Lý Thái Tông - vị vua minh triết ban chiếu đúc chuông lớn để dân kêu oan

Xuống chiếu đúc chuông lớn để trước thềm rồng Long Trì ở diện Thái An để dân có oan ức thì đánh chuông tâu lên, được xem là hành động thân dân, thương dân cực kỳ tiến bộ của vua Lý Thái Tông.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vụ làm phản của 3 vương: Lấy nhân hậu làm đầu

Lý Thái Tông (tên húy là Lý Phật Mã, 1000 - 1054) là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Lý, cai trị trong 26 năm (1028 - 1054). Ông được đánh giá là vị vua tài giỏi. Ở thời đại của ông, ông nước thái bình, thịnh vượng (sử gọi thời kỳ này là Bách niên Thịnh thế).

Sử sách miêu tả ông là người uy dũng hơn người, bách chiến bách thắng, trải qua loạn ba vương mà lên ngôi, công danh rạng rỡ triều Lý. Ông củng cố quyền lực nhà Lý, bên trong dùng chính sách hòa thân, gả công chúa cho các quan Châu mục, bên cạnh đó dẹp loạn đảng làm phản như Loạn họ Nùng. Bên ngoài đánh Chiêm Thành, công tích đánh dẹp uy nghi, tiền đề cho các đời sau phát triển phồn thịnh.

Nói về chuyện đăng cơ của Lý Phật Mã, sử sách chép: Ông được lập làm Đông cung Thái tử năm 13 tuổi (Nhâm Tý, 1012). Cũng năm này, ông được phong làm Khai Thiện Vương, lập cung Long Đức ở ngoài hoàng thành, ý là để có thêm điều kiện hiểu biết các việc của dân. Trong thời gian ngồi ghế Thái tử, ông nhiều lần được cử làm tướng cầm quân đi dẹp loạn và đều lập được công.

Năm 1019, Khai Thiện vương được trao quyền Nguyên soái, hành binh về phương Nam đánh Chiêm Thành. Năm 1023, Khai Thiện vương lại phụng chiếu vua cha mang quân đi đánh Châu Phong. Mùa đông năm 1025, ông đi đánh Diễm Châu. Năm 1027, ông lên phía Bắc đánh châu Thất Nguyên (Lạng Sơn). 

vi-vua-ly-nao-duoc-ngo-si-lien-khen-la-nguoi-nhan-triet-thong-tue
Tượng Lý Thái Tổ

Thế nhưng khi Lý Thái Tổ qua đời vào năm Mậu Thìn (1028),  việc lên ngôi của Lý Phật Mã không diễn ra suôn sẻ. Vốn trong lòng có nhiều ấm ức, hai người con khác của Lý Thái Tổ là Đông Chinh vương Lý Lực, Vũ Đức vương (không rõ tên) cùng ông chú ruột là Dực Thánh vương (em vua Lý Thái Tổ, không rõ tên) đã dấy quân làm phản.

Sách Thông định Việt sử thông giám cương mục chép: Khi hay tin, các bày tôi tới cung Long Đức đón hoàng tử Phật Mỹ về để tôn làm vua, Đông Chinh vương, Dực Thánh vương và Vũ Đức vương đã "phục quân" trong cửa Quảng Phúc, đợi Thái tử đến thì đổi ra tập kích.

Một lát sau, Thái tử từ cửa Trường Phù vào, đến điện Kiến Nguyên, thấy động cho đóng cửa điện lại, sai vệ binh bố trí phòng bị. Vốn bản tính nhân hậu, chỉ muốn “vẹn toàn tình cốt nhục”, nên Thái tử đã phân vân và nói với các bầy tôi: “Ta đây ở với anh em không phụ ai một tí nào, thế mà bây giờ các vương ấy làm sự bất nghĩa để nguy hại đến xã tắc! Vậy ý các khanh nghĩ sao?”.

vi-vua-ly-nao-duoc-ngo-si-lien-khen-la-nguoi-nhan-triet-thong-tue-5
Mẫu phác thảo tượng Lý Thái Tông

Vì nghiệp lớn của dòng họ mà Lý Phật Mã đành để nội thị Viện ngoại lang Lý Nhân Nghĩa và  Vũ Vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu thẳng tay dẹp loạn. Vũ Đức vương đã bị giết chết trong trận tiền. Đối với người em là Đông Chinh vương và ông chú là Dực Thánh vương, sau khi mọi việc ổn định, Lý Thái Tông đã xuống chiếu tha khi họ tới cửa cung khuyết xin chịu tội và cho phục hồi tước cũ.

Ngay cả khi người em là  Khai Quốc vương Lý Bồ đem phủ làm loạn ở Trường Yên, Lý Thái Tông cũng chỉ đích thân đi bình định và xong việc thì cũng xuống chiếu tha tội chết cho em và cho giữ nguyên tước cũ… Cũng vì biến cố trên mà khi ngồi trên ngôi báu, Lý Thái Tông hiểu rằng, không thể mất cảnh giác với những bất trắc có thể xảy ra trong các triều thần. 

Cũng theo Thông định Việt sử thông giám cương mục, vụ làm phản của 3 vương trên đã được thần núi Đồng Cổ báo mộng trước cho Lý Thái Tông để phòng bị. Vậy nên về sau, nhà vua đã sai lập miếu thờ thần Đồng Cổ bên hữu thành Thăng Long (làng Yên Thái). Từ đó, ông cho xây đàn tế, giết súc vật và cùng các quan uống máu ăn thề: "Làm con mà bất hiếu, làm tôi mà bất trung, thì Thần linh chu diệt!”. Những ai lẩn tránh, không tới dự hội thề Đồng Cổ đều bị phạt đánh đòn 50 trượng…

Đúc chuông để dân kêu oan

Ngay cả khi đã đăng cơ, Lý Thái Tông vẫn thân chinh cầm quân đi dẹp loạn. Thời đó, nhà Lý không đặt tiết trấn, mọi việc binh và việc dân ở các châu đều giao cho các tù trưởng địa phương quản lĩnh. Theo phép nhân trị, nhà vua chỉ ràng buộc các tù trưởng này bằng các mối quan hệ tình cảm, lắm khi kết nối giao hảo chỉ bằng các cuộc hôn nhân. Thí dụ như gả công chúa Kim Thành cho châu mục Phong Châu là Lê Kim Thuận. Hay gả công chúa Trường Ninh cho châu mục Thượng Oai là Hà Thiện Lâm…

Dù rất bận việc binh đao nhưng Lý Thái Tông vẫn không xao nhãng chuyện chăm lo cho con dân. Ông hay bày tỏ lòng thương dân, hễ năm nào đói kém hoặc đi đánh giặc về, thấy dân còn khốn khó là ông lại giảm thuế cho dân 2,3 năm. Năm Canh Thìn (1040), ông đã dạy cho cung nữ dệt được gấm vóc. Lý Thái Tông cũng thường xuyên đích thân đi cày ruộng trong Lễ Tịch điền.

Mùa xuân năm Mậu Dậu (1083), “nhà vua đi ra cửa Bố Hải, sai quan tư đắp đàn tế Thần Nông, chính mình tự tay cầm cày làm lễ cung canh. Những người ở tả hữu ngăn rằng: “Đó là việc của nông phu, bệ hạ cần gì phải làm?”. Nhà vua nói: “Trẫm mà không chính mình cày ruộng thì lấy đâu có gạo làm tế phẩm để thờ cúng nhà tông miếu và lấy gì để làm gương cho thiên hạ?”. Bấy giờ nhà vua mới cày ba luống rồi thôi…”.

vi-vua-ly-nao-duoc-ngo-si-lien-khen-la-nguoi-nhan-triet-thong-tue-6

Lý Thái Tông còn sửa đổi luật pháp, cấm quan lại thu thuế phù lạm và kích thích sự chủ động cáo giác các hành động phạm tội của quan lại. Thông định Việt sử thông giám cương mục chép: "Khi dân đóng thuế, ngoài mười phần trăm phải nộp vào kho công rồi, quan lại được phép lấy một phần mười nữa, gọi là “hoành đầu”. Nếu kẻ nào thu quá số ấy, thì bị xử theo tội ăn trộm. Quản giáp, chủ đô và người thu thuế nếu thu quá lệ đều bị xử tội giống thế cả. Nhà dân nào cáo tỏ sự thu thuế phù lạm thì nhà ấy được miễn lao dịch ba năm; người nào ở kinh thành mà cáo giác ra thì có thưởng”. Lý Thái Tông cũng cho ban hành bộ Luật Hình thư, bộ luật đầu tiên trong lịch sử nước ta.

“Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu…”, theo Thông định Việt sử thông giám cương mục.

Khi bộ luật được ban hành vào năm 1042, ai cũng khen là tiện lợi. Sử gia Ngô Sĩ Liên về sau phải hạ bút ca ngợi: Lý Thái Tông đã nêu gương cho thiên hạ, làm những việc hữu ích dân sinh, giữ đức kiệm ước, “trong cái tốt lại có cái tốt nữa”.

vi-vua-ly-nao-duoc-ngo-si-lien-khen-la-nguoi-nhan-triet-thong-tue-9
Lý Thái Tông là người cho xây dựng chùa 1 cột

Đến năm 1052, Lý Thái Tông còn hạ chiếu cho đúc chuông lớn để tại trước thềm rồng Long Trì ở điện Thiên An để cho những ai có gì không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu lên. Thực ra, ngay từ tháng 6 năm Kỷ Tị (1029), gần một năm sau khi lên ngôi, Lý Thái Tông đã cho xây ở  đó hai lầu chuông đối diện nhau ở hai bên tả hữu để dân chúng ai có việc khiếu kiện oan uổng thì đánh chuông tâu lên.

Tháng 8 năm Quý Dậu (1033), ông lại xuống chiếu đúc quả chuông một vạn cân để ở lầu chuông Long Trì. Sách sử không ghi rõ mục đích của việc đúc quả chuông này nhưng có lẽ không loại trừ rằng nó cũng được sử dụng vào việc giúp dân gióng lên những hồi báo động oan khuất…

Lý Thái Tông là người chuộng Phật giáo trong hành xử, đôi khi bị người đời sau chê, như sử gia Ngô Sĩ Liên từng nói: Ông bị mê hoặc bởi thuyết từ ái nên tha tội cho cả bề tôi phản nghịch, “khiến lòng nhân ấy thành ra nhu nhược”. Nhưng cũng chính nhờ mê đạo Phật nên Lý Thái Tông đã khởi đầu cho việc xây dựng chùa Một Cột năm 1049. 

Tương truyền, ông đã nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm dắt ông lên toà sen. Khi nhà vua kể lại chuyện đó với bầy tôi thì có người lại bảo đấy chưa chắc đã là điềm lành và khuyên vua làm chùa và dựng cột đá ở giữa đất, làm toà sen đặt lên trên cột đá như đã thấy trong mộng. Rồi cho các nhà sư đi vòng lượn xung quanh tụng kinh cầu vua sống lâu. Chùa ấy được mang tên Diên Hựu (kéo dài cõi phúc) là vì thế…

Lý Thái Tông qua đời vào mùa đông năm Giáp Ngọ (1054), ở ngôi 27 năm, thọ 55 tuổi. Sử thần Ngô Sĩ Liên khen “vua là người nhân triết, thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không gì không tinh tường. Vì tài đức ấy nên có thể làm mọi việc…”

Xem thêm: Công chúa Nguyệt Sinh: Mối nhân duyên trời định với người thợ rèn và cuộc dấy binh 'báo thù' cho nhà Lý

Đọc thêm

Mặc dù không có nhiều công tích như các vị đế vương khác song cuộc đời của vua Lê Hiển Tông cũng có rất nhiều điều thú vị mà hậu thế ít người biết.

Những điều thú vị về vị vua may mắn nhất triều Hậu Lê
0 Bình luận

Minh Mạng là vị vua có công xây dựng Đại Nam trở thành quốc gia hùng mạnh trong khu vực. Tuy nhiên, cuộc đời ông có nhiều bí ẩn mà đến giờ hậu thế vẫn chưa tìm ra lời giải. Trong số đó có nghi án giết chị dâu gây chấn động.

Vị vua nghiêm minh bậc nhất triều Nguyễn và nghi án giết chị dâu chấn động lịch sử
0 Bình luận

Khi sứ nhà Nguyên sang gặp vua Trần Minh Tông mặc áo tràng vạt bằng là màu vàng, đội mũ có thao đã không kìm lòng được mà khen ngợi dung nhan vua “nhẹ nhõm như người tiên”.

Hé lộ chân dung các vị vua Việt Nam qua sử sách: Có người được ví “nhẹ nhõm như người tiên”
0 Bình luận

Sự ra đi một cách đầy bí ẩn của nhiều bậc vua chúa Việt Nam đã gây ra không ít tranh cãi và để lại cho hậu thế những câu hỏi lớn mà đến nay vẫn chưa được giải đáp thấu đáo.

Bí ẩn về cái chết của 6 vị vua chúa Việt Nam đến nay vẫn chưa có câu trả lời
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Đề xuất