Cụ ông ở Sài Gòn từ thiện từ năm 14 tuổi, giữ tâm nguyện 'đói cho ăn, đau giúp thuốc, chết tặng hòm'

Dù nhiều lần khánh kiệt vì đem hết tài sản làm từ thiện, cụ ông 70 tuổi ở Sài Gòn vẫn quyết giữ tâm nguyện 'đói cho ăn, đau giúp thuốc, chết tặng hòm'.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 22/06
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ nhỏ đã thích giúp người, làm từ thiện từ năm 14 tuổi

Ông Huỳnh Tuấn hay còn gọi là ông Ba Trầu (70 tuổi, trú quận 8, TP.HCM) nổi tiếng với việc làm từ thiện nhiều năm nay. Ông vốn là người miền Tây, nhưng sau nhiều năm bôn ba, ông đã chọn Sài Gòn làm bến đỗ và giữ tâm nguyện giúp đỡ những người khó khăn ở đây.

Ông Ba Trầu kể, dù tuổi thơ không phải trải qua cơ cực, nhưng ông rất thương người nghèo. Ông nói: "Tôi làm từ thiện từ lúc 14 tuổi. Tôi cũng không hiểu vì sao nhưng từ nhỏ, tôi đã thích giúp người." Nếu không giúp được người khổ, ông cảm thấy lòng day dứt mãi. Nhưng khi làm được một viện thiện, ông lại cảm thấy lòng mình thanh thản.

ong-ba-trau-tu-thien-tu-14-tuoi-mo-tiem-com-mien-phi-cho-nguoi-ngheo
Ông Huỳnh Tuấn hay còn gọi là ông Ba Trầu, chủ bếp cơm Phước Thiện. Ảnh: Vietnamnet

Cứ thế, bao nhiêu tiền kiếm được từ nghề kinh doanh cẩm thạch, ông chẳng nghĩ gì nhiều mà liền đầu tư vào công việc hỗ trợ người nghèo. Ông Ba Trầu chia sẻ: "Ngày còn trẻ, tôi tâm nguyện gặp người đói thì tôi cho ăn, đau tôi giúp thuốc, chết tôi tặng hòm. Bây giờ, 70 tuổi rồi, tôi vẫn theo cái tâm nguyện ấy mà làm. Hơn chục năm trước, thấy nhiều người nghèo thiếu ăn, tôi dốc sức làm bếp cơm từ thiện".

Cũng từ đó, bếp cơm Phước Thiện ra đời, đến nay đã hoạt động được hơn 10 năm. Ban đầu, bếp cơm của ông chỉ đủ cơm để phát cho người lang thang, cơ nhỡ. Đến nay, bếp đã được trang bị đầy đủ, mỗi ngày có thể nấu hơn 500 suất cơm đầy đặn thịt rau miễn phí.

Dốc hết tài sản để giữ lửa bếp cơm từ thiện

Ông Ba Trầu khẳng định, chất lượng bếp cơm hơn 10 năm qua vẫn vậy, lúc nào cũng đầy đủ món mặn, cơm canh. Ông không bao giờ có tư tưởng "nấu cho có lệ", mà luôn thay đổi món mỗi ngày để bà con không thấy ngán. Trước kia, sau khi nấu xong, họ sẽ phân cơm vào hợp rồi chở tới nhiều điểm để phát cho người nghèo. Hiện giờ, quán còn nấu thêm cơm miễn phí cho bệnh nhân ở một số bệnh viện trong thành phố.

ong-ba-trau-tu-thien-tu-14-tuoi-mo-tiem-com-mien-phi-cho-nguoi-ngheo
Anh Châu Thái Hiền (trú quận 8, TP.HCM) là bếp trưởng của bếp cơm Phước Thiện nhiều năm qua

Anh Châu Thái Hiền (trú quận 8, TP.HCM) chia sẻ, anh là bếp trưởng của bếp cơm Phước Thiện nhiều năm qua. Cứ 4h30 sáng, anh lại có mặt ở quán, chuẩn bị nấu cơm miễn phí cho người nghèo. Anh kể: "Hiện mỗi ngày, bếp cơm Phước Thiện nấu khoảng 500 suất cơm có thịt để tặng người khó khăn, bệnh nhân nghèo. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, khi nhiều bếp cơm từ thiện phải đóng cửa, ông Ba Trầu vẫn tiếp tục nấu và hỗ trợ thêm mì tôm, gạo, nước tương...".

Ông Ba Trầu cho hay: "Để phòng dịch, các bệnh viện yêu cầu không tổ chức phát cơm cho bệnh nhân nghèo. Nấu xong, tôi cho người chở cơm đến bệnh viện, gửi cho một bệnh nhân đại diện ra cổng nhận. Người này sẽ nhận cơm vào bệnh viện rồi phát lại cho những bệnh nhân khác".

ong-ba-trau-tu-thien-tu-14-tuoi-mo-tiem-com-mien-phi-cho-nguoi-ngheo
Sau khi nấu xong, sẽ có người chở cơm đến bệnh viện, gửi cho một bệnh nhân đại diện ra cổng nhận

Được biết, suốt nhiều năm qua, ông đã dốc cạn tài sản mình tích lũy được để duy trì bếp cơm từ thiện này. Thậm chí, sợ bếp cơm "tắt lửa", ông đánh liều đi vay mượn, trở thành con nợ để có tiền mua gạo, rau củ về nấu cho người nghèo. 

Sau này, biết được việc làm đầy ý nghĩa của ông Ba Trầu, nhiều mạnh thường quân đã chung tay hỗ trợ bếp cơm. Người dân xung quanh thấy vậy đều không ngại khó khăn, xắn tay hỗ trợ ông trong việc nấu cơm cho người nghèo. 

ong-ba-trau-tu-thien-tu-14-tuoi-mo-tiem-com-mien-phi-cho-nguoi-ngheo
Biết việc làm đầy ý nghĩa của ông Ba Trầu, nhiều mạnh thường quân đã hỗ trợ bếp cơm, bà con hàng xóm cũng đứng ra giúp đỡ. Ảnh: Vietnamnet

Rất nhiều người tham gia phụ bếp cơm Phước Thiện của ông Ba Trầu đều đang vất vả mưu sinh. Nhưng vì cảm phục trước cái tâm của ông, họ đã dần bị thuyết phục. Không chỉ bớt thời gian đến hỗ trợ bếp ăn, họ còn đợi đến khi các phần cơm được đóng gói cẩn thận, chuẩn bị được chở đi thì mới ra về. 

Mỗi sáng, từ những người làm nghề tự do đến nhân viên văn phòng, họ đều cố gắng dành chút thời gian rảnh tới bếp cơm phụ ông Ba Trầu nấu cho người nghèo. Vì dịch nên không được tụ tập, họ sẵn sàng nhận nguyên liệu về nhà sơ chế, sau đó chở tới bếp cơm.

Ông Ba Trầu quả quyết: "Mùa dịch, nhiều bếp cơm từ thiện phải ngưng nhưng tôi không dừng được. Bếp vẫn nấu, cho cơm bệnh nhân, người nghèo." Với ông, nếu không giúp được người nghèo, ông sẽ cảm thấy rất buồn, không chịu nổi. Nhưng hôm nào có thể mua gạo, nấu cơm, ông lại thấy mình khỏe lại, tinh thần phấn chấn hơn bao giờ hết.

Tấm lòng nhân ái của chủ nhà hàng ngày nấu 2.000 suất ăn miễn phí tặng lao động nghèo giữa mùa dịch

Đọc thêm

Những ngày thành phố phải phòng chống dịch, các khu vực có người bị bệnh phải giản cách, không được tập trung… khiến cho đời sống của bà con ở thành phố gặp rất nhiều khó khăn.

TP Hồ Chí Minh: Nhiều chương trình tiếp sức cho người dân trong dịch
0 Bình luận

Hơn 5 năm qua, dù bản thân là người khuyết tật, cô giáo Lê Thị Hồng Yến (SN 1984) vẫn miệt mài dạy học trò nghèo trong lớp học tiếng Anh miễn phí.

Lớp học tiếng Anh miễn phí cho học trò nghèo xứ Quảng của cô giáo khuyết tật
0 Bình luận

Suốt 10 năm qua, nhịp sống của cụ Năm chầm chậm trôi trong sự thiện nguyện ấp áp. Cụ cần mẫn hái rau bán lấy tiền giúp đỡ người nghèo khó.

Cụ bà 80 tuổi cần mẫn bán rau lấy tiền làm từ thiện: 'Nhờ giúp người mà đêm ngủ ngon giấc'
0 Bình luận

Tin liên quan

Diện áo dài trắng đơn giản nhưng Thư Vũ đã gây ấn tượng với vẻ đẹp nền nã, sang trọng và khéo léo khoe được đường cong cơ thể.

Ngắm Thư Vũ 'Về nhà đi con' trong loạt ảnh áo dài trắng đơn giản, khéo léo khoe đường cong cơ thể
0 Bình luận

Với bố mẹ, sức khỏe của con còn quan trọng hơn số tiền mà con kiếm được hay địa vị của con. Để bố mẹ lo lắng nhiều nghĩa là chúng ta chưa phải một người con hiếu thảo.

Phàm là phận làm con cứ mãi để bố mẹ lo lắng chính là sự bất hiếu lớn nhất
0 Bình luận

Bất kỳ ngành nào cũng xuất hiện những cặp "kỳ phùng địch thủ" cạnh tranh khốc liệt, và giới công nghệ cũng không phải ngoại lệ.

Điểm mặt 5 cặp 'kỳ phùng địch thủ' trong giới công nghệ, cạnh tranh khốc liệt chưa có hồi kết
0 Bình luận


Bài mới

Việt Nam lần đầu ghép tim nhân tạo để duy trì sự sống cho người phụ nữ 46 tuổi

Người phụ nữ 46 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối đã được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghép tim nhân tạo bán phần để duy trì sự sống.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 10 giờ trước
Nữ phi hành gia gốc Việt mang theo 169 hạt sen giống bay vào không gian

Ngày 14/4, Amanda Nguyễn - nữ phi hành gia người Mỹ gốc Việt đầu tiên, đã cùng phi hành đoàn của Blue Origin mang theo 169 hạt sen giống bay vào không gian, thực hiện hành trình khám phá vũ trụ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
3 học sinh lớp 6 nhặt được tiền liền đến Công an nhờ trả cho người đánh rơi

Nhặt được chiếc ví có hơn 5.1 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều giấy tờ tùy thân, 3 học sinh lớp 6 trường THCS Trần Cao Vân đã lập tức mang đến Công an phường Thuận Hòa trình báo và nhờ tìm người đánh rơi để trả lại.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
3 chàng trai dũng cảm lao xuống biển cứu 2 nữ sinh đuối nước

Phát hiện 2 nữ sinh đuối nước, 3 chàng trai ở TP.Tuy Hòa, Phú Yên đã không ngần ngại lao mình xuống biển cứu người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Chàng trai 18 tuổi bị ung thư lan tỏa sự lạc quan cho mọi người

Mắc ung thư ở tuổi 17 là cú sốc quá lớn với Huy và cả gia đình. Nhưng sau 1 năm chiến đấu kiên cường, chàng trai trẻ nhận raa.. "ung thư là một căn bệnh thật đẹp". Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Bộ đội mở cầu phao trong đêm cứu bệnh nhi nguy kịch

Trong lúc phong tỏa công trường chuẩn bị đổ bê tông tại bến Tam Nông, Phú Thọ, gặp xe cấp cứu chở bệnh nhi nguy kịch, các chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 249 ngay lập tức nhận lệnh dừng thi công để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Bác sĩ vượt biển cứu sống sản phụ băng huyết sảy thai lưu

Ngày 09/4/2025, Phòng khám Đa khoa khu vực Quan Lạn - Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn, Quảng Ninh bất ngờ tiếp nhận trường hợp cấp cứu sản khoa đặc biệt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người đàn ông chết não hiến 7 tạng cứu sống nhiều bệnh nhân

Nhờ nguồn tạng hiến của người đàn ông chết não, Bệnh viện Quân y 175 đã phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn thực hiện thành công ca lấy đa mô, tạng đầu tiên tại bệnh viện.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Chàng trai khuyết tật trích tiền bán vé số giúp người khó khăn

Chàng trai khuyết tật – Nguyễn Tiến Hữu (26 tuổi, trú tại TX Hoài Nhơn, Bình Định) dù khó khăn nhưng vẫn trích 10.000 đồng/ngày từ tiền bán vé số để giúp đỡ mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cậu bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố công trình

Thấy bạn rơi xuống hố công trình, cậu bé 3 tuổi Nguyễn Nam Phong vội vã chạy vào nhà báo cho người thân ra đưa bạn lên bờ.

Thầy giáo Hậu Giang hết lòng lo hậu sự cho người nghèo

Ngoài tận tâm với công tác chuyên môn, nhiều năm qua thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) còn hết lòng lo hậu sự miễn phí cho hàng trăm người nghèo khó.

Cuộc đời truyền cảm hứng của thợ cắt tóc lớn tuổi nhất thế giới

Bà Shitsui Hakoishi (108 tuổi) vừa được kỷ lục Guiness Thế giới công nhận là ''thợ cắt tóc nữ lớn tuổi nhất thế giới'' với 94 năm tuổi nghề và chưa có ý định nghỉ hưu.

Những “hiệp sĩ” miệt mài đi hút đinh trong đêm

Thời gian qua, hình ảnh những chiếc xe máy tự chế rong ruổi khắp mọi nẻo đường tại TP.Bạc Liệu để hút đinh đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Đề xuất