Ấm lòng tiệm sửa xe lăn 0 đồng cho người khuyết tật ở Đà Nẵng

Ở Đà Nẵng, có một tiệm sửa xe lăn nhiệt tình như thế cho người khuyết tật, chỉ cần họ gọi sẽ tới tận nơi mang xe về sửa rồi giao tận nhà.

Chi Nguyễn
10:49 04/07/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Với những người khuyết tật, xe lăn gần như là vật "bất li thân" trên đường đời. Vì thế, mỗi khi xe lăn bị hư hỏng, họ lại cảm thấy lo lắng, bối rối không biết cầu cứu ai. Thấu hiểu nỗi lo ấy, một dự án mang tên "Cộng đồng xe lăn yêu thương" được thành lập tại Trường CĐ nghề Đà Nẵng. 

Đây là một tiệm sửa xe đặc biệt, hoàn toàn miễn phí. Hễ có người khuyết tật nào gọi điện nhờ, đội "thợ áo xanh" sẽ có mặt và mang xe về sửa. Thời gian sửa chữa tùy vào độ hư hỏng của xe lăn, nhưng đội "thợ áo xanh" vẫn luôn muốn bàn giao xe cho chủ nhân sớm nhất có thể, bởi họ hiểu sự cần thiết của "đôi chân" ấy đối với người khuyết tật. 

am-long-tiem-sua-xe-lan-0-dong-cho-nguoi-khuyet-tat-o-da-nang

Lê Văn Dương là sinh viên năm 3 ngành công nghệ ô tô, đã tham gia đội "thợ áo xanh" được 1 năm. Nam sinh chia sẻ: "ranh thủ sau giờ học, em được các thầy hướng dẫn để sửa xe lăn giúp các cô chú. Được góp sức cùng thầy và các bạn để mang lại niềm vui cho người khuyết tật là niềm hạnh phúc nhất của em".

Ở xưởng sửa xe lăn tình thương này, thầy trò nhà trường còn ghi nhớ lịch để nhắc chủ nhân mang xe lăn đến "bảo hành" đúng hạn, tránh hư hỏng giữa đường và tăng thêm độ an toàn. Tất nhiên việc sửa chữa hoàn toàn miễn phí.

am-long-tiem-sua-xe-lan-0-dong-cho-nguoi-khuyet-tat-o-da-nang

Theo Hiệu trưởng Hồ Viết Hà, việc sửa chữa xe lăn gặp chút khó khăn là chuyện thay thế phụ tùng, nhất là các loại xe lăn mới, vì thế thầy trò Trường CĐ nghề Đà Nẵng phải "chế" từ những vật liệu, linh kiện có sẵn trong xưởng. Có trường hợp người khuyết tật bị khiếm khuyết cả tay chân, dùng xe lăn khó khăn, các sinh viên phải sáng chế thêm bộ điều khiển và chế thành xe tự động. 

"Nhà trường đào tạo đa ngành nghề, vì vậy những phụ tùng, phụ kiện trên xe lăn "hiếm" đã được các em chế tạo và sửa chữa. Đây là kỹ năng sáng tạo trong làm việc của các sinh viên. Ngoài việc giúp "đôi chân" của người khuyết tật thêm vững vàng hơn, mô hình này còn rèn tay nghề, dùng những kiến thức đã học để hỗ trợ cộng đồng. Tử đó, các em sinh viên sẽ được học về lòng nhân ái, sẻ chia, sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn…", Hiệu trưởng Hồ Viết Hà nói.

Theo Thanh Niên

Xem thêm: Hành động đẹp của tiếp viên xe buýt: Bán xấp vé số bị bỏ quên hộ cụ già

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận