Chuyện 'Trạng Me đè trạng Ngọt' trong khoa thi kỳ lạ năm 1508: Ai mới là trạng nguyên thực sự?

Nhiều thế kỷ qua, lịch sử Việt Nam lưu truyền câu chuyện 'trạng Me đè trạng Ngọt' nhưng không phải ai cũng biết tại sao lại có 2 ông trạng này trong khoa thi năm 1508.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, mỗi khoa thi chỉ có tối đa một Trạng nguyên. Tại kỳ thi Đình, sĩ tử phải vừa đỗ đầu, vừa đạt điểm tuyệt đối mới được xem là Trạng nguyên, thế nên có những năm triều đình không có Trạng nguyên nào.

Thế nhưng điều kỳ lạ là, khoa thi năm 1508 lại có tới 2 Trạng nguyên là Trạng Me và Trạng Ngọt. Theo Giai thoại lịch sử Việt Nam, tại trấn Kinh Bắc có 2 người học giỏi nổi tiếng là Nguyễn Giản Thanh (làng Me) và Hứa Tam Tỉnh (làng Ngọt).

Trong đó, Nguyễn Giản Thanh là người làng Ông Mặc (làng Me) huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh ra trong gia đình danh giá, cha là tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm. Từ nhỏ, Nguyễn Giản Thanh đã sở hữu ngoại hình ưa nhìn, có điều kiện học tập đầy đủ, được theo học thầy Đàm Thận Huy - người hay chữ và nổi tiếng bậc nhất thời đó. 

trang-me-de-trang-ngot-ai-moi-la-trang-nguyen-thuc-su-3
Ảnh minh họa

Còn Hứa Tam Tỉnh sinh năm 1481 tại xã Như Nguyệt, huyện Yên Phong. Trái ngược với Nguyễn Giản Thanh, Hứa Tam Tỉnh sinh ra trong một gia đình nghèo khó, ngoại hình đen nhẻm, xấu xí.

Từ nhỏ, Hứa Tam Tỉnh đã nổi tiếng thông minh, nhanh nhẹn. Không có tiền để đi học, ngày ngày Hứa Tam Tỉnh tranh thủ lúc chăn trâu cắt cỏ, đến trường làng nghe lỏm thầy dạy chữ rồi mượn sách của bạn về đọc. Tối đến, ông đốt lá khô lấy ánh sáng đọc sách, tiếp thu nhanh nên ngày càng hay chữ và ứng đối giỏi. 

'Trạng Me đè trạng Ngọt': Ai mới là trạng nguyên?

Sau khi vượt qua kỳ thi Hương và Hội, cả Hứa Tam Tỉnh và Nguyễn Giản Thanh tham gia thi Đình năm 1508 đời vua Lê Uy Mục. Nhận thấy bài thi của Hứa Tam Tỉnh tốt hơn nên các quan dự kiến cho ông đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Giản Thanh đỗ bảng nhãn, Nguyễn Hữu Nghiêm là thám hoa.

Khi tam khôi vào yết kiến Vua, thái hậu cũng có mặt. Nhìn Nguyễn Giản Thanh khuôn mặt tuấn tú, sáng sủa liền hỏi các quan trường thi “Người này chắc là Trạng nguyên?” Không muốn làm mất lòng thái hậu, các quan chủ khảo lúng túng chỉ vào Giản Thanh và Tam Tỉnh nói rằng: “Hai người này tài học ngang nhau nên chúng thần chưa biết lấy ai đỗ Trạng. Xin thái hậu và hoàng thượng phán xét”.

Biết bài của Hứa Tam Tỉnh đỗ cao nhất có thể phong Trạng nhưng lại thấy mẹ nhìn Nguyễn Giản Thanh với ánh mắt quý mến, Vua liền chiều lòng lấy ra bài phú: “Phường thành xuân sắc” (cảnh mùa xuân ở kinh đô) để 2 người đọ tài. 

trang-me-de-trang-ngot-ai-moi-la-trang-nguyen-thuc-sun-1
Ảnh minh họa

Nguyễn Giản Thanh nhanh trí chọn chữ Nôm cũng là sở trưởng của mình, đọc đến đâu thái hậu hiểu đến đấy nên tấm tắc khen ngợi. Còn  Hứa Tam Tỉnh làm bằng chữ Hán nên thái hậu không hiểu gì. Do đó, bà đánh giá bài của Nguyễn Giản Thanh cao hơn.  

Vua biết điều này không hợp lý lắm nên hỏi thêm Giản Thanh: “Trẫm nghe nói khanh người làng Ông Mạc, vậy có gần làng Phù Chấn quê trẫm không?” Dù hai làng không gần nhau nhưng Giản Thanh vẫn đáp: “Tâu hoàng thượng, hai làng liền một cánh đồng”. Khi biết Giản Thanh người Từ Sơn (quê ngoại của mình) lại được thái hậu yêu thích nên Vua đổi cho Giản Thanh đỗ Trạng nguyên, còn Hứa Tam Tỉnh đỗ Bảng Nhãn.

Biết chuyện, giới nho sĩ Kinh Bắc đặt cho Nguyễn Giản Thanh là “Mạo Trạng nguyên”, trong đó “mạo” vừa có nghĩa là diện mạo, vừa có nghĩa là giả mạo. Còn Hứa Tam Tỉnh vẫn được dân gian coi là Trạng nguyên và gọi bằng cái tên Trạng Ngọt. 

Quyết đỗ trạng nguyên để cưới vợ đẹp

Theo sách Đăng Khoa lục sưu giảng, Hứa Tam Tỉnh một lần tình cờ gặp đám rước quan Trấn thủ xứ Kinh Bắc, sau kiệu quan là võng tiểu thư xinh đẹp liền phải lòng. Hứa Tam Tỉnh xin phu cáng cho mình khiêng thay để ngắm mỹ nhân. Về nhà, ông nằng nặc đòi mẹ đến hỏi tiểu thư làm vợ.

Vì quá thương con, bà mẹ đánh liều đến dinh quan. Nghe xong, quan Trấn thủ cười lớn nói với bà mẹ: “Nếu con trai bà muốn vậy thì gọi nó đến đây, ta xem học hành ra sao. Nếu quả là người tài, ta sẽ gả tiểu thư cho”.

Khi Hứa Tam Tỉnh đến hầu quan, thấy ông da đen, người lùn, mặt mũi xấu xí liền thất vọng. Tuy nhiên, thấy đôi mắt Hứa Tam Tỉnh tinh anh nên quan Trấn thủ vẫn hỏi sách vở thì được đối đáp trôi chảy. Quan bảo chàng thanh niên ở lại dinh ăn học, nếu đỗ cao sẽ gả con gái cho. 

trang-me-de-trang-ngot-ai-moi-la-trang-nguyen-thuc-su-2
Ảnh minh họa

Nhờ chăm chỉ học hành, hơn một năm sau Hứa Tam Tỉnh đỗ đầu thi Hương, qua thi hội. Đúng như lời hứa hẹn, quan tổ gả con gái cho Hứa Tam Tỉnh. Tuy nhiên, theo Đăng Khoa lục sưu giảng ghi chép rằng: “Tới khi làm lễ hợp cẩn, tiểu thư vì đã biết Hứa Tam Tỉnh là anh chàng khiêng cáng ngày trước, lại thêm người đen lùn, xấu xí nên chưa ưng lắm, sai người hầu cầm tờ thiếp ra bảo rằng có một vế câu đối, nếu quan tân khoa đối được thì hãy xin làm lễ”.

Vế đối như sau: “Ốc lậu nguyệt xuyên hình như kê noãn, tam tam tứ tứ” (Nghĩa là: Nhà thủng bóng trăng rọi xuống, hình như trứng gà, lốm đa lốm đốm”. Nghĩ mãi không ra, Hứa Tam Tỉnh vừa bực vừa thẹn liền bỏ ra bờ sông. Khi thấy bóng trăng soi lên mặt nước thành hàng nghìn lớp sóng bạc dập dềnh, ông liền quay về ghi vế đối: “Giang trường phong lộng, thế tự long lân, điệp điệp trùng trùng” (Nghĩa là: Sông dài gió lộng, thế như vảy rồng điệp điệp trùng trùng).

Tiểu thư nghe xong liền đồng ý lấy ông. Hôm sau mang câu đố trình cha, quan bảo nhiều khả năng Hứa Tam Tỉnh có thể đỗ Trạng nguyên. Sau này, Hứa Tam Tỉnh ra làm quan cho nhà Lê và nhà Mạc. Sau hai lần đi sứ nhà Minh, ông được thăng Thượng thư bộ Lại, hàm Thiếu bảo, tước Đôn Giáo bá.

Xem thêm: Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cùng giai thoại đấu trí cả triều đình phương Bắc

Đọc thêm

Nhiều học giả phương Đông từng giải thích tỉ mỉ về ngũ hành với tiến trình lịch sử của các triều đại Trung Hoa, nhưng với lịch sử Việt Nam thì sao?

Khớp với các triều đại Trung Hoa xưa, liệu ngũ hành có ứng với lịch sử Việt Nam?
0 Bình luận

Xuống chiếu đúc chuông lớn để trước thềm rồng Long Trì ở diện Thái An để dân có oan ức thì đánh chuông tâu lên, được xem là hành động thân dân, thương dân cực kỳ tiến bộ của vua Lý Thái Tông.

Lý Thái Tông - vị vua minh triết ban chiếu đúc chuông lớn để dân kêu oan
0 Bình luận

Lúc sinh thời, Mạc Đĩnh Chi từng làm quan 3 đời vua, 2 lần đi sứ phương Bắc, sử dụng tài trí của mình khiến vua quan phương Bắc khâm phục.

Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cùng giai thoại đấu trí cả triều đình phương Bắc
0 Bình luận

Không chỉ sở hữu tài năng, trí tuệ hơn người, Nguyễn Thị Duệ còn được nhiều người biết đến với tình yêu cùng Mạc đế.

Nữ Trạng nguyên duy nhất của Việt Nam: Giả trai đi thi và giai thoại tình yêu với Mạc đế
0 Bình luận


Bài mới

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Đề xuất