Tử tế không kể giàu nghèo: Tiệm sửa xe đặc biệt, chi phí bằng nụ cười, lời cảm ơn

Gần 30 năm qua, ông Trần Viết Hùng (Đà Nẵng) sửa xe miễn phí cho học sinh, người nghèo, người tàn tật, phí trả chỉ bằng nụ cười, lời cảm ơn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chiều muộn, dắt bộ chiếc xe đạp đã bị xuống hơi, bà Trần Thị Dương (57 tuổi, quê Quảng Nam, làm nghề thu mua đồng nát) ghé vào tiệm sửa xe nằm trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ (quận Thanh Khê, Đà Nẵng).

Chủ tiệm sửa xe liền kiểm tra, sau đó bơm căng hai lốp xe đạp cho bà Dương. Xong xuôi, bà Dương định rút tiền ra trả. Đáp lại bà Dương là cái xua tay của chủ tiệm kèm câu nói: “Không, tôi không lấy tiền đâu”.

Bà Dương cười, cảm ơn chủ tiệm rồi lên xe, đạp về phòng trọ, kết thúc một ngày rong ruổi, mưu sinh.

Chủ tiệm sửa xe trên là ông Nguyễn Viết Hùng (55 tuổi). Ông Hùng đã có gần 30 năm làm nghề sửa xe tại góc ngã tư đường Điện Biên Phủ-Hà Huy Tập. Những người nghèo, tàn tật hay học sinh đều được ông sửa xe miễn phí. 

Tiệm sửa xe của ông Hùng hoạt động từ 15h đến 4h sáng ngày hôm sau. 

tiem-sua-xe-dac-biet-chi-phi-bang-nu-cuoi-loi-cam-on-0
Ông Hùng sửa xe miễn phí cho người nghèo, người tàn tật, học sinh

Ông Hùng cho biết, từ ngày xưa ông đã sửa xe miễn phí cho người khó khăn. Nhưng có lần thấy cháu học sinh phải dắt bộ xe đạp hỏng, mà ông gọi thế nào cháu bé cũng không chịu vào sửa xe. 

“Có lẽ cháu sợ vào sửa xe không có tiền để trả nên không dám vào. Chỗ tôi sửa xe cũng gần mấy trường học, từ đó, tôi mới nghĩ làm tấm biển này, gắn lên đây để học sinh và mọi người biết, cứ yên tâm vào sửa”, ông Hùng nói.

Thu nhập từ nghề sửa xe của ông Hùng cũng bấp bênh, ngày ít, ông kiếm được khoảng 100 nghìn đồng, ngày nhiều thì 300 - 400 nghìn đồng.

Ông là lao động chính trong gia đình. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khi phải nuôi mẹ già và 3 đứa con. Chính vì thế không ít người nói ông “khùng” vì đã nghèo còn đi làm từ thiện.

“Tôi nghĩ đó là cái lương tâm của mình. Tôi coi các cháu học sinh như con cái mình. Còn người nghèo, người tàn tật thì mình lấy tiền của họ làm chi. Mình không có tiền thì mình giúp công. Nghề sửa xe này chủ yếu là giúp công”, ông Hùng bày tỏ.

tiem-sua-xe-dac-biet-chi-phi-bang-nu-cuoi-loi-cam-on-9
Tiệm sửa xe trở thành địa chỉ quen thuộc của những người lao động nghèo

Nhiều chiếc xe mang đến tiệm bị hỏng nặng cần phải thay cái này cái kia. Những lúc như thế, ông Hùng không ngần ngại chạy đi kiếm phụ tùng thay thế.

“Tôi tìm những thứ tận dụng, bị bỏ đi nhưng vẫn còn dùng tốt để thay thế miễn phí cho họ, giúp họ bớt gánh nặng”, ông Hùng nói.

Gần 30 năm nay, tiệm sửa xe của ông Hùng đã trở thành địa chỉ quen thuộc của các cháu học sinh, những người tàn tật, lao động nghèo ở Đà Nẵng.

Cũng làm nghề thu mua ve chai, bà Lê Thị Thảo (Đà Nẵng) chia sẻ, xe đạp là phương tiện mưu sinh của bà. Do đi lại nhiều nên xe thường xuyên hư hỏng, phải bơm vá, sửa chữa.

“Nếu thay lốp xe mất 100 nghìn, còn bơm vá cũng mất 3 - 10 nghìn/lần. Mấy lần tôi mang xe đến sửa, nhưng ông Hùng không lấy tiền. Có địa chỉ sửa xe miễn phí này, tôi đỡ được rất nhiều”, bà Thảo bày tỏ. 

tiem-sua-xe-dac-biet-chi-phi-bang-nu-cuoi-loi-cam-on-7

Khi gặp những trường hợp không may, ông cũng sẵn sàng ra tay giúp đỡ.

“Có nhiều xe máy bị hư hỏng, dắt bộ giữa đường cả đêm. Không lẽ để họ dắt bộ thì tội quá. Biết họ không có tiền, tôi vẫn sửa chữa, thay lốp mới cho họ. Có nhiều người hôm sau quay lại trả nhưng cũng có người để cả chứng minh thư lại làm tin nhưng cả năm trời cũng chưa quay lại.

Một khi mình chấp nhận thay cho họ thì mình cũng xác định có thể không lấy lại được. Tôi luôn suy nghĩ cho đi sẽ nhận lại, nên cứ kệ thôi”, ông Hùng tâm sự.

Ở tuổi gần 60, ông Hùng cho biết, ông chưa bao giờ có ý định dừng việc sửa xe miễn phí này, ông sẽ tiếp tục đến lúc nào không đủ sức khoẻ nữa thì thôi.

(Theo VietNamNet)

Xem thêm: Tử tế không kể giàu nghèo: Cô giáo mầm non rửa xe gây quỹ mang Tết đến trẻ em nghèo

Đọc thêm

Chàng xe ôm Lê Minh Thiện từng bị rất nhiều người nói là kẻ "bao đồng, làm màu" khi chở miễn phí người nghèo, người khuyết tật miễn phí. Nhưng Thiện luôn bỏ ngoài tai...

Tử tế không kể giàu nghèo: Kệ lời bàn tán, chàng xe ôm tình nguyện chở miễn phí người già, người khuyết tật suốt 5 năm
0 Bình luận

Tô Giang và Hà Giang là hai đứa trẻ bị bỏ rơi được bà Trương Thị Lan cưu mang và yêu thương như cháu ruột.

Tử tế không kể giàu nghèo: Bà cụ ngày ngày đi mót củi nuôi 2 đứa trẻ bị bỏ rơi
0 Bình luận

Anh Đào Bá Tuân trải qua 365 ngày liên tục chạy cự ly 21km (Half Marathon), với mục tiêu gây quỹ "lớp học cho em". Ngày 31/12/2023, anh đã hoàn thành thử thách mà ít người Việt Nam làm được.

Tử tế không kể giàu nghèo: Người đàn ông 365 ngày liên tục chạy cự ly 21km gây quỹ 'lớp học cho em'
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 11 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất