Thi THPT Quốc gia, sĩ tử có nên uống trà, cà phê?
Với mục đích muốn đầu óc được tỉnh táo và minh mẫn hơn để có thể học tập hiệu quả, nhiều sĩ tử trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia đã liên tục nạp vào cơ thể những thức uống chứa nhiều caffein như trà hay cà phê. Nhưng, liệu việc uống quá nhiều trà hay cà phê mỗi ngày có gây hại tới sức khỏe của các sĩ tử không?

Uống trà và cà phê để tỉnh ngủ ôn thi THPT Quốc gia?
Từ xưa tới nay, việc uống trà hoặc cà phê để đầu óc tỉnh táo hơn đã là điều được thực tế chứng minh và điều này cũng hoàn toàn đúng khi các sĩ tử thường xuyên dùng những thứ thức uống này như biện pháp thần kỳ để kéo dài thời gian ôn tập cho kỳ thi THPT Quốc gia đang đến ngày càng gần.

Theo phân tích của các chuyên gia, trong trà có tanin, caffein, tinh dầu, vitamin, protid và chất khoáng. Cà phê chứa lipid, chất khoáng và caffein. Trà và cà phê chứa caffein nên có tác dụng kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, hoạt động tim mạch, thận và ống tiêu hóa.
Trà khô có chứa 2,5 – 4% caffein còn trong cà phê lượng cafein là 0,6 – 2,4%. Tuy lượng caffein trong cà phê thấp hơn trà nhưng có tác dụng mạnh hơn trà vì chúng thường dùng tới 10 – 15g cà phê để pha 1 cốc, còn trà thì dùng ít hơn. Vì vậy, uống cà phê và nước trà có thể giúp bạn tỉnh táo bởi chất kích thích thần kinh, nhưng chúng cũng có nhiều tác hại đến sức khỏe và tinh thần của bạn.
Những tác hại của caffeine trong cà phê và nước trà đối với thí sinh ôn thi THPT Quốc gia
Caffeine có tác dụng khử nước, do đó, nếu các sĩ tử đang ôn thi THPT Quốc gia nạp vào cơ thể nhiều cà phê, trà hay các đồ uống chứa caffeine thì sẽ thường gặp những vấn đề về sức khỏe như: Chóng mặt, căng thẳng, buồn ngủ, ói mửa, ngất xỉu… Nếu cơ thể hấp thụ nhiều chất này khiến tim đập nhanh hơn, dễ dẫn đến nguy cơ đau tim.
Nếu các sĩ tử muốn uống cà phê hoặc trà để thấy tỉnh táo hơn thì cảm giác tỉnh táo chỉ là tạm thời. Mặt khác, nếu duy trì tình trạng này trong thời gian dài liên tục sẽ không những không giúp ích cho cơ thể mà còn có tác dụng ngược lại như mất tập trung, mất ngủ, mỏi mệt và thường gà gật vào ban ngày ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Theo các chuyên gia, cơ thể trẻ em khác với cơ thể của người lớn, chỉ cần hấp thụ hơn 100 milligram caffeine/ ngày cũng có thể dẫn đến chứng tăng huyết áp. Uống nhiều caffeine có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt là ở những người đã bị tăng huyết áp. Những người bị tăng huyết áp được cho dùng 250 mg caffeine (khoảng 2 tách cà phê) thì huyết áp của họ được nâng lên sau khoảng 2-3 giờ.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu của Tiến sĩ Lucio Mos (Mỹ)cũng cho thấy, những người trẻ tuổi được chẩn đoán tăng huyết áp nhẹ có nguy cơ lên cơn đau tim tăng gấp 4 lần nếu họ tiêu thụ lượng caffeine tương đương với 4 ly cà phê và uống vừa phải (2 ly cà phê) thì tăng nguy cơ 3 lần.
Ngoài ra, cũng có một nghiên cứu cho biết, phụ nữ tiêu thụ 31-250 mg caffeine/ngày gia tăng 1,5 lần trong việc phát triển ngực lệch và các bệnh liên quan đến tuyến vú. Những phụ nữ uống hơn 500 mg/ngày tăng 2,3 lần nguy cơ phát triển u nang. Vì thế ở học sinh nữ lứa tuổi dậy thì cần chú ý tác hại này.
Caffeine trong cơ thể sẽ kích thích thần kinh gây căng thẳng khiến cho não bộ ở tình trạng hưng phấn và tỉnh tỉnh táo, do đó việc nạp đồ ăn hoặc thức uống có chứa chất này sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng mất ngủ. Các sĩ tử trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia nếu bị mất ngủ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và thậm chí là kết quả cuối cùng của kỳ thi quan trọng này.
Việc hấp thụ quá nhiều Caffein cũng có thể khiến hệ tiêu hóa của các sĩ tử gặp chứng khó tiêu, thường xuyên bị đau bụng hay đầy hơi. Hiện tượng này sẽ dễ xay ra hơn khi các sĩ tử uống cà phê lúc bụng đói.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nếu bạn uống một lượng cà phê ít nhưng thường xuyên thì chất caffeine có thể làm giảm nhức đầu, tuy nhiên, khi bạn lạm dụng chất này, nó có thể phản tác dụng và gây ra các cơn đau đầu và đau nửa đầu thường xuyên. Tác dụng phụ này sẽ khiến việc học của các sĩ tử cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới bị kém hiệu quả và gián đoạn thường xuyên.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, ngay sau khi uống cà phê hay nước trà thì tim co bóp mạnh hơn. Đối với các sĩ tử có vấn đề với hệ tim mạch, việc tim co bóp mạnh có thể dẫn đến hiện tượng đau tức ngực, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt, uống nhiều thức uống có chứa caffeine cũng sẽ khiến sĩ tử bị tăng lo âu, trầm cảm. Học sinh mắc chứng này lực học sẽ sa sút, dẫn tới kết quả kỳ thi THPT Quốc gia không được như ý muốn.
Chất caffeine cản trở sự phát triển xương và cũng có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương. Tác dụng này phụ thuộc liều dùng, nếu dùng nhiều cà phê thì nguy cơ càng cao. Ở lứa tuổi học sinh việc rối loạn phát triển xương có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và vóc dáng của trẻ.
Để kiểm tra một học sinh có nghiện caffein hay không, bạn hãy ngưng cho trẻ uống những loại nước uống có chứa chất kích thích này trong vòng 24 giờ. Nếu trẻ có các biểu hiện kém linh hoạt, lờ đờ, hay nhức đầu thì rõ ràng trẻ đã nghiện. Bạn phải ngừng sử dụng ngay lập tức.
Những tác hại nếu uống phải “cà phê giả”

Vì lợi nhuận và lợi dụng sự dễ dãi của người tiêu dùng, nhiều sản phẩm cà phê tại Việt Nam đã bị pha trộn tạp chất, hóa chất, tẩm ướp hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản… vào cà phê. Những thành phần độc hại này tạo thành một dòng sản phẩm cà phê với hàng loạt những mối nguy hiểm không giới hạn đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Chẳng hạn việc dùng bắp (ngô) và đậu nành rang cháy khét cùng đường caramen cho thêm vào cà phê sẽ tạo ra khoảng gần 21 loại độc tố có hại cho cơ thể, trong đó có các chất: Acrylamide, heterocylic amines, HCAs,…là những chất gây ung thư; hoặc chất CNC tạo sánh, nếu là loại được sử dụng cho công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại.
Chất tạo màu đen: Màu caramel tại các cơ sở sản xuất cà phê chủ yếu được nấu từ mật rỉ đường, vốn không được sử dụng trực tiếp cho người mà chỉ làm thức ăn gia súc.
Chất tạo vị đắng: Một số cơ sở có thể sử dụng thuốc ký ninh (thuốc chữa sốt rét), vừa có vị đắng đúng của cafe rất mạnh, vừa có caffeine để người uống vẫn có cảm giác bị kích thích giống như cafe thật. Tuy nhiên, chất này ảnh hưởng rất lớn đến tim, thận…
Chất tạo sánh: Người ta hay dùng CMC (Carboxy methyl cellulose) để tạo sánh cho cafe vì đây là phụ gia được dùng trong thực phẩm và công nghiệp, có thể nguy hại do mức độ tạp chất cao.
Chất tạo ngọt: Chủ yếu vẫn dùng cyclamate (đường hóa học) là loại chất tạo ngọt bị cấm sử dụng do nguy cơ gây ung thư.
Chất tạo bọt: Do người tiêu dùng thường thích ly cà phê có một lớp bọt dày, nên nhiều cơ sở đã sử dụng những chất hoạt động bề mặt hoặc chất tẩy rửa để tạo bọt, chất thường dùng là sodium lauryl sunfate hoặc sodium lauryl ether sunfate, các chất này đều dễ gây kích ứng da, tổn thương niêm mạc.
Cà phê là một thức uống phổ thông, ưa dùng, học sinh không nhất thiết phải kiêng hẳn. Tuy nhiên không nên uống quá 2 ly cà phê mỗi ngày. Có thể uống lúc sáng sớm hoặc uống trước khi tập thể dục. Không nên uống liền trước khi vào phòng thi. Không nên uống liền sau khi ăn để không ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Không uống sau 2 giờ chiều để tránh làm rối loạn giấc ngủ. Những người dễ bị căng thẳng, nên chọn dùng loại cà phê đã rút bỏ bớt chất caffeine.
Tác hại khi dùng trà không đúng cách

Ngoài những tác hại do chất caffein nói trên có trong nước trà, nếu bạn uống trà không đúng cách sẽ có những tác hại khác nữa.
Nấu nước trà trên bếp: Khi đun chè ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá trà hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá trà cũng bị phân hủy.
Nhai nuốt lá trà: Trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá trà bị giải nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.
Uống trà đặc: Trong nước trà đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt uống trà trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.
Uống trà lúc đói: Khi học sinh đói bụng uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm loét dạ dày.
Uống trà ngay sau bữa ăn: Trong lá trà có nhiều axit, sau khi ăn uống trà ngay, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.
Uống nước trà pha để lâu: Khi pha trà để quá lâu, lượng caffeine trong nước trà tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu.
Trà đặc chứa nhiều oxalate, khi uống trà đặc chứa nhiều oxalate có thể tạo thành sỏi thận.
Xem thêm: Top 10 loại trái cây giúp tăng cường trí nhớ, sĩ tử nên ăn thường xuyên trước kỳ thi THPT Quốc gia
Đọc thêm
Kì thi THPT Quốc gia đang tới gần khiến các sĩ tử phải tăng cường ôn tập để có được kết quả tốt nhất. Để đảm bảo sức khỏe cho các hoạt động này, việc ăn đủ 3 bữa với dinh dưỡng hợp lý, đồng thời bổ sung các loại hoa giúp cải thiện trí nhớ là điều vô cùng cần thiết. Hãy tham khảo Top 10 loại trái cây giúp tăng cường trí nhớ dưới đây nhé
Chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ dẫn tới những tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Trong tâm thế chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các sĩ tử cần đảm bảo bổ sung dinh dưỡng hợp lý và khoa học cho cơ thể, đặc biệt, cần chú ý những thực phẩm dễ gây tổn hại cho não dẫn tới mất trí dưới đây.
Kỳ thi THPT Quốc gia đang tới gần và nhiều người có quan niệm kiêng ăn chuối trước khi thi vì sợ "bị trượt vỏ chuối". Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra, chuối chính là một loại thực phẩm giúp làm tăng sự tập trung của não bộ và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở người. Vậy, trước khi đi thi liệu có nên ăn chuối?
Nhiều phụ huynh và sĩ tử hiện nay vẫn giữ quan niệm ăn trứng trước khi thi sẽ bị điểm "0", tuy nhiên, theo những lý giải khoa học trứng là thực phẩm tốt, giúp nâng cao sự tập trung. Vậy, khi thi THPT Quốc gia sĩ tử có nên ăn trứng không
Tin liên quan
Khi nói đến giảm cân, chúng ta nghĩ ngay đến chế độ ăn kiêng, tập luyện nặng mà không ý thức được rằng chỉ cần thay đổi một vài thói quen ăn xấu hằng ngày có thể thực sự tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy tìm hiểu những thói quen tưởng không quan trọng nhưng lại có thể giúp bạn giảm cân khoa học, mạnh khỏe và an toàn nhé!
Sau Hoa hậu Khánh Vân, Á Hậu Hoàn vũ Nguyễn Huỳnh Kim Duyên sẽ là nhân vật được "chọn mặt gửi vàng" để đại diện Việt Nam tham gia vào cuộc thi nhan sắc lớn nhất hành tinh năm nay Miss Universe 2021.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng đã dùng 7 năm liên tục để hoàn thiện công trình "Cố đô Huế thu nhỏ" theo tỉ lên 1/700 ngay trong khu vườn sau nhà để cha mẹ được thỏa nỗi nhớ quê khi sức khỏe không còn cho phép các cụ đi lại nhiều. Mô hình với độ tinh xảo như thật hiện đang thu hút sự chú ý lớn từ CĐM.
Trước khi chính thức bước vào cuộc thi Miss Universe 2020, Andrea Meza, tân Hoa hậu Hoàn vũ đã từng thổ lộ khi trong tuổi vị thành niên cô luôn cảm thấy thiếu tự tin vào nhan sắc của bản thân và cô thậm chí còn bị bắt nạt bởi các bạn cùng lớp.
Bài mới

Các chị em có lẽ đã quá quen thuộc với phương pháp tiêm meso để làm đẹp. Tuy rằng phương pháp này khá an toàn và được nhiều người ưa chuộng, song bạn không nên nghĩ rằng tiêm meso ở đâu cũng được. Cùng tìm hiểu các tiêu chí lựa chọn tiêm meso tại phòng khám da liễu như thế nào để đảm bảo được sự an toàn và có được hiệu quả như mong muốn nhé!

Cuối tuần vừa qua, khu đô thị CityLand Gò Vấp đã chứng kiến một khung cảnh chưa từng có khi hàng nghìn người đổ về khiến tuyến đường Phan Văn Trị ùn tắc trong nhiều giờ liền. Đám đông bất ngờ tập trung đông nghẹt quanh một sự kiện hoành tráng với những màn trình diễn độc đáo và không gian trang trí lộng lẫy thu hút mọi ánh nhìn. Vậy điều gì khiến cả khu vực này “dậy sóng”?

Đồng hồ phiên bản Replica cao cấp hiện nay được nhiều người săn đón không chỉ bởi giá thành rẻ mà chất lượng của chúng vô cùng tốt. Vậy đâu là địa chỉ phân phối đồng hồ Replica uy tín tại Hà Nội nói riêng và trên thị trường cả nước nói chung. Theo dõi bài viết dưới đây của Queen Watch để có những thông tin cần thiết nhất.

Làn da lão hóa là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ. Nếp nhăn, da chảy xệ, kém săn chắc... khiến gương mặt trở nên già nua và thiếu sức sống. Trong bối cảnh đó, phương pháp trẻ hóa cấu trúc PRH nổi lên như một "cứu cánh" cho làn da lão hóa. Tuy nhiên, với mức giá không hề nhỏ, liệu công nghệ này có thực sự hiệu quả như lời đồn?