Phật dạy: Muốn thoát nghèo thì hãy biết chia sẻ
Phật dạy ai trong cảnh nghèo mà vẫn cố gắng làm phước thì sẽ có ngày hết nghèo. Khi nghèo tức là ta ít phước, đừng gây nghiệp ác thêm.

Người nghèo tránh sát sinh, vì càng sát sinh càng khó thoát nghèo. Nếu có khá lên cũng chỉ là tạm thời, rồi rơi vào cảnh khốn cùng trở lại. Nhưng khổ cái là người nghèo cùng quẫn hay bất chấp để mưu sinh, bắt con chim con cá, cái gì cho vào miệng được là bắt giết hết.
Người nghèo lại càng không dám nghĩ đến việc san sẻ bố thí, vì mình còn thiếu trước thiếu sau lấy đâu ra mà chia bớt cho người khác. Thấy ai khổ ráng chịu. Phật dạy đâu ngờ chính vì không cố gắng san sẻ dù rất ít, mà cứ nghèo mãi.

Làm sao gieo vào lòng người nghèo ý niệm cố gắng sống tử tế, biết san sẻ, tránh gây thêm nghiệp ác, thì họ sẽ có cơ hội thoát nghèo bền vững. Phật dạy nhược điểm của người nghèo là không dám san sẻ. Họ phải chiến thắng cái nhược điểm đó, cộng thêm chính sách hỗ trợ của Nhà nước nữa, thì đời họ sẽ tươi sáng.
Ta sẽ đặt câu hỏi, đã nghèo thì lấy gì mà san sẻ. Câu trả lời là, hãy chấp nhận khó khăn hơn chút nữa để san sẻ, thì sẽ vượt lên. Chỉ có ba gói mì ăn không đủ no, vậy mà dám chia bớt một gói mì, mình chấp nhận đói thêm chút nữa, vậy mà cuộc đời sẽ thay đổi.

Ta nhìn những người hiến máu nhân đạo, xét kỹ có ai dư máu đâu, vậy mà vẫn hiến. Và đời họ bay lên.
Phật dạy chuyển nghiệp nghèo khổ không bao giờ là dễ dàng, phải nỗ lực rất nhiều, bắt đầu bằng việc chia sẻ, dù mình vẫn còn thiếu lên thiếu xuống.
Đọc thêm
Một người nếu có sự khiêm tốn sẽ thể hiện qua 9 đức tính thể hiện qua lời nói, từng cử chỉ và hành động đối với những người xung quanh. Ngoài ra nhờ sự khiêm tốn này sẽ giúp cho con người nhận được sự yêu mến từ những người khác.
Nghe lời khen mà không giữ được tâm khiêm hạ rồi sinh tâm kiêu mạn đó là điều đáng sợ. Khi ta tu đúng theo Phật và làm những điều tốt đẹp thì từ từ lời khen phải đến.
Trong cuộc đời Đức Phật - có bốn sự kiện trọng đại đều diễn ra tại rừng cây. Trước hết, Ngài được sinh ra ở rừng cây. Theo tục lệ của đất nước Ấn Độ thời bấy giờ, gần đến ngày sinh nở, Hoàng hậu Maya phải về quê của mình ở Devadaha. Nhưng khi đoàn người đi đến vườn Lâm Tỳ Ni thì Hoàng hậu lâm bồn.