Cách đây 200 năm, thủy binh của chúa Nguyễn từng đánh bại pháo hạm Hà Lan ra sao?

Đầu thế kỷ 17, Công ty Đông Ấn Hà Lan nổi lên như một thế lực hùng mạnh trong công cuộc khai thác thuộc địa. Thế nhưng, dàn pháo hạm của Hà Lan đã phải đại bại trước thủy quân chúa Nguyễn khi xâm lược Việt Nam.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sử sách thường chép rằng, vào thế kỷ 19, người Pháp xâm lược Việt Nam, mở đầu bằng trận đánh bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Ai cũng nghĩ đây là lần đầu tiên người phương Tây xâm lược Việt Nam. Nhưng thực tế, vào thế kỷ 17, người phương Tây đã nhăm nhe xâm lược nước ta, đó là cuộc đụng độ trên biển giữa thủy binh của chúa Nguyễn và pháo hạm hùng mạnh của Hà Lan...

Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh và dã tâm của Hà Lan

Vào thế kỷ 17, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở thương cảng để giao thương với thế giới, nổi tiếng nhất là thương cảng Hội An. Đây là nơi tụ tập các thương gia phương Tây, người đến đầu tiên là thương gia Bồ Đào Nha với nhiều thuyền buôn lớn.

Jean De La Croix - một thương nhân người Bồ Đào Nha đã giúp Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên mở lò đúc đại bác, giúp quân đội Đàng Trong hùng mạnh hơn, không chỉ đánh bại cuộc xâm lược của chúa Trịnh mà còn giúp Cao Miên đánh bại Xiêm La (Thái Lan), mở đường cho cuộc di dân vào phía Nam.

Khi ấy, các thương nhân Hà Lan cũng nhận thấy, Việt Nam là nơi buôn bán sầm uất, có thể thu lợi lớn. Vào năm 1637, họ được chúa Nguyễn ở Đàng Trong cho mở hiệu buôn ở Hội An. Trong khi đó tại Đàng Ngoài, Chúa Nguyễn cho mở hiệu buôn ở Phố Hiến (Hưng Yên). Từ đây nảy ra cuộc tranh thương giữa thương nhân Bồ Đào Nha và Hà Lan. Họ dựa vào mối quan hệ với chúa Nguyễn và chúa Trịnh để chiếm lợi thế kinh doanh ở hai Đàng. 

Người Bồ Đào Nha quan hệ tốt với chúa Nguyễn nên tìm cách nhờ cậy Chúa. Người Hà Lan tìm cách gây ảnh hưởng với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, lợi lội chúng đưa ra là giúp đỡ về mặt vũ khí tối tân ở thời điểm đó.

Với sự hỗ trợ của thương nhân 2 nước phương Tây này, vào giữa thế kỷ 17, chúa Nguyễn - chúa Trịnh đua nhau tăng cường sức mạnh cho thủy quân. Chúa Trịnh bố trí 68 tàu chiến ở cửa sông Cả. Trong khi đó, chúa Nguyễn có cả trăm tàu chiến ở vùng cửa sông Nhật Lệ.

Chúa Trịnh 3 lần đem quân tiến đánh Đàng Trong nhưng đều thất bại. Nhận thấy Đàng Trong có sự hỗ trợ của người Bồ Đào Nha đúc đại bác, uy lực mạnh, chúa Trịnh tìm cách có được vũ khí tối tân từ người Hà Lan.

Khi ấy, Công ty Đông Ấn Hà Lan là doanh nghiệp quốc gia đầu tiên trên thế giới, là mẫu công ty quyền lực, sở hữu gần như toàn bộ quyền lực của chính phủ như: Phát động chiến tranh, thay mặt chính phủ trong việc đàm phán hiệp ước, thành lập thuộc địa...

quan-doi-cua-chua-nguyen-tung-danh-bai-ha-lan-nhu-the-nao-0
Bức vẽ Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ (Vượt biển buôn bán với người Giao chỉ) do người Nhật ở Hội An là Chaya Shinroku vẽ

Ngày 14/5/1641, Toàn quyền Công ty Đông Ấn Hà Lan cho chúa Trịnh Tráng biết rằng họ đã sẵn sàng đưa tàu chiến đến để giúp chúa Trịnh đánh Đàng Trong.

Một số ý kiến cho rằng, rất có thể nhà Nguyễn biết được điều này nên năm 1641, chúa Nguyễn Phúc Lan hạ lệnh bắt giam các thủy thủ trên 2 tàu Hà Lan bị nạn ngoài biển. Chưa dừng lại, tại Hội An, một chủ cửa hiệu Hà Lan bị mất đồ, đã nghi ngờ và đánh chết một người Việt làm công ăn lương. Tin này khiến dân chúng phẫn nộ nên đã cùng quan địa phương bắt giữ người Hà Lan này và thiêu đốt mọi thứ trong cửa hiệu.

Đầu năm 1642, Công ty Đông Ấn Hà Lan lợi dụng các chiến thuyền hiện đại đã đến vùng biển phía Nam bắt 120 người ở Đà Nẵng, bố ráp từ vịnh Quy Nhơn trở ra, đốt trăm ngôi nhà cùng các kho thóc gạo, bắt 49 cư dân ven biển nhằm ép Chúa Nguyễn thả người 14/5/1641, Toàn quyền Công ty Đông Ấn Hà Lan cho chúa Trịnh Tráng biết rằng họ đã sẵn sàng đưa tàu chiến đến để giúp chúa Trịnh đánh Đàng Trong.

Tiếp đó, công ty này tiến hành đàm phán với Chúa Nguyễn nhằm trao đổi người. Khi Hà Lan trả hết người thì chúa Nguyễn chưa trả người, lý do là vì bên Chúa Trịnh cử đại diện của họ đến gặp Công ty Đông Ấn Hà Lan bàn việc đánh chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn yêu cầu bên Hà Lan phải giao người đại diện của chúa Trịnh ra thì mới thả người.

Sau đó, Chúa Nguyễn hạ lệnh thả hết người Hà Lan nhưng phía Công ty Đông Ấn không hề hay biết. Phải đến năm 1643 họ mới biết việc này.

Trận hải chiến lịch sử giữa người Việt và người Tây phương

Chính vì không biết chuyện Chúa Nguyễn đã thả người nên Hà Lan đã cử 5 tàu chiến cùng với khoảng 200 thủy thủ và quân sĩ dưới sự chỉ huy của Van Liesvelt thẳng tiến đến Đà Nẵng, tấn công quân đồn trú, bắt thêm người nhằm gây áp lực để ép Chúa Nguyễn thả người. Song cư dân đã sớm phát hiện sự việc này, trình báo lên quan địa phương.

Chính vì vậy khi thuyền Hà Lan cập bến đổ bộ vào bờ thì bị tấn công bất ngờ. Cuộc chiến diễn ra cả trên bộ lẫn trên biển. Cuối cùng chỉ hủy Van Liesvelt và nhiều quân lính tử trận. Đây là được xem là cuộc đụng độ đầu tiên giữa người Việt và người Tây phương. Kết quả, người Hà Lan đại bại.

Sau trận thảm bại này, Hà Lan hợp quân với Chúa Trịnh để đánh vào Đàng Trong. Năm 1643, đội tàu chiến của Hà Lan đến Đàng Ngoài hội quân, chia làm hai nhóm:

- Nhím tàu chiến Hà Lan thứ nhất đã đến trước hợp cùng 10 vạn quân của chúa Trịnh Tráng chuẩn bị đánh Đàng Trong.

- Nhóm thứ hai gồm 3 tàu chiến lớn của Hà Lan dưới sự chỉ huy của Pieter Baeck khởi hành sau.

Trên đường hành quân, thuyền chiến của Hà Lan gặp bão. Thay vì phải đến Đàng Ngoài lại bị gió đánh dạt về hướng cảng cảng Eco (tức Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế ngày nay). Lúc này chúa Nguyễn Phúc Lan nhận được tin báo chiến thuyền Hà Lan ra Đàng Ngoài nhưng chưa dám quyết định có nên chặn đánh bằng đường biển hay không vì sợ tàu chiến trang bị vũ khí tối tân. Các quan không ai dám lên tiếng vì có phần e ngại sức mạnh của người phương Tây.

Lúc này, Chúa hỏi một người Hà Lan đang giúp mình thì nhận được câu trả lời: "Tàu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi”. Lúc này Thế tử Nguyễn Phúc Tần liền dẫn quân đi đánh.

quan-doi-cua-chua-nguyen-tung-danh-bai-ha-lan-nhu-the-nao-7
Hạm đội Công ty Đông Ấn Hà Lan, nhiều trọng pháo được đặt thành hàng bên hông tàu. (Tranh của Jonhnny Van Haeften)

Sách Đại Nam thực lục ghi chép như sau:

“Bấy giờ, giặc Ô Lan (tức Hà Lan) đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử (tức Nguyễn Phúc Tần) tức thì mật báo với chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thủy quân ra đánh. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết. Thế tử tự đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra biển. Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất binh thuyền theo đi, đến cửa biển thì thuyền của thế tử đã ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại, nhưng thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau lướt nhanh như bay, giặc trông thấy thất kinh hoảng sợ”.

Khi cách sông Gianh 5 dặm về phía Nam, quân Hà Lan bất ngờ khi thấy 50 chiến thuyền Đàng Trong đợi sẵn. Song quân Hà Lan không lo lắng vì họ tự tin rằng tàu chiến của mình to hơn và được trang bị vũ khí hiện đại hơn. Tàu chiến của họ đã từng chinh phục được Batavia và vùng quần đảo Indonesia.

Thế tử Nguyễn Phúc Tần lệnh cho các thuyền bao vây tấn công 3 thuyền chiến của Hà Lan. Ngay lập tức các thuyền Hà Lan trút hỏa lực. Một số tàu trúng đạn nhưng một số tàu khác vẫn tiến về phía chiến thuyền Hà Lan. Nhờ nhỏ bé nên tàu của chúa Nguyên hoạt động linh hoạt, luồn lách dễ dàng.

Trước tình huống này, một chiến tàu của Hà Lan tìm cách tháo chạy, một chiếc khác lúng túng va vào đá khiến cả tàu chìm dưới biển. Tàu lớn nhất không kịp chạy ở lại chống cự và bị quân chúa Nguyễn tràn vào tàu .

Quá tuyệt vọng, thuyền trưởng Pieter Baeck cho nổ kho thuốc súng trên tàu, tử trận cùng quân sĩ. 7 thủy thủ nhảy xuống biển cố bơi thoát nhưng đều bị bắt.

Vào thời điểm đó, việc tàu chiến hiện đại phương Tây bị một nước phương Đông đánh bại được xem là một bất ngờ khiến các nhà sử học phương Tây rất ấn tượng và đi vào nghiên cứu, TS Li Tana viết:

“Những người Hà Lan sống sót đã chỉ trích nặng nề viên chỉ huy của họ là đã không lường trước được cuộc tấn công của kẻ địch. Trong cả hai trận chiến (1642 và 1643 – PV), các cuộc tấn công bất ngờ của họ Nguyễn đã đặt người Hà Lan vào thế thủ ngay từ giây phút đầu. Theo Tiền biên, họ Nguyễn đã chuẩn bị kỹ lưỡng vì đã nhận được báo cáo từ một đội đặc biệt gọi là tuần hải, thêm vào là các trạm gác dọc bờ biển…”.

Xem thêm: Chúa Tiên Nguyễn Hoàng - đấng minh quân mở cõi Đàng Trong

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nắm quyền sinh quyền sát trong tay. Chúa phải là phải, trái là trái, vua không dám cãi lời. Ấy vậy mà chúa không thích làm vua. Chúa cho dựng lên nhà vua chỉ đứng trên danh nghĩa.

Nắm quyền sinh quyền sát trong tay nhưng Chúa Trịnh không thích làm vua, vì sao vậy?
0 Bình luận

Vũ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Nguyên là người quyền lực nhất chốn thâm cung. Bằng tài năng và mưu lược, bà đã giữ vững quyền lực cho gia đình, dòng họ.

Mưu lược cứu vãn cơ đồ gia tộc chúa Trịnh  của 'bà chúa không ngai' Vũ Thị Ngọc Nguyên
0 Bình luận

Vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nếu Đàng Trong có Nguyễn Hữu Dật nhiều lần chặn đứng quân chúa Trịnh, thì Đàng Ngoài cũng có danh tướng trải qua 3 đời chúa là Đào Quang Nhiêu, giúp chặn đứng quân chúa Nguyễn.

Đào Quang Nhiêu: “Cơn ác mộng” khiến chúa Nguyễn không thể tiến quân ra Bắc
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 24 giờ trước
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Giao hàng gặp trời mưa, nam shipper nhanh tay dọn đậu phộng giúp chủ nhà

Giao hàng gặp trời mưa, thấy nhà chỉ có người già và trẻ nhỏ, nam shipper liền nhanh tay gom đậu phộng giúp. Hành động ấm lòng khiến dân mạng tấm tắc khen ngợi.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Ấm lòng trước khoảnh khắc loạt ô tô che chắn cho xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội

“Những lúc này, tôi chỉ mong xe mình to hơn để che được nhiều người hơn”, chia sẻ của tài xế xe tải khiến nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
CSGT Lâm Đồng kịp thời hỗ trợ sản phụ sinh con an toàn trên đường

Vào khoảng 4h50 ngày 1/7, trong lúc tuần tra giao thông, CSGT Lâm Đồng đã kịp thời phát hiện và hỗ trợ một sản phụ chuyển dạ sinh con ngay trên xe đặc chủng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 27/06
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 27/06
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 26/06
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 25/06
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 25/06
Mát lòng “bát cháo hành” tại góc phố nghĩa tình giữa mùa hè Hà Nội

Trong cái nắng chói chang của Hà Nội, tại một góc phố nhỏ tình người được lan tỏa từ nồi cháo thiện nguyện, từ những tấm lòng thảo thơm.

Hải An
Hải An 24/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất