Cận cảnh áo làm mát của sinh viên Bách Khoa giúp y bác sĩ chống nóng mùa dịch
Nhìn thấy hình ảnh các y bác sĩ kiệt sức vì nắng nóng mùa dịch, nhóm sinh viên Bách Khoa đã chế tạo 'áo làm mát' gọn nhẹ.

Thời gian gần đây, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khiến các y bác sĩ tuyến đầu phải căng mình chống dịch. Thế nhưng, do tiết trời nắng nóng, lại thêm nhiều ngày làm việc quên mình, không ít người đã bị phồng rộp cơ thể, thậm chí ngất xỉu vì quá nóng.
Trước tình hình đó, nhóm sinh viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã thiết kế ra áo làm mát với trọng lượng chỉ khoảng 1 kg. Được biết, đó là ý tưởng của nhóm sinh viên Viện Kỹ thuật Hóa học ĐH Bách Khoa dưới sự cố vấn của PGS. Vũ Đình Tiến, gồm các em Phạm Đình Giỏi, Nguyễn Thị Hương Hảo, Kiều Thị Thuỳ Linh.

Hương Hảo cho hay, áo làm mát không phải là một sản phẩm mới lạ, nhưng thường có giá thành khá cao và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chiếc áo làm mát do sinh viên Bách Khoa sáng chế được làm theo nguyên lý tuần hoàn nước lạnh, với mức giá chỉ bằng 1/4 so với thị trường. Ngay lập tức, chiếc áo này đã trở thành một trong những giải pháp chống nóng cho các y bác sĩ đang phải mặc đồ bảo hộ quá lâu giữa thời tiết khắc nghiệt.
Hương Hảo cho biết, nhóm nghiên cứu đã đặt mua một chiếc áo làm mát chính hãng và so sánh với sản phẩm do mình hoàn thiện. Sau đó, nhóm thống nhất tạo ra chiếc áo như nguyên lý hoạt động đã được học ở trường. Tuy nhiên, nhiều nơi đang thực hiện giãn cách xã hội, nhóm sinh viên đang gặp khó khăn trong việc đặt may áo.

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 ngày, nhờ sự hỗ trợ của PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh, Nguyên Trưởng Bộ môn May và Thời trang (Viện Dệt May Da giầy và Thời trang), nhóm sinh viên đã hoàn thành mẫu áo đầu tiên. Hương Hảo cho hay: "Qua thử nghiệm, áo làm mát tuần hoàn nước lạnh có thời gian làm mát nhanh. Nhiệt độ làm mát có thể điều chỉnh thông qua lưu lượng bơm, không gây sốc nhiệt cho người sử dụng."
Được biết, chiếc áo do nhóm sinh viên Bách Khoa sáng chế gồm 4 lớp, trong đó có một lớp là ống mềm để làm mát. Nước trong mềm đi qua bình đựng đá, đặt trong balo dây rút đeo sau lưng. Bình kèm theo một chiếc bơm, sau khi nwosc được làm mát, bơm sẽ đẩy nước vào hệ thống ống mềm trong áo. Nước lại được đẩy trở lại bình đựng đá, tuần hoàn liên tục như vậy giúp làm mát cơ thể.
Đáng chú ý, chiếc áo sử dụng nguồn pin sạc dự phòng nên có thể sử dụng đến 8 tiếng. Người dùng cũng có thể bổ sung chất làm mát khi sử dụng bằng cách thêm đá hoặc nước đá vào bình đựng đi kèm ba lô mà không cần cởi áo.

Hương Hảo cho hay: "Với cách thức như vậy, các y bác sĩ sẽ mặc áo làm mát bên trong, sau đó mặc áo bảo hộ bên ngoài rồi đeo balo. Việc tiếp đá hoặc nước vào bình đựng sẽ không cần cởi áo làm mát hay đồ bảo hộ nên rất thuận tiện. Balo cũng nhỏ gọn nên không bị vướng víu, ảnh hưởng đến quá trình làm việc".
Dự kiến trong tương lai, nhóm sẽ tiếp tục cải tiến thêm sản phẩm. Các em muốn làm ba lô đựng bình nước nhỏ gọn hơn, hoặc có thể gắn liền với áo mà vẫn có thể dễ dàng tiếp nước. Nữ sinh trường Bách Khoa cho hay: "Chúng em cần thời gian để làm điều đó. Tuy nhiên, ngay từ lúc này, chúng em mong muốn các đơn vị có thể tài trợ để sản xuất sản phẩm này, hỗ trợ y bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch".
Nam sinh lớp 6 tự chế quạt mini chống nóng dành cho bác sĩ tuyến đầu chống dịch
Đọc thêm
Dù phải uống đến 10 loại thuốc mỗi ngày nhưng bà Nga lúc nào cũng lạc quan. Cứ khỏe một chút là bà lại nấu cơm phát cho người vô gia cư. Hơn 30 năm qua, bà luôn sống như vậy.
Gia đình thương binh Lê Văn Đệ mới đây đã ủng hộ 4,5 tỷ đồng vào quỹ mua vaccine phòng chống COVID-19.
Thấy các bác sĩ ở Bắc Giang đeo khẩu trang nhiều giờ khiến tai gây sưng đỏ, đau nhức, cô bé 9 tuổi ở Hà Nội đã thức đêm may 500 chiếc "tai giả" gửi tặng.
Tin liên quan
Thiếu vắng tình thương của cha, Thắng chỉ còn chỗ dựa duy nhất là mẹ. Thế nhưng mẹ quanh năm đau ốm và đang trong tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc".
Nếu ta không tiến lên, chắc chắc ta sẽ bị đào thải. Đừng vì 5 lời tự bào chữa này mà khiến cơ hội đổi đời tuột khỏi tay.
Theo thông tin từ RT, Cơ quan Nhà tù Liên bang Nga (Russia’s Penitentiary Service) mới đây đã tổ chức cuộc thi thường niên độc đáo có tên "Hoa khôi cai ngục" để tìm ra gương mặt nữ cai ngục xinh đẹp nhất trên đất nước này.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.