Tấm lòng vàng của chủ quán 9x Sài Gòn: Bán buffet giá 1.000 đồng cho người khốn khó
Cứ 1 tháng/lần, chủ quán 9x ở Sài Gòn lại mời những người khốn khó ở địa phương, tới ăn buffet giá 1.000 đồng.

Quán buffet "rẻ nhất Việt Nam" do anh Đặng Đức Vinh (28 tuổi, quê Sóc Trăng, đang sống tại TP.HCM) làm chủ. Anh tâm sự, chương trình buffet 1.000 đồng này xuất phát từ tâm niệm trả ơn đời.
Anh từng nhiều lần khởi nghiệp trong ngành F&B nhưng không thành công. Thậm chí, anh từng phá sản, phải đóng cửa quán lẩu sau 3 tháng kinh doanh vì không có khách. Lần thất bại này giúp Vinh rút ra nhiều kinh nghiệm. Sau đó, nam thanh niên thay đổi mô hình kinh doanh, hướng đến việc phục vụ đối tượng khách hàng là sinh viên, giới trẻ.

Nhờ chuyển hướng hợp lý, ban đồ ăn chất lượng lại có giá phải chăng, quán ăn của anh có lượng khách đông đảo. Chỉ sau 1 tháng mở cửa, quán đã phục vụ từ 300-400 khách/ngày. 9x Sài Gòn tâm sự: "Tôi thấy mình may mắn khi mới mở quán đã có khách hàng. Khi kinh doanh ổn định, tôi nghĩ phải chia sẻ với những người khó khăn xung quanh mình. Hơn thế, tôi luôn nghĩ cho đi thì chắc chắn sẽ nhận lại nên quyết định thực hiện chương trình buffet 1.000 đồng cho người nghèo. Chương trình này lấy cảm hứng từ hoạt động Bữa cơm bác ái của một nhà thờ tại quận Bình Thạnh".
Nghĩ là làm, cứ mỗi cuối tháng, anh lại trích một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh cũng như tiền phí gửi xe của khách để thực hiện chương trình. Khách hàng chủ yếu là người khuyết tật, vô gia cư, lao động nghèo tại thành phố.

Để tránh việc lòng tốt của mình bị người xấu lợi dụng, trước khi tổ chức hoạt động trên, Vinh liên hệ, nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ. Bằng cách này, mỗi sáng cuối tháng, quán ăn của Vinh phục vụ khoảng 300 thực khách là lao động nghèo, người khuyết tật... với giá chỉ 1.000 đồng.
Anh khẳng định: "Tôi không phục vụ miễn phí mà bán các món ăn với giá 1.000 đồng vì tôn trọng người đến ăn. Với tôi, ai đến quán ăn cũng đều là khách hàng. Tôi không muốn những cô chú hay các em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đến ăn có cảm giác mình đang được cho. Ngược lại, tôi muốn cô chú có cảm nhận mình cũng là khách hàng và bỏ tiền ra để được phục vụ".

Dù phục vụ buffet với giá chỉ 1.000 đồng nhưng Vinh vẫn giữ đúng thực đơn hàng ngày của quán. Anh chỉ thay đổi thời điểm phục vụ, đó là bán vào buổi sáng. Lý do là để người khuyết tật, bán vé số dạo, nhặt ve chai… đến ăn xong vẫn có thể đi làm.
Sau ít tháng hoạt động, hoạt động trên của Vinh có sức lan tỏa lớn. Ngày càng nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, lao động nghèo đến quán thưởng thức các món ăn ngon với mức giá rẻ. Hoạt động này cũng nhận được sự đồng cảm, ủng hộ của nhiều mạnh thường quân. Tuy nhiên, Vinh không nhận sự giúp đỡ bằng tiền. Nam chủ quán chỉ nhận sự hỗ trợ bằng hiện vật như: gạo, thực phẩm, quần áo… Số quà này sẽ được anh chia nhỏ, tặng cho người nghèo khi họ đến quán ăn.

Dù vất vả, nhưng chàng thanh niên vẫn cảm thấy tự hào. Anh cho biết: "Chúng tôi không cảm thấy mệt mỏi vì luôn làm công việc này trong tâm thế tận hưởng. Khi làm việc gì đó trong tâm thế tận hưởng, chúng ta sẽ không cảm thấy mệt mỏi, chán nản nữa.
Mỗi lần quán tổ chức buffet 1.000 đồng, chúng tôi luôn nhận về niềm vui của người đến ăn. Thấy họ vui, chúng tôi cũng hạnh phúc. Chúng tôi tận hưởng niềm vui từ những hạnh phúc như thế. Đó cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục tổ chức chương trình và sẽ duy trì nó đến khi nào mình còn có thể".
Theo Vietnamnet
Xem thêm: Con gái mất vì K, mẹ mở bếp 0 đồng giúp đỡ người mắc bệnh hiểm nghèo
Đọc thêm
Biết tin một thí sinh nữ bị sốt cao nhưng vẫn muốn đi thi, nhóm thiện nguyện "taxi 0 đồng" ở Nghệ An đã đến tận nhà đưa em đi.
Vừa qua, nhóm học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám cùng Đoàn Thanh niên địa phương đã xắn tay áo vào bếp, nấu 200 suất ăn tặng người nghèo.
Kể từ khi có gian hàng 0 đồng do Liên đoàn Lao động huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An tổ chức, bà con công nhân như được trút bỏ gánh nặng chi phí sinh hoạt.
Tin liên quan
Đời sống văn học chính là đối thoại. Người đọc, nhà văn và tác phẩm cùng đối thoại để tìm thấy tiếng nói tri âm hoặc làm sáng tỏ chân lí.
"Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng" - câu này thể hiện rõ nét sự tương quan giữa tính cách của con người với đặc điểm về tướng mạo.
Tuy gia cảnh khó khăn, bố mẹ làm công nhân, nam sinh này vẫn nỗ lực học hành, xuất sắc trở thành thủ khoa lớp 10 Hà Nội 2023.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.