"Tinh thần thép" và hành trình đáng nhớ nhất cuộc đời của VĐV điền kinh Nguyễn Văn Long
Đúng ngày 30/4, VĐV Nguyễn Văn Long đã hoàn thành cung đường chạy bộ xuyên Việt lần 2 từ Hà Nội đến TP.HCM trong 20 ngày, tiến về Dinh Độc Lập. Mục đích của hành trình này là để gây quỹ cho trẻ em nghèo ở Gia Lai.

Được biết, anh Long bắt đầu cung đường chạy bộ xuyên Việt lần 2 vào lúc 5h30 ngày 10/4 ở Hà Nội. Mục đích nhằm gây quỹ từ thiện "Áo ấm cho em" giúp đỡ trẻ em nghèo, mồ côi tại quê hương - nơi nuôi dưỡng những bước chạy đầu tiên trong sự nghiệp VĐV điền kinh chuyên nghiệp của anh Long.
Trước đó, vào năm 2022, anh Long từng gây quỹ bằng hành trình chạy bộ xuyên Việt từ Trà Cổ (Quảng Ninh) đến đất mũi Cà Mau trong 34 ngày.

Anh Nguyễn Văn Long (39 tuổi) bắt đầu hành trình chạy bộ xuyên Việt lần thứ 2 từ 10h15p ngày 10/4 từ Hà Nội vào TP.HCM tại Dinh Độc Lập trong 20 ngày. Quãng đường anh đã kinh qua dài 1.800km.

Anh đặt mục tiêu đến TP.HCM trong 20 ngày, đi qua 20 tỉnh thành để kỷ niệm từng ấy thời gian gắn bó với chạy bộ - bộ môn trở thành cái nghề, cái nghiệp của mình.

Vào sáng ngày 29/4, anh bắt đầu chạy ngày thứ 19 từ huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) với sự đồng hành của phóng viên Thanh Niên, ghi nhận cung đường cuối cùng của anh.

Mỗi ngày, Long xuất phát vào lúc 4 giờ 15 phút. Đến khoảng 8 giờ thì nghỉ chân ăn sáng tại những quán nhỏ ven đường.

Sau khoảng 30 phút nghỉ ngơi, Long chuẩn bị lên đường. "Chạy đến Bình Thuận, sức tôi đã đuối. Nhưng cứ sau một buổi ngủ ngon, đến sáng hôm sau tôi lấy lại sức lực, sẵn sàng đi tiếp với tinh thần tốt nhất", Long nói.

Đồng hành với Long trong buổi sáng có CLB Lagi Runners chạy cùng anh một đoạn.

Chân của Long bắt đầu bong da từ hôm đầu tiên chạy xuyên Việt lần 2. Lúc nghỉ chân, anh đi cà nhắc, cần người đỡ mới có thể đứng dậy. Tuy nhiên, khi bắt đầu chạy thì "bon bon". "Tôi đau chứ! Có lẽ tôi chạy bằng ý chí", Long giải thích.

Khoảng 11 giờ, trời nắng gắt, Long vẫn giữ "tinh thần thép" khi nhiều người bạn đồng hành đã dừng lại.

Nụ cười của Long sau khoảng 7 tiếng chạy bộ.

Giấc ngủ trưa của anh sau bữa cơm bình dân ăn vội trên đường. Long đi vào giấc ngủ khá nhanh, thức dậy đúng giờ, trước cả những thành viên trong đoàn đồng hành.

Buổi chiều, anh xuất phát lúc 14 giờ, chạy đến khoảng 17 giờ thì nghỉ.

Một bạn trẻ tại H.Xuân Lộc, Đồng Nai canh thời gian Nguyễn Văn Long chạy ngang nhà mình và bắt đầu nhập đoàn, đồng hành tiếp sức cho anh. Ngày thứ 19, Long chạy được 99.99 km, dừng chân tại TP.Long Khánh, Đồng Nai.

Nguyễn Văn Long chụp hình kỷ niệm cùng CLB Long Khánh Runners, chiều 29.4. "Tôi xúc động khi nhận được nhiều tình cảm của mọi người. Tôi cám ơn vì tất cả", Long bày tỏ.

Sau một đêm ngủ chỉ khoảng 5 tiếng, sáng 30.4, Long quyết định xuất phát từ lúc 2 giờ 45 phút. Trong hình, Long đang tiến về TP.Biên Hoà, Đồng Nai. Ngày cuối cùng, Long không dừng lại quán ăn mà chỉ tiếp năng lượng vội vàng, nghỉ chân khoảng 30 phút 2 lần rồi chạy tiếp. Gương mặt thể hiện sự mệt mỏi nhưng anh đẩy tốc độ nhanh hơn mọi ngày khiến ai cũng bất ngờ.

Những bước chân đầu tiên của Long khi vừa qua cầu Đồng Nai, tiến vào địa phận TP.HCM.

Long chạy trên đường Lê Duẩn, Q.1, hướng về Dinh Độc Lập với niềm tin "chắc chắn sẽ về đích".
"Đây là một hành trình đáng nhớ nhất trong đời mà chưa chắc sau này tôi có dịp thực hiện lần nữa. Cám ơn những đơn vị đồng hành, những nhà hảo tâm đã gửi đến quỹ Áo ấm cho em và tất cả mọi người đã yêu mến tôi", Long trải lòng. Giữa lúc hàng trăm người vây quanh chúc mừng, Nguyễn Văn Long nhắm mắt, thở những hơi nhẹ nhàng...
(Theo Thanh Niên)
Đọc thêm
Cứ mỗi cuối tuần, các thành viên của nhóm từ thiện Singing for Sharing lại lên đường, cất tiếng hát ca vì những bệnh nhi nghèo.
"Vé số tình thương" là mô hình gây quỹ giúp người nghèo, được chị Lê Thị Mỹ Chi, Bí thư Xã đoàn Mỹ Tú (H.Mỹ Tú, Sóc Trăng) thực hiện suốt 6 năm qua.
Sự kiện "Save E Day" được 4 bạn học sinh tổ chức tại tổ hợp Complex 1 Tây Sơn với mục đích gây quỹ quyên góp cho các em nhỏ tại đảo Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.