Cuộc đời tận tâm với vua, với nước, lòng dạ sáng tựa sao băng của vị tướng tài Lê Văn An

Sinh thời, Lê Văn An là bậc dũng tướng đa mưu, văn võ song toàn, từng trải hơn trăm trận lớn nhỏ. Cả cuộc đời ông luôn tận tâm với vua, với nước, lòng dạ sáng tựa sao băng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khai quốc công thần Lê Văn An là ai?

Theo gia phả họ Lê Văn ở làng Diên Hòa (xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), Lê Văn An (1384-1437). Ông nội của Lê Văn An nguyên quán ở Vạn Ty thành Gia Định. Vì mưu cầu cuộc sống, cả gia đình nhiều phen chuyển đổi nơi ở, cuối cùng an cư ở tại Mục Sơn. 

Theo Ngọc phả họ Đinh Thanh Hóa, Lê Văn An đến tụ nghĩa tại Lam Sơn vào ngày 25/5 năm Ất Mùi (1415), trước Hội thề Lũng Nhai 1 năm, trước ngày khởi nghĩa 3 năm. 

Theo Đại Việt thông sử (Chư thần truyện) thì: "Lê Văn An người sách Mục Sơn (nay là xã Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hóa), theo vua Thái Tổ dấy binh, được trao chức Thứ Thụ vệ kỵ binh trong quân Thiết Độ. Khi nhà vua cùng 18 bề tôi thân cận tổ chức hội thề thì tên ông ở hàng thứ 3. Trải hơn một trăm trận lớn nhỏ, khi tấn công cũng như khi phòng thủ, ông đều có nhiều công lao”. 

vi-tuong-le-van-an-va-nhung-tran-danh-vang-danh-su-viet-9
Nghĩa quân Lam Sơn

Như vậy, Lê Văn An đến Lam Sơn trước khi Lê Lợi tổ chức Hội thề Lũng Nhai. Cùng thời điểm đó, con trai ông là Lê Biếm - một thanh niên khỏe mạnh được Lê Lợi thu nhận, cho tham gia lực lượng nghĩa binh của Lam Sơn.

Sinh thời,  Lê Văn An là bậc dũng tướng đa mưu, văn võ song toàn, từng “trải hơn một trăm trận lớn nhỏ” nên rất dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Sự nghiệp của Lê Văn An thể hiện tập trung nhất qua mấy trận đánh quan trọng.

Những trận đánh nổi danh của Lê Văn An

Trận Khả Lưu và trận Tân Bình - Thuận Hóa

Theo ghi chép, cuối năm 1424, trên cơ sở chấp thuận và tán đồng mạnh mẽ đối với kế hoạch xuất sắc của Nguyễn Chích, Lam Sơn ồ ạt tấn công vào Nghệ An. Tại đây, một trong những trận đánh quan trọng nhất của nghĩa quân chính là Khả Lưu. Lê Văn An chính là người chỉ huy trận đánh quan trọng này. 

Khả Lưu là trận đấu quan trọng buộc quân Minh lâm vào thế bị dồn ép để rồi mất khả năng cứu nguy cho nhau. Kể từ đây, tương quan thế và lực giữa đôi bên nhanh chóng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho nghĩa quân Lam Sơn

ở trận đó, quân ta đã bắt sống được tướng giặc Chu Kiệt, chém đầu tướng Hoành Thành. Đây là trận được "Lam Sơn thực lực" mô tả khá tỉ mỉ. Trong trận này, Lê Văn An vừa là tướng chỉ huy, cũng là người đã lập công lớn, “Ông xông lên trước, hãm thế trận của giặc và đánh lui chúng (Đại Việt thông sử, Chư phần truyện).

vi-tuong-le-van-an-va-nhung-tran-danh-vang-danh-su-viet-8

Sau thắng lợi ở trận Khả Lưu, Lê Lợi cho quân vây hãm thành Nghệ An. Bấy giờ để đề phòng tướng giặc có thể từ vùng Tân Binh và Thuận Hóa bất ngờ đem quân ra ứng cứu, Lê Lợi liền sai các tướng như Trần Nguyên Hãn, Lê Nỗ, Lê Đa Bồ, đem hơn một ngàn bộ binh cùng với một thớt voi, ồ ạt tấn công vào phía Nam.

Khi lực lượng này xuất trận chưa bao lâu thì Lê Lợi tiếp tục sai Lê Văn An, Lê Ngân, Lý Triện và Lê Bôi, lãnh hơn 70 chiến thuyền, tiến gấp theo tiếp ứng. Sự phối hợp nhịp nhàng nhưng không kém phần mãnh liệt của thủy bộ Lam Sơn đã khiến cho quân địch hoảng loạn.

Chỉ trong một thời gian ngắn, toàn bộ vùng Tân Bình và Thuận Hóa đã được nghĩa quân Lam Sơn giải phóng. Trong chiến thắng vang dội này có một phần đóng góp không hề nhỏ của vị tướng Lê Văn An.

Đến năm 1427, Lê Văn An được Lê Lợi phong làm Thiếu bảo tổng quản trông coi việc quân ở Quốc Oai thượng, Quốc Oai trung, Tam Đái và Quảng Oai. Bên cạnh đó, vua còn cho phép Lê Văn An "nếu có viên chấp lệnh, hay giám quan nào không theo tiết chế của ngươi thì được quyền chém trước tâu sau".

Tướng chỉ huy cuộc vây hãm và dụ hàng thành Nghệ An

Sau trận đánh lớn ở Tân Bình và Thuận Hóa, Lê Văn An lại cùng các tướng đem quân tiến gấp ra Nghệ An. Ở đây, kế hoạch tấn công ra giải phóng vùng đồng bằng Thanh Hóa đã được Bộ chỉ huy Lam Sơn thông qua.

Đây là một kế hoạch hết sức táo bạo, bởi lẽ, giặc ở Thanh Hóa mạnh hơn giặc ở Nghệ An. Và nếu sơ hở trong cuộc vây hãm đối với thành Nghệ An, thì rất có thể, giặc sẽ từ hai hướng Nam, Bắc khác nhau là Nghệ An và Thanh Hóa, sẽ phối hợp để tiêu diệt lực lượng của Lam Sơn ngay trên đường hành quân.

Để ngăn chặn khả năng này, Lê Lợi đã tin cậy cử Lê Văn An ở lại, chỉ huy toàn bộ lực lượng vây hãm thành Nghệ An. Lê Văn An siết chặt vòng vây, thẳng tay trừng trị những kẻ ngoan cố, cả gan dám đánh lén vào hàng ngũ của ông. Đồng thời, liên tiếp kêu gọi giặc đầu hàng.

Tiếp đó, Lê Văn An cùng các tướng Lưu Nhân Trú, Lê Sát, Lê Lý, Lê Khôi đồng loạt tấn công, chém đầu hơn 5 vạn tên. Tướng chỉ huy cao cấp của giặc khi đó là Thái Phúc đã đầu hàng. Sự kiện này lại cho thấy tinh thần giặc đã hoảng loạn nghiêm trọng và ý chí của nghĩa quân Lam Sơn được khích lệ mạnh mẽ.

Lập công ở trận Xương Giang

Sau khi Thái Phúc đầu hàng, Lê Văn An được lệnh tiến ra Đông Quan. Bây giờ, Lam Sơn đã thắng trận quyết chiến vang dội ở Tốt Động - Chúc Động, đẩy Tổng binh Vương Thông của giặc từ vị trí của một viên tướng đi cứu nguy, trở thành một kẻ kêu cứu thảm thiết.

Cùng lúc, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định đánh trận chiến cuối cùng ở ải Chi Lăng - Xương Giang. Đại bộ phận quân tinh nhuệ của Lam Sơn được điều động vào trận đánh lịch sử này. Bên cạnh đó, 1 bộ phận khác được điều lên ải Lê Hoa để đánh chặn đạo quân của Mộc Thạnh, và một bộ phận khác nữa cũng được bố trí ở lại để tiếp tục bao vây, tiếp tục dụ hàng thành Đông Quan.

vi-tuong-le-van-an-va-nhung-tran-danh-vang-danh-su-viet-6

Lê Văn An cùng tướng Nguyễn Lý đem 3 vạn quân tiếp ứng cho các tướng sĩ Lam Sơn ở trận Chi lăng - Xương Giang. Ông là một trong những tướng đã lập công to lớn trong trận tập kích vào Xương Giang (tháng 11/1427).

Theo ghi chép, vua sai Lê Văn An cùng Lê Lý (tức Nguyễn Lý - NKT) đem 3 vạn quân lên hỗ trợ cho tướng Lê Sát làm thế ỷ giốc (Thuật ngữ quân sự cổ: nghĩa là trên dưới, sau trước, phải trái và trong ngoài cùng dựa vào nhau). 

Lê Văn An liên tục đánh phá quân của Thôi Tụ và Hoàng Phúc, vân hãm chúng ở Xương Giang. Tiếp đó, ông cùng các tướng hợp sức đánh phá giặc, bắt sống được Thôi Tụ và Hoàng Phúc cùng 3 vạn quân địch. Thiên hạ từ đó đại định.

Công trạng được sử sách ghi danh

Nhờ những công lao trên, vào năm 1428, khi Lê Lợi lên ngôi vua, Lê Văn An được phong làm Nhập nội thiếu úy, Tư Mã, hàm Suy trung Bảo chính công thần, tham dự triều chính. Năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), nhà Lê dựng biển khắc tên công thần, Lê Văn An cũng có tên ở trong số đó. Cũng năm này, ông được ban tước Đình Hầu.

Vào năm Thuận Thiên thứ 5 (1432) ông được gia hàm Tán Trị Hiệp Mưu Công thần, Nhập nội Kiểm hiệu Tư không, Bình Chương Quân Quốc Trọng sự. Đến năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), dưới triều vua Lê Thái Tông, Lê Văn An được cử làm Tư mã Bắc Đạo và nhờ có công trấn trị ở vùng này, ông được gia phong làm Nhập nội Đại Tư mã, Đô Đốc Đồng Tổng quản Bắc Đạo.

Vào ngày 9/4 năm Đinh Tỵ (1437), Lê Văn An đột ngột qua đời vì bạo bệnh. Sau khi ông mất, vua Lê Thái Tông truy tặng chức Tư không, ban tên thụy là Trung Hiếu. 

Sinh thời, "trong số võ tướng, ông là người hòa nhã và giản dị, thường dùng lễ để tiếp đãi các bậc sĩ đại phu” (Đại Việt thông sử, Chư thần truyện). Đến đời vua Lê Thánh Tông xét lại công lao các vị đại thần thời Thái Tổ, Lê Văn An được gia phong Khắc Quốc Công.

Vào năm Đinh Dậu (1597) - đời vua Lê Kính Tông (niên hiệu Hoàng Định) đã cho xây dựng đền thờ Khắc Quốc Công Lê Văn An. Trước kia đền được xây dựng ở sách Mục Sơn nhưng đến thời Lê Trung Hưng, công thần Lê Duy Trinh dời về làng Diên Hào. Đến năm 1740 vua Lê Hiển Tông đã sắc phong cho Lê Văn An là Thượng Đẳng Phúc thần.

Đền thờ vị tướng tài này được xây dựng quay mặt về hướng Nam, không gian cao ráo, thoáng đãng, liền kề sông Nông Giang. Ngôi đền nhìn thẳng về hướng đồng ruộng bao la, trù phú của xã Xuân Phú và xã Xuân Thắng. Không gian của đền có được vượng khí đắc địa tụ linh, tụ phúc tạo nên sự linh thiêng, huyền bí.

Đền thờ hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật vô cùng quý giá như: Ngai thờ bằng đá, thánh vị bằng đá ghi thánh tổ Lê Văn An, hai cây đèn đá, ba đài thờ đá, đôi nến, mâm bồng đá… Cùng với nhiều đồ thờ bằng gỗ quý như: Ngai thờ tổ Nguyễn Thọ, Bài Vị, Mâm bồng và nhiều bản gia phả bằng chữ Hán được viết dưới thời vua Tự Đức, ba đạo sắc phong của vua Lê Hiển Tông và vua Duy Tân (Triều Nguyễn)… Đây đều là những hiện vật có nhiều giá trị trên nhiều lĩnh vực của lịch sử dân tộc.

Đền thờ Lê Văn An còn lưu giữ câu đối như đã đúc kết lại công trạng của một tướng lĩnh, một vị quan mẫu mực trong chế độ phong kiến lúc bấy giờ: “Khai quốc bình Ngô quang vạn đại / Chiêu dân bồi tượng trạch di thâm”

Cả cuộc đời Lê Văn An tận tâm với vua, với nước, lòng dạ sáng tựa sao băng. Trong các võ tướng thời Lê Sơ, Lê Văn An là người điềm đạm, giữ lễ nghĩa, được giới sĩ phu cả nước lúc bấy giờ quý trọng.

Xem thêm: Giai thoại về vị tướng "lắm tài nhiều tật": Sống phóng túng nhưng làm giàu giỏi bậc nhất Đại Việt

Đọc thêm

Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã lật đổ 2 tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Tuy nhiên, vị vua này qua đời đột ngột ở tuổi 39 với nhiều giai thoại bí ẩn được lưu truyền trong dân gian.

Cái chết không rõ ràng của Quang Trung - Nguyễn Huệ, vị tướng bách chiến bách thắng
0 Bình luận

Nguyễn Kim là lão tướng thiện chiến có công phù Lê diệt Mạc. Ấy vậy mà ông lại yểu mệnh, chết oan chỉ vì một miếng dưa hấu.

Đại tướng Nguyễn Kim: Bề tôi tận trung, anh hùng nơi sa trường chết yểu vì 1 miếng dưa hấu
0 Bình luận

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được mệnh danh là "Đại tướng đánh thắng nhiều đại tướng nhất". Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đánh bại các danh tướng của Pháp và Mỹ.

12 tướng lĩnh tài danh của Pháp và Mỹ đại bại dưới tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp
0 Bình luận


Bài mới

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 44 phút trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Đề xuất