học có tận 275 người, nhưng đến khi tốt nghiệp, chỉ còn lại 70 người. Khi đó là thời điểm xảy ra chiến tranh, nhiều người trong quá trình học đến lúc gần tốt nghiệp phải ra chiến trường, cầm súng làm bộ đội, cầm bút làm phóng viên...

cau-chuyen-xuc-dong-sau-tieng-rao-cua-thay-hieu-truong-marie-curie
Thầy Nguyễn Xuân Khang sinh ra và lớn lên tại Nghệ An, hiện đang là Hiệu trưởng trường Marie Curie

Vị Hiệu trưởng ấy kể, bản thân mình "không may mắn được đi phục vụ chiến trường vì mắt và sức khỏe không đủ tiêu chuẩn", nếu không thầy cũng đã lên đường như những anh em khác. Sau khi tốt nghiệp, thầy được giữ lại trường dạy Vật lý cho khối phổ thông chuyên Lý Đại học Tổng hợp. Đó là nơi có rất nhiều học sinh đạt giải Olympic Toán học Quốc tế từ những lứa đầu như Hoàng Lê Minh, Đàm Thanh Sơn, Ngô Bảo Châu...

Ngày đó, dù đã đi làm, thầy vẫn rất nghèo, phải nói là "nghèo nhất trong số những người nghèo" ở trường. Thầy chỉ có 1 bộ quần áo lành lặn, thêm 2-3 chiếc áo quần mặc thay phiên để lên lớp. Học trò thầy thầy lên lớp cứ mặc một bộ quần áo, mới hỏi rằng: "Thầy ơi, sao thầy không thay áo quần?".

cau-chuyen-xuc-dong-sau-tieng-rao-cua-thay-hieu-truong-marie-curie
Trong suốt nhiều năm đi dạy, với thầy, châm ngôn dạy là "nhu nhiều hơn cương"

Khi ấy, thầy quả thực chỉ có một bộ, cứ sáng đi dạy thì tối về giặt và hong khô, rồi là phẳng phiu để sáng mai mặc. Thầy "lừa" học trò: "Các em nhầm, thầy đâu có phải 1 bộ, thầy có cả 5 bộ giống nhau thế này". Nhưng rồi, những đứa học học tinh khôn khi đó đã phát hiện ra. Với thầy, sự quan tâm, tò mò chia sẻ của những đứa trẻ ngây thơ, đồng cảm với nỗi khó khăn của thầy chứ không bao giờ coi thường thầy vì thầy nghèo.

Trong suốt nhiều năm đi dạy, với thầy, châm ngôn dạy là "nhu nhiều hơn cương". Học sinh nên có tính nhân văn, kỹ năng sống, năng lực trí tuệ, nhưng không phải gắt gao yêu cầu đỗ trường này trường kia. Con đường của học sinh phổ thông không chỉ duy nhất có đại học, còn có rất nhiều thứ khác trong cuộc sống để chinh phục.

Từ người nghèo nhất trong xã hội, sau mấy chục năm hành nghề, người thầy ấy khẳng định rằng giờ mình không còn nghèo nữa. Thầy Khang nói, cái sự giàu ấy không chỉ là tiền bạc, mà gia tài của thầy chính là những em học sinh đặc biệt, được thầy đưa tay cứu giúp. Dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng với thầy Hiệu trưởng này, còn một điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Theo Dân Việt, Trí thức trẻ

Xem thêm: 9x Nam Định say mê thiện nguyện, là thủ lĩnh loạt đội nhóm gieo "hạt giống thiện lành"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận