Ukraine nằm ở đâu và Ukraine có mâu thuẫn gì với Nga?

Ukraine xác nhận Nga phát động ‘cuộc tấn công toàn diện’. Trong khi đó phía Nga khẳng định, chỉ tấn công các cơ sở quân sự, không đánh vào TP và dân thường Ukraine.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chiến sự đã nổ ra

​​Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Nga đã phát động "tấn công toàn diện", và kêu gọi quốc tế ngăn chặn Tổng thống Vladimir Putin ngay lập tức.

"Ông Putin đã phát động tấn công toàn diện vào Ukraine. Các thành phố yên bình của Ukraine đang bị tấn công", Guardian dẫn lời ông Kuleba nói ngày 24/2.

“Người Ukraine sẽ tự vệ và giành chiến thắng. Thế giới có thể và phải ngăn chặn ông Putin. Thời gian hành động là ngay bây giờ", ông nói thêm.

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga-6
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (Ảnh: Reuters)

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko cũng xác nhận cuộc tấn công của Nga đã bắt đầu. Trong một tuyên bố được đăng trên trang Facebook, ông cho biết: “Cuộc tấn công đã bắt đầu. Vừa có tên lửa vào sở chỉ huy quân sự, sân bay, kho quân sự, gần Kiev, Kharkiv và Dnepr”.

“Tiếng súng ở biên giới đang được nghe thấy. Kể từ này, sẽ có một thực tế địa chính trị mới trên thế giới”, ông cho hay.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận rằng các địa điểm quân sự của Ukraine đang bị tấn công. Phát biểu trong một video trên trang cá nhân, ông đã ban bố thiết quân luật trên toàn đất nước.. Ông kêu gọi người dân bình tĩnh, tốt nhất là không rời nhà. Ông nói. Ukraine "mạnh mẽ" và sẽ "đánh bại bất cứ ai".

Interfax cho biết các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các cơ sở quân sự trên khắp Ukraine và quân đội Nga đã đổ bộ vào các thành phố cảng phía nam Odessa và Mariupol. Tờ này thông tin thêm nhân viên và hành khách đã sơ tán khỏi sân bay Boryspil tại Kiev.

Trong khi đó, Đài RT ngày 24/2 dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này chỉ tấn công các cơ sở quân sự của Ukraine như một phần của chiến dịch đang diễn ra ở Ukraine. Theo đó, các vũ khí được sử dụng để chống lại cơ sở hạ tầng quân sự, địa điểm phòng không, sân bay quân sự và máy bay, theo hãng tin RIA Novosti.

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga-5
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: CNN)

Nga cũng khẳng định không tấn công vào các thành phố của Ukraine. Thông báo cũng cho biết dân thường không bị đe dọa. 

Trước đó, ngày 24-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã triển khai một "hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraine. Ông cho biết mục tiêu của hành động là "phi quân sự hóa" vài tuyên bố rằng đó là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ các nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk ly khai và Nga.

Ukraine nằm ở đâu?

Ukraine là một quốc gia chủ quyền ở Đông Âu, giáp với Nga ở phía đông và đông bắc; giáp với Belarus ở phía tây Bắc; giáp với Ba Lan và Slovakia ở phía tây; giáp với Hungary , Romania và Moldova ở phía tây nam; giáp với biển Đen ở phía nam và biển Azov ở phía đông nam.

Hành chính

Tên tiếng Anh: Ukraine 

Loại chính phủ: Tổng thống nghị viện 

ISO: ua, UKR 

Tên miền quốc gia: ua 

Múi giờ: +2:00 

Mã điện thoại: +380 

Thủ đô: Kiev 

Các thành phố lớn: Dnipropetrovsk, Donetsk, Kharkiv, Lviv, Odesa

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga-8
Vị trí của Ukraine

Địa lý 

Diện tích: 601.628 km². 

Địa hình: chủ yếu bằng phẳng; 95% đất đai là đồng bằng và 5% là núi. 

Khí hậu: hai vùng khí hậu: ôn đới và cận nhiệt đới (bờ nam Crimea) 

Nhân khẩu 

Dân số: 43.733.759 người (07/2020 theo DanSo.org) 

Dân tộc chính: Ukraina, Nga, Belarusians, Moldovans, Hungari, Bulgarians, Jews, Ba Lan, Crimean Tatars, và các nhóm khác. 

Tôn giáo: Chính thống Ucraina, Công giáo Hy Lạp Ucraina, Do Thái giáo, Công giáo La Mã, Hồi giáo 

Ngôn ngữ: Ukrainian (chính thức), Nga, khác

Kinh tế

Tài nguyên: hạt, đường, hạt hướng dương. 

Sản phẩm Nông nghiệp: than, quặng sắt, dầu khí, sỏi, muối; Ozocerite và trầm tích lưu huỳnh lớn nhất trên thế giới. 

Xuất khẩu: kim loại đen và kim loại màu, nhiên liệu và sản phẩm dầu mỏ, hóa chất, máy móc thiết bị vận tải, thực phẩm. 

Đối tác xuất khẩu: Nga 12,7%, Thổ Nhĩ Kỳ 7,3%, Trung Quốc 6,3%, Ai Cập 5,5%, Ý 5,2%, Ba Lan 5,2% (2015) Nhập khẩu: năng lượng, máy móc, thiết bị, hóa chất. 

Đối tác nhập khẩu: Nga 20%, Đức 10,4%, Trung Quốc 10,1%, Belarus 6.5%, Ba Lan 6.2%, Hungary 4.2% (2015) 

Tiền tệ: Ucraina Hryvnia (UAH) 

GDP: 150,40 tỷ USD (2019 theo IMF)

Theo tìm hiểu, Ukraine hiện đang tranh chấp lãnh thổ với Nga về bán đảo Crimean mà Nga đã sát nhập vào năm 2014 nhưng Ukraine và hầu hết các cộng đồng quốc tế công nhận nó thuộc quyền sở hữu của Ukraine.

Ukraine được coi là vựa lúa mì của cả thế giới do đất canh tác màu mỡ và nó vẫn là 1 trong những nước lớn nhất trên thế giới về xuất khẩu ngũ cốc. Nhưng những thế, Ukraine còn có 1 khu vực lớn công nghiệp nặng, đặc biệt là trong không gian vũ trụ và thiết bị công nghiệp.

Ukraine là một nước cộng hòa đơn nhất dưới một hệ thống bán tổng thống với quyền hạn riêng biệt: lập pháp , hành pháp và tư pháp. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Kiev. Ukraina có nền quân sự lớn thứ hai ở châu Âu chỉ  sau Nga. Ukraine là ngôn ngữ chính thức của Ukraine; bảng chữ cái của nó là Cyrillic.

Vùng ly khai Ukraine ở đâu?

Ngày 21/2, truyền thông Nga phát cảnh Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận sự độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DNR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LNR).

“Tôi cho rằng cần phải đưa ra quyết định mà lẽ ra phải được đưa ra từ lâu để công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk”, ông Putin nói. Giờ đây, các nhà lập pháp Nga sẽ được yêu cầu xem xét tuyên bố về tình hữu nghị và sự ủng hộ với hai khu vực này.

Hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk, nằm ở vành đai phía Đông Ukraine, được nhóm ly khai lập ra từ năm 2014. Được biết, hai vùng ly khai này thuộc Donbass, trước chiến tranh là trung tâm công nghiệp với các nghề khai thác mỏ và sản xuất thép, cũng như là nơi có trữ lượng than lớn.

Dù nhóm ly khai tuyên bố tất cả khu vực thành phố Donetsk và Lugansk phía Đông Ukraine là lãnh thổ của họ, nhưng họ chỉ kiểm soát khoảng một phần ba diện tích (theo một số ước tính là khoảng 16.834 km vuông, phần giáp Nga). Hiện vẫn chưa rõ liệu Nga có công nhận các khu vực kiểm soát thực tế của hai nước cộng hòa tự xưng này hay không.

Lịch sử mâu thuẫn

Cuối năm 2013, đầu năm 2014, sau khi Tổng thống Ukraine khi đó là Viktor Yanukovych, quyết định không ký kết một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu, các cuộc biểu tình lớn của những người phản đối nổ ra. Hoạt động biểu tình trở nên ngày càng mất kiểm soát và gây nhiều thương vong. Ông Yanukovych bỏ sang Nga và bị Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truất.

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga-9
Bản đồ thể hiện khu vực ly khai Ukraine (Nguồn: Will Chase/TNZT)

Sau khi ông Yanukovych  ra đi, người dân ở Crimea tổ chức trưng cầu dân ý tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Xung đột giữa chính quyền mới ở Kiev với miền Đông chủ yếu nói tiếng Nga leo thang thành các cuộc giao tranh.

Lực lượng ly khai ở Donetsk và Lugansk tổ chức trưng cầu dân ý để tuyên bố độc lập khỏi Ukraine. Kiev và phương Tây cáo buộc Nga hỗ trợ quân nổi dậy bằng quân đội và vũ khí, nhưng Nga phủ nhận.

Các cuộc đụng độ giữa phe ly khai và lực lượng do Kiew hậu thuẫn vẫn tiếp tục từ năm 2014, khiến 14.000 người chết. Bạo lực, chia rẽ và suy thoái kinh tế đã gây thiệt hại nặng nề. Hơn 2 triệu người đã bỏ đi

Đến năm 2015, Nga và Ukraine đã nhất trí về thỏa thuận hòa bình Minsk, một kế hoạch do Pháp và Đức làm trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Kiev và phe ly khai. Theo thỏa thuận, Ukraine sẽ trao cho hai khu vực một địa vị đặc biệt và quyền tự chủ đáng kể để đổi lấy việc giành lại quyền kiểm soát biên giới với Nga.

Tuy nhiên sau đó thỏa thuận này đi vào bế tắc. Ông Putin cáo buộc Ukraine không có ý định thực hiện các điều khoản. Ukraine tìm cách sửa đổi thỏa thuận khi cho rằng các điều khoản của Nga sẽ mang lại cho Moskva quyền lực để tác động đến chính sách đối ngoại của Ukraine và làm suy yếu chủ quyền của nước này.

Thỏa thuận Minsk có gì?

Các thỏa thuận Minsk được ký kết vào năm 2014 và 2015

Với thỏa thuận Minsk I (2014), Ukraine và phe ly khai đồng ý ngừng bắn với 12 điều khoản, bao gồm trao đổi tù nhân, cung cấp viện trợ nhân đạo và rút vũ khí hạng nặng. Thỏa thuận nhanh chóng đổ vỡ, với sự vi phạm của cả hai bên, theo Reuters.

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga-0
Thỏa thuận Minsk II được kí kết năm 2015

Đại diện của Nga, Ukraine, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và lãnh đạo hai khu vực ly khai sau đó đã ký thỏa thuận Minsk II 13 điểm vào tháng 2/2015. Song một số bước quân sự và chính trị đề ra theo thỏa thuận này vẫn chưa thực hiện được. Nga cho rằng, họ không phải một bên trong cuộc xung đột nên không bị ràn buộc bởi các điều khoản.

Ví dụ, điểm 10 kêu gọi rút tất cả lực lượng vũ trang và thiết bị quân sự của nước ngoài khỏi hai khu vực Donetsk và Lugansk: Ukraine nói điều này ám chỉ các lực lượng từ Nga, nhưng Moskva phủ nhận việc có bất kỳ lực lượng nào ở khu vực xung đột.

Các điều khoản khác đề cập đến việc tăng cường đối thoại và thừa nhận địa vị đặc biệt của Donetsk và Lugansk, cũng như khôi phục toàn quyền kiểm soát biên giới của chính phủ Ukraine. Thỏa thuận cũng đề ra một đường ranh giới tạm thời (Line of Contact) ngăn cách các khu vực do lực lượng chính phủ và phi chính phủ kiểm soát.

Tại sao Donetsk và Lugansk không sáp nhập làm một?

Trong hoàn cảnh cùng đối phó với lực lượng chính phủ, đã có những thảo luận về việc hợp nhất hai cộng hòa nhân dân tự xưng là DNR và LNR thành Novorossiya (nước Nga mới), song điều này không thành hiện thực.

Cụ thể, cả Donetsk và Lugansk đều từng công bố ý định hợp nhất thành Novorossiya vào tháng 5/2014. Tuy nhiên, đến tháng 5/2015, lãnh đạo “quốc hội chung” Oleg Tsarev thông báo rằng kế hoạch này bị tạm hoãn. Lý do được Tsarev đưa ra là Novorossiya không phù hợp với thỏa thuận Minsk II.

Ukraina-nam-o-dau-va-Ukraina-co-mau-thuan-gi-voi-Nga
Người dân Donbass đổ ra đường ăn mừng sau khi Nga tuyên bố công nhận hai nhà nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk (Ảnh: Sputnik)

Thỏa thuận kêu gọi các cuộc bầu cử địa phương được tổ chức ở từng khu vực do phe ly khai kiểm soát ở Donetsk và Lugansk theo luật pháp Ukraine để quyết định về "chính quyền địa phương tự trị" - đây chính là điều khiến nhà nước tự xưng Novorossiya khó có thể được hình thành.

Bên cạnh đó một số lãnh đạo DNR cũng cho biết rằng Novorossiya không nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài, cụ thể hơn ở đây là Nga, bởi Moskva khi đó muốn tìm một giải pháp chính trị để giải quyết vấn đề Donbass thông qua Minsk II.

(Tổng hợp)

Xem thêm: Những mốc thời gian quan trọng từ ngày Nga đưa quân áp sát Ukraine đến khi chiến sự nổ ra

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Ngay sau khi lên ngôi, vua Quang Trung đã có nhiều quyết định quan trọng giúp đề cao chữ Quốc ngữ, thoát li chữ Hán.

Quyết định quan trọng của Quang Trung sau khi lên ngôi giúp đất nước phát triển, thoát li chữ Hán
0 Bình luận

Trong quá trình đi tìm kiếm lại cha mẹ đẻ, người phụ nữ sinh năm 1976 bất ngờ phát hiện thân thế không hề tầm thường của mình. Cô thực chất là công chúa thuộc dòng dõi hoàng tộc.

Người phụ nữ phát hiện mình là công chúa sau 28 năm và hành trình cứu rỗi đất nước
0 Bình luận

Ở đất nước này, từ khi sinh ra cho đến khi thác đi, người dân chỉ uống trà sữa. Họ uống trà sữa thay nước mỗi ngày, hương vị của thức uống này còn được thay đổi theo mùa, theo thời tiết.

Kỳ lạ đất nước người dân uống trà sữa thay nước lọc, hương vị thay đổi theo từng mùa
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Công an Phú Thọ kịp thời cứu nạn người dân trong mưa lớn

Trong lúc đi tuần tra, phát hiện người phụ nữ bị tai nạn giao thông nằm bất động ven đường, các chiến sĩ công an xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Trúng 14 tờ vé số, chàng trai Đắk Lắk liền chi tiền nhờ đại lý vé số mua quà tặng người khó khăn

Sau khi trúng 14 tờ vé số độc đắc trị giá 28 tỷ đồng, chàng trai Đắk Lắk ngay lập tức trao lại cho đại lý vé số 50 triệu đồng nhờ mua quà tặng cho những người khó khăn.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Câu chuyện phía sau khoảnh khắc anh trai dắt theo em gái đi thi gây xúc động

Đằng sau khoảnh khắc “bão mạng” dắt em gái đi thi lớp 10, ít ai biết rằng nam sinh Nguyễn Mạnh Đức từng phải nghỉ học 3 năm vì biến cố gia đình, sau khi quay trở lại trường học em đã rất nỗ lực, phấn đấu trở thành học sinh xuất sắc của trường.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Phép màu từ trái tim người lại thắp lên hy vọng cho cậu bé 11 năm chiến đấu với bệnh suy tim bẩm sinh

Gần 11 năm qua, vợ chồng chị Nguyễn Thị Mây lúc nào cũng sống trong cảnh thấp thỏm “không biết con rời đi lúc nào” khi nhìn cậu con trai duy nhất oằn mình chiến đấu với căn bệnh suy tim bẩm sinh.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chàng trai 22 tuổi ở Quảng Ninh dũng cảm lao mình ra dòng nước xiết cứu người bị đuối nước

Nghe tiếng kêu cứu “Các anh ơi, làm ơn cứu bạn em với! Bạn em vừa bị chìm xuống sông rồi”, chàng trai 22 tuổi quê Hải Hà liền lội vàng lao mình xuống dòng sông cứu nạn nhân lên bờ.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Xúc động bức thư người con cảm ơn lực lượng Công an cứu mẹ rơi xuống giếng sâu

Để cảm ơn các cán bộ, chiến sỹ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH và Công an xã Quang Thịnh (Lạng Giang) đã kịp thời cứu mẹ bị rơi xuống giếng sâu, người con gái đã tự mình viết một bức thư tay đầy cảm động.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Ấm lòng quán cơm chay 0 đồng ở Buôn Ma Thuột dành cho người khó khăn

Quán cơm chay 0 đồng ở TP.Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) 2 năm qua là địa chỉ giúp đỡ những người lao động khó khăn, người già neo đơn, tàn tật có một bữa ăn đầy đủ.

Ấm lòng quán chay 5.000 đồng ở TP.HCM: “Bán như thế vì muốn trả ơn cuộc đời!”

Giữa lòng Sài Gòn, quán chay của chị Vương Kim Long (38 tuổi) vừa mở 2 tiếng là hết sạch bởi đến đây bà con không chỉ được ăn ngon mà còn được ăn với mức giá vô cùng rẻ 5.000 đồng/phần.

Hải An
Hải An 05/06
Xúc động hình ảnh nam sinh gãy tay chân được tình nguyện viên hỗ trợ vào phòng thi

Giữa thời tiết nắng nóng, các tình nguyện viên áo xanh không ngại ngần chung tay hỗ trợ, đưa đón nam sinh gãy tay chân đến phòng thi.

Hải An
Hải An 04/06
“CHẠM 18: THE GLANZ”: MIỀN KÝ ỨC RỰC RỠ CỦA TUỔI HỌC TRÒ TẠI THPT CHUYÊN KHXH&NV.

Chương trình CHẠM 18: THE GLANZ được tổ chức bởi sự kết hợp giữa CLB Báo chí Humans of HSSH và Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã đánh dấu sự trưởng thành của những nam thanh nữ tú khoá thứ ba đến từ “ngôi trường chuyên trẻ tuổi”.

Nghĩa cử cao đẹp của bác sĩ quân y đã cứu sống nam thanh niên gặp tai nạn

Trên đường trở về đơn vị sau khi đi công tác, hai bác sĩ quân y đã gặp một vụ tai nạn giao thông trên phố Văn Cao (Ba Đình, Hà Nội). Không chút do dự, cả hai yêu cầu lái xe dừng lại để kiểm tra tình hình và kịp thời có phương án hỗ trợ người bị nạn.

Hải An
Hải An 03/06
Nữ điều dưỡng kịp thời cứu sống bà cụ đuối nước tại Nghệ An

Giữa hàng trăm người hoảng loạn, nữ điều dưỡng trẻ Lê Thị Mai đã bình tĩnh ép tim liên tục, cứu sống cụ bà bị đuối nước tại bãi biển Diễn Thành.

Hải An
Hải An 02/06
Giải cứu thành công cụ bà 84 tuổi mắc kẹt dưới giếng sâu

Mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã kịp thời cứu sống một cụ bà 84 tuổi ở huyện Lạng Giang bị rơi xuống giếng nước.

Hải An
Hải An 02/06
Bức thư xúc động của vợ chồng sản phụ Singapore gửi tới bác sĩ Việt Nam sau ca thông tim: “Cảm ơn vì bạn không từ bỏ!”

Sau thành công của ca thông tin bào thai, vợ chồng sản phụ Singapore đã viết thư cảm ơn đội ngũ bác sĩ: “Trải nghiệm này sẽ mãi ở trong tim chúng tôi, không có lời nào diễn tả hết lòng biết ơn đến đội ngũ y tế tuyệt vời của Việt Nam”.

Hải An
Hải An 31/05
Bức thư xúc động của thầy giáo gửi tới các em học sinh lớp 12 nhân ngày chia tay: “Hãy luôn biết ơn và biết cách nói lời cảm ơn”

Nhân ngày chia tay cuối cấp, thầy giáo Phạm Lê Thanh đã viết một bức thư gửi những lời căn dặn tới các em học lớp 12. Bức thư khiến ai đọc cũng bồi hồi, xúc động.

Tin vui: Chính thức từ ngày 1/7/2025, khám bệnh tại nhà, không đúng tuyến, vượt tuyến vẫn được BHYT chi trả 100%

Từ ngày 1/7, nếu đi khám trái tuyến, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên có thể được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp.

Hải An
Hải An 29/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất