Vương triều có nhiều cải cách táo bạo nhất nhì thời phong kiến nhưng vẫn mất nước vì lý do này

Hồ Quý Ly nổi tiếng là 1 trong những người có nhiều cải cách tích cực từ giáo dục đến quân đội trong số vua chúa phong kiến. Tuy nhiên, vương triều nhà Hồ vẫn sụp đổ vì sai lầm nghiêm trọng về quân sự, coi thường tướng tài, kế lạ.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến Việt Nam, có lẽ hiếm có nhân vật lịch sử nào lại gây ra nhiều tranh cãi như Hồ Quý Ly. Ông xuất hiện vào thời Trần mạt, nổi lên như một con người có hoài bão, có tham vọng chấn hưng, cải cách đất nước về mọi mặt. Thậm chí còn dẹp bỏ nhà Trần mục ruỗng để thiết lập một triều đại mới. Thế nhưng, những cải cách của ông không thể cứu vãi nổi tình thế đất nước khi ấy.

Sau bảy năm dẹp Trần, lập Hồ, nhà Minh đem quân sang xâm lược, nhà Hồ non trẻ đã không thể chống đỡ nổi. Cuối cùng nước mất nhà tan, giang sơn rơi vào tay quân giặc. Bản thân ông Hồ Quý Ly cùng tôn thất nhà hồ cũng bị bắt và đem sang Đại Minh, rồi lưu vong nơi xứ người. 

Quân lính không tinh thần, nhân tâm chia lìa, cải cách vô ích

Nhằm khắc phục hậu quả của khủng hoảng cuối triều Trần và mong muốn xây dựng lại đất nước hùng mạnh, các vua nhà Hồ đã tiến hành cải cách mạnh mẽ trên nhiều phương diện với chính sách hạn nô, hạn điền, cải cách hành chính, cải cách giáo dục, tiền tệ, thuế vụ, chấn chỉnh quân đôi, củng cố quốc phòng. Thế nhưng thật đáng tiếc, các cải cách của nhà Hồ chưa thu được nhiều kết quả thì đã sụp đổ trước giặc minh. Vương triều nhà Hồ chấm dứt vai trò lãnh đạo vào tháng 11 năm Đinh Hợi (1407), sau 7 năm tồn tại.

vuong-trieu-phong-kien-mat-nuoc-vi-coi-thuong-tuong-tai-ke-la-3
Tranh vẽ minh họa Hồ Quý Ly khi lên ngôi vua ( Nguồn ảnh: khoahocdoisong.vn)

Được biết, không phải vua nhà Hồ không chuẩn bị đối phó với nhà Minh. Trước khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã thực hiện công việc này. Với quyền hành trong tay, Hồ Quý Ly đã bắt tay vào cải cách quân sự với việc đóng sửa thuyền chiến, bổ sung quân lính, xếp đặt lại tổ chức quân đội trong 2 năm Qúy Sửu (1373), Giáp Dần (1374).

Đến các năm Ất Mão (1375), Mậu Ngọ (1378) thì tiến hành tuyển chọn các quan viên biết võ, binh thư cho làm tướng, làm sổ sách, thải bớt quân lính già yếu, lấy người khỏe mạnh, cường tráng bổ sung vào.

Khi nhà Hồ thành lập, Hồ Quý Ly càng chú trọng đến việc cải cách quân đội hơn. Ông từng thổ lộ muốn có trăm vạn quân để đối phó với giặc phương Bắc. Đến tháng 4 năm Tân Trị (1401), nhà Hồ cho kiểm tra toàn dân, lập lại sổ hộ tịch, khi làm xong sổ thì tiến hành tuyển quân, xây dựng hệ thống phòng thủ ở Đa Bang.

Khi đã xây dựng được thành cao, hào sâu, vũ khí tốt, quân lính đông đảo thì nhà Hồ rơi bị mất lòng dân dẫn đến thất bại, như chính lời tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng (người đã phát minh ra súng thần cơ) từng nói trong một cuộc bàn kế sách chống giặc rằng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”. Hay như Nguyễn Trãi từng làm quan triều Hồ sau này cũng viết: “Quân của họ Hồ trăm vạn người, trăm vạn lòng”. 

vuong-trieu-phong-kien-mat-nuoc-vi-coi-thuong-tuong-tai-ke-la-7
Súng thần cơ do Hồ Nguyên Trừng phát minh

Binh lính không có tinh thần, nhân tâm chia lìa, Hồ Quý Ly và triều thần lại pạm sai lầm nghiêm trọng về mặt chỉ đạo chiến lược, phương thức chiến tranh, tác chiến nên dẫn đến kết cục bi thảm.

Xem thường tướng tài, kế lạ

Như đã chia sẻ, trong hoàn cảnh lịch sử đương thời, Hồ Quý Ly nhận thức rõ mối nguy hiểm từ quân Minh ở Phương Bắc nên dốc sức xây dựng quân đội. Ông từng mơ ước đến con số 100 vạn quân để chống giặc. Và theo kế sách của Viên Đồng tri khu mật sứ Hoàng Hối Khanh, năm 1401, Hồ Quý Ly ra lệnh làm sổ hộ tịch điều tra, nắm chắc dân số để tuyển binh lính.

Đến năm 1406, khi quân Minh chuẩn bị xâm lược nước ta, Hồ Quý Ky tăng số quân bằng cách hạ lệch cho người có phẩm tước chiêu mộ những người vong mệnh làm quân dũng mãnh. Nhờ những chính sách này mà quân đội nhà Hồ lúc bấy giờ có số lượng rất lớn trong lịch sử nước ta. 

Nhưng cuộc kháng chiến kéo dài không bao lâu thì đến tháng 11 năm Đinh Hợi (1407), Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt được ở ghềnh Chẩy Chẩy (có sách ghi là bãi biển Chỉ Chỉ) gần cửa biển Kỳ La (nay thuộc Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), vua Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt được ở  núi Cao Vọng cùng với Thái tử Hồ Nhuế… Đúng là:

Quân Minh nhân thế đuổi dài,

Nhị Hồ mới chạy ra ngoài phương xa.

Núi Cao Vọng, bến Kỳ La,

Đường cùng phải bắt cũng là trời xui!

(Theo Đại Nam quốc sử diễn ca)

Thực ra tình thế bấy giờ nếu khi quân Minh kéo sang nước ta, vua tôi nhà Hồ làm theo kế của tướng Bố Đông thì diễn biến sẽ có đổi khác. 

vuong-trieu-phong-kien-mat-nuoc-vi-coi-thuong-tuong-tai-ke-la
Vì coi thường tướng tài, kế lạ mà nhà Hồ sụp đổ

Về nhân vật Bố Đông, sử sách ghi chép không nhiều. Chỉ biết rằng, ông này là tướng của Chiêm Thành. Tháng 8 năm Bính Tý (1396), Hồ Quý Ly sai tướng Trần Tùng đi đánh Chiêm Thành, bắt Bố Đông đem về. Thấy ông là người thao lược nên Hồ Quý Ly mến tài, vì thế mà từ thân phận tù binh, Bố Đông được trọng dụng, đổi tên mới là Kim Trung Liệt. Người này được cho làm tướng coi quân Hổ Bôn (hay Hổ Dực).

Theo quy dịnh xưa, võ quan chỉ huy quân Hổ Bôn gọi là Hổ Bôn trung lang tướng. Theo cách gọi dân gian là Hổ quân vì đội một loại mũ có hình đầu hổ. 

Còn về mặt Hán tự, "Bôn" có nghĩa là chạy, cũng có nghĩa là người dũng sĩ, "Hổ" biểu thị sức mạnh, uy dũng, có ngĩa là quân sĩ hùng mạnh. Hổ Bôn là đội quân có những quân lính khỏe mạnh, thiện chiến, giữ vai trò tiên phong, làm mũi xung kích chủ lực trên chiến trường. Họ được trang bị mũ hình đầu hổ, mặc giáp bằng  đồng hoặc sắt...

Bố Đông được tin tưởng giao chỉ huy binh hùng tướng mạnh. Trong quá trình cầm quân, Bố Đông được đề cử tham gia xây dựng hệ thống phòng ngự ở thành Đa Bang. 

Khi quân Minh sắp tràn sang xâm lược, Bố Đông hiến kế đem quân đánh chặn giặc ngay địa đầu biên giới. Đây là kế sách mà cha ông ta từ thời Bà Trưng, Lý Nam Đế, Lê Đại Hành... đã áp dụng. Cách đánh phủ đầu này để làm mất đi nhuệ khí của quân giặc, ngăn không cho chúng cơ động đánh sâu, lấn rộng vào nội địa. Song vua quan nhà Hồ đã không thực hiện kế sách này. Không lâu sau đó, Bố Đông bị bệnh qua đời, không chứng kiến kết cục bi thảm của nhà Hồ.

Trong Đại Việt Sử ký toàn thư có đoạn: "Vào năm Bính Tuất (1406), khi phòng ngự thành Đa Bang, [Trung Liệt] dâng kế sách đưa quân lên biên giới đón đánh, không cho quân giặc tiến vào đất ta, không để chúng ỷ vào trường binh và thông được đường tiến quân. Nhưng các tướng không theo kế ấy. Bố Đông bị bệnh rồi chết”.

Trong Phủ biên tạp lục cũng có đoạn viết tương tự: “Thuận Tông, Quang Thái năm thứ 4, Lê Quý Ly được lệnh đem quân đi tuần hành Hóa Châu, duyệt quân đội sửa thành trì. Khi ấy bắt được tướng Chiêm Thành là Bố Đông người có tài trí được dùng làm tướng. Đến thời nhà Hồ, quân Minh kéo sang đánh, nhà Hồ sai Bố Đông đắp thành Đa Bang để cố giữ giới hạn phía tây sông Nhị Hà.

Bố Đông xin chọn quân tinh nhuệ đem lên biên giới đón chặn quân giặc không nên cho quân giặc tràn vào đồng bằng, nhưng trước ấy không được nghe theo. Kịp đến lúc tướng nhà Minh là Trương Phụ kéo quân thẳng đến Bạch Hạc cùng với Mộc Thạch hợp binh lại  đánh về thành Đa Bang, thuận dòng mà tràn xuống, họ Hồ không thể chống lại được nữa, mới hối không dùng lời khuyên của Bố Đông”.

Và trong sách Kiến văn tiểu lục, tác giả Lê Quý Đôn cũng từng ca ngợi tài năng của Bố Đông như sau: “Chiêm Thành là một nước nhỏ, cũng không hiếm nhân tài. Bố Đông đầu hàng Hồ Quý Ly được phong làm quan và được theo họ Hồ.

Khi quân nhà Minh sang xâ‌m lấ‌n, Quý Ly sai đắp thành Đa Bang (nay ở xã Cổ Pháp, huyện Tiên Phong) làm kế giữ vững lấy phía tây sông Nhị. Bố Đông nói: “Nên chọn quân tinh nhuệ, đón đánh ngay ở biên cảnh, đừng để giặc vào được đất bằng, chúng sẽ cậy có trường binh mà thông suốt được những nơi huyết mạch trong nước”.

Các tướng không nghe theo kế ấy, thành ra tướng nhà Minh là Trương Phụ kéo quân đến Tiên Phúc, đi tắt lên Bạch Hạc, hội họp với Mộc Thạch, phá tan thành Đa Bang rồi thuận theo dòng nước xuôi xuống, không sao chống đỡ được, lúc ấy mới nghĩ đến lời nói của Bố Đông là đúng”...

Xem thêm: Chuyện ít biết về vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ Tây

Đọc thêm

Nam Phương Hoàng hậu - người phụ nữ có nghi lễ đăng quang hoành tráng nhất lịch sử triều Nguyễn cuối cùng lại chết cô đơn nơi xứ người. Mộ phần của bà được đặt tại một vùng quê miền Trung nước Pháp.

Thăm nơi an nghỉ của Nam Phương Hoàng hậu - người phụ nữ có '1 - 0 -2' trong lịch sử triều Nguyễn
0 Bình luận

Từ khi bước sang tuổi 40, Nizam Đệ Thất bắt đầu thực hành lối sống tiết kiệm đến kỳ lạ. Ông mặc quần áo rách nát và mỗi ngày chỉ tiêu 30.000 đồng.

Lối sống tiết kiệm kỳ lạ của vị vua sở hữu khối tài sản kếch xù có thể 'nuôi cả thế giới': Mỗi tuần chỉ tiêu 30.000 đồng
0 Bình luận

Nam Phương Hoàng hậu đã trút hơi thở cuối cùng khi bác sĩ chưa kịp đến thăm bệnh. Trong đám tang của bà không có mặt cựu hoàng Bảo Đại.

Chuyện chưa kể về phút lâm chung Nam Phương Hoàng hậu
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất