Những suất cơm treo nghĩa tình giữa lòng TP Thủ Đức

Gọi là cơm treo nhưng thực ra những suất cơm này được đóng hộp cẩn thận, đặt trong thùng nhựa để bên ngoài quán đợi những người lao động nghèo qua lấy ăn miễn phí...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước cửa quán, anh Nguyễn Văn Hiếu (22 tuổi, quê Bình Định) đã đặt sẵn một chiếc bàn, trên đó có thùng nhựa đựng cơm và trà đá miễn phí. Sợ mọi người chưa biết tới cơm treo, quán còn dán thêm mấy tấm bảng từ thùng đến gốc cây bên cạnh: "Cơm treo. Gửi tới cô chú anh chị khó khăn. Nếu có thì hãy lấy dùng ạ. Chúc cô chú anh chị ăn ngon miệng".

Anh Hiếu cho biết, mô hình cơm treo được quán của bạn trên đường Lê Văn Việt, TP Thủ Đức (TP.HCM) thực hiện được 2 ngày. Khuya 29-5, quán đã trao được 3 phần cơm miễn phí cho tài xế xe công nghệ, người bán ve chai, vé số.

"Nhìn các hoàn cảnh như thế, sinh viên như tụi em thấy rất thương. Tối đó, khi họp nghe chủ quán nói cần vài bạn phụ 2 tiếng ngồi canh thùng cơm, đừng để thùng cơm bị thiếu, tụi em nói ngay: 'Này là tụi em giúp sức, anh chị khỏi tính công'. Tuy tụi em là sinh viên chưa có nhiều tiền nhưng vẫn muốn góp một phần nào đó để giúp mô hình cơm treo được nhân rộng", Hiếu nói.

nhung-suat-com-treo-nghia-tinh-giua-long-tp-thu-duc-9
Những suất cơm treo được chế biến cẩn thận

Cơm treo tại quán được hoạt động vào 2 khung giờ: Trưa từ 11h - 13h. Chiều 17h - 19h. Phần cơm ở quán này cũng rất đa dạng. Lúc thì cơm sườn, lúc thì cơm gà, tùy thuộc vào lúc đó quán có sẵn món gì. 

Các bạn nhân viên tinh tế không để quá nhiều hộp cơm trong thùng vì sợ để ngoài trời cơm sẽ nhanh hư. Mỗi lần, họ chỉ bỏ vô 1-2 hộp. Các nhân viên sẽ thay nhau ngó nghiêng xem có khách nào đến nhận cơm. Nếu hết cơm mà trong bếp vẫn chưa làm kịp, các bạn sẽ chủ động mời khách vào bên trong ngồi cho mát.

"Chỉ làm khoảng vài phút là đã có phần cơm rồi. Vì thế cơm rất nóng sốt. Cơm treo tặng cho khách sao thì tụi em cũng bán như vậy. Các bạn nhân viên cũng ăn cơm của quán, mỗi ngày 1-2 bữa. Suất cơm nào cũng ngon, cũng chất lượng. Thế nhưng trời nắng nóng, cơm sẽ hư nhanh. Nếu hư, tụi em sẽ bỏ hết, không bán hay phát cho khách đâu. Cơm để tầm 3 tiếng là đã có mùi khó chịu rồi", anh nhân viên chia sẻ.

Thấy có thùng cơm treo miễn phí và nước trà đá cũng không tốn tiền, chú Trần Đức Chinh (70 tuổi, sống tại TP Thủ Đức, tài xế xe ôm công nghệ) tấp xe vào ngay. Chú mở thùng cơm, lấy hộp cơm còn nóng hổi do mới đem ra từ bếp.

"Trước giờ tôi toàn lấy cơm từ thiện ở chùa hay gần bệnh viện. Nay biết được thùng cơm miễn phí gần nhà, tôi vui lắm vì trưa nay đỡ tốn tiền. Tôi mong có thật nhiều thùng cơm như thế tại TP.HCM để những người tài xế hay khó khăn cũng có cơm ăn miễn phí", chú nói.

Chủ quán là anh Huỳnh Tấn Minh (36 tuổi, sống tại TP.HCM) cho biết mô hình cơm treo này được xuất phát từ Canada. Tại đây, khách sẽ trả tiền trước để mời một người xa lạ không đủ tiền mua một ly cà phê. Tâm đắc ý tưởng này, anh tình cờ xem một video trên TikTok về một quán cơm tại TP.HCM cũng thực hiện "cơm treo" giúp người khác.

Anh chợt nghĩ anh cũng có quán cơm, có thể triển khai mô hình này. "Tôi chứng kiến rất nhiều người khó khăn đi ngang qua đây, nên muốn đóng góp chút gì đó. Trước mắt, mỗi ngày tôi ủng hộ 10 phần và rủ thêm bạn bè ủng hộ. 

nhung-suat-com-treo-nghia-tinh-giua-long-tp-thu-duc-7

Tôi bảo với mấy bé nhân viên là đi đường thấy ai khó khăn, cứ rủ rê họ ghé quán lấy cơm. Hai vợ chồng tôi cũng vậy. Ngày 1, ngày 2 tuy những người khó khăn chưa biết tới nhiều nhưng tôi nghĩ cứ đi ngang qua dần dần họ cũng sẽ chú ý đến bảng hiệu thôi", anh nói.

Trước đó, chị Trúc Mai (vợ anh Minh) đã làm "hamburger treo" cho người khó khăn. Thấy học sinh, người bán vé số… đi ngang qua, chị ngoắc vô hỏi: "Ăn hamburger không, tôi làm cho miễn phí?". 

Sau khi đưa phần hamburger, chị còn bỏ nhỏ: "Mốt không có cô ở đây, con cứ đến nói Hamburger của cô Mai là mấy cô chú nhân viên đưa cho nha. Không lấy tiền đâu, đừng ngại".

Mở quán cơm được 3 năm, hai vợ chồng anh Tấn Minh còn làm buffet miễn phí cho mọi người được hơn 1 năm rưỡi. Ban đầu, anh chị làm tấm thẻ ghi: Sinh viên khó khăn cứ báo, quán tặng cơm miễn phí. Tuy nhiên, cả 1 năm chẳng có sinh viên nào chịu liên hệ. Vì vậy họ quyết định làm buffet miễn phí.

Ở đây có cơm, canh, kem, tráng miệng hoàn toàn miễn phí. Nhiều bạn bảo: "Cơm nhiều quá, em ăn no tới chiều". Vì thế, khi mở thêm mô hình cơm treo, anh chị dặn dò nhân viên hôm nào có buffet thì mời khách vô quán ăn luôn, vì còn nhiều người chưa biết quán mình mời miễn phí.

"Tôi được truyền cảm hứng từ cô tôi. Cô hay đi phát cơm tại bệnh viện, mỗi tháng vài lần. Chẳng cần treo bảng cơm treo, cơm từ thiện gì cả, mọi người cũng ùa tới ăn. Tôi hy vọng mọi người sẽ biết thêm tới thùng cơm này để không ai còn bị đói bụng", anh nói.

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: Bếp cơm 0 đồng của cặp vợ chồng tây - ta: "Hôm nào không chủ chi phí tôi nấu cơm chay"

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhớ lời dặn của mẹ chồng, bà Thu tiếp tục nối nghiệp bếp cơm 0 đồng để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo....

Chuyện về người phụ nữ kế nghiệp mẹ chồng 'bán' cơm 0 đồng
0 Bình luận

Không chỉ là giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Đắk Nang, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông), cô giáo Huỳnh Thị Thùy Dung (SN 1988) còn là người quản lý bếp ăn bán trú dành cho học sinh.

Cô giáo vùng cao và hành trình 7 năm nấu cơm 0 đồng tặng học trò nghèo
0 Bình luận

Hơn 7 năm nay, đều đặn vào các ngày trong tuần, người dân có hoàn cảnh khó khăn lại được những suất ăn miễn phí từ "Quán cơm 0 đồng" trên đường Phạm Bá Trực (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng).

Chuyện về 'Quán cơm 0 đồng' vinh dự được góp mặt trong Gala 'Việc tử tế' 2023
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 48 phút trước
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 24 giờ trước
Chân dung ông Hai Số 20 năm tình nguyện vá đường

Hơn 20 năm dành tâm huyết cho việc vá đường, ông Võ Văn Hai hay còn được gọi với cái tên “Hai Số” ở khu vực 1, P.4, TP.Vị Thanh, Hậu Giang được ví như “khắc tinh” của những ổ voi, ổ gà, giúp bà con đi lại an toàn.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Thầy giáo người Mông nuôi gà đen âm thầm thắp sáng ước mơ nơi non cao

Thầy Xồng Bá Cha (SN 1975) ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An không chỉ tận tâm với sự nghiệp gieo con chữ cho học trò vùng cao mà còn là người tiên phong trong hành trình bảo tồn giống gà bản địa quý, giúp bà con thoát nghèo.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Xúc động dòng tâm sự của thầy giáo gửi học trò ngày biết điểm: Trượt lớp 10 không phải là dấu chấm hết!

Dòng tâm sự đầy xúc động và ý nghĩa của thầy giáo Lê Hoàng Tuấn (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) gửi đến những học sinh không may thi trượt lớp 10 đã khiến rất nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chủ tịch huyện khiến làng quê “đổi đời” nhờ dạy dân bán hàng online: Mang về doanh thu “khủng” 4000 tỷ trong vòng 6 tháng

Nhận thấy huyện Phú Xuyên sẽ khó lòng phát triển nếu chỉ trông chờ vào con đường nông nghiệp truyền thống, ngay từ khi mới nhận chức Chủ tịch huyện – ông Lê Văn Bính đã mạnh dạn đổi mới, tự dựng video, dạy người dân bán hàng online, mang về doanh thu 4000 tỷ trong vòng nửa năm.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng bữa ăn yêu thương dành cho trẻ em nghèo

Với mong muốn giúp đỡ trẻ em nghèo, bệnh tật, chị Trần Thị Trúc Ly (35 tuổi, trú tại P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã thành lập nhóm thiện nguyện Hiếu Niệm.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Độc lạ mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng ở Gia Lai

Từ khó khăn vận động kinh phí, làng Al thuộc xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai đã nảy ra ý tưởng độc đáo, góp tiền xây dựng mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Thầy giáo Lê Bá Khánh Trình – 'Huyền thoại” toán học Việt Nam

Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình được biết đến như một “huyền thoại” của Toán học Việt Nam khi đạt điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979. Ông đã viết nên một phần rực rỡ của lịch sử toán học nước nhà bằng chính trí tuệ và sự tận tụy suốt cả cuộc đời mình.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chàng trai Đà Nẵng khiến nhiều người xúc động với nghề lạ - thắp đèn “sưởi ấm” cho người đã khuất

5 năm tận tụy với công việc giữ đèn ở nghĩa trang, chàng trai Đà Nẵng - Võ Văn Siêu tự ví mình là người giúp việc cho người đã khuất.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Người phụ nữ với 110 lần hiến máu cứu người: Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại

Tại buổi vinh danh 100 người hiến máu tiêu biểu năm 2025, chị Huỳnh Thị Mỹ An (50 tuổi, Hà Nội) đã được tôn vinh bởi hành động cao đẹp với 28 lần hiến máu và 82 lần hiến tiểu cầu.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chân dung người hùng giúp đỡ thím cháu người Mông bị “chặt chém” 4.2 triệu đồng tiền taxi ở Hà Nội

Những ngày qua, câu chuyện của hai thím cháu người Mông bị lái xe taxi “chặt chém” 4.2 triệu đồng tiền taxi cho quãng đường hơn 20km từ bến xe Mỹ Đình đến ngã tư Nội Bài (Hà Nội) đã nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Gia tộc Sơn Kim giàu có nhất nhì Việt Nam - Từ mạch nguồn tri thức đến bản trường ca thương trường

Gia tộc Sơn Kim là một trong những gia tộc doanh nhân danh giá và giàu có bậc nhất Việt Nam, nổi bật với hành trình 4 thế hệ làm kinh doanh. Từ “lão phật gia” Nguyễn Thị Sơn đến thế hệ kế thừa vững vàng trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và thời trang, Sơn Kim không chỉ xây dựng một đế chế kinh tế, mà còn gìn giữ một di sản sống về văn hóa gia đình và giá trị Việt.

Chân dung người bố đứng sau “giám đốc 13 tuổi” với cách dạy con “có một không hai”

Đằng sau sự thành công, giỏi giang của “giám đốc 13 tuổi” – Nguyễn Nam Long chính là ông bố Nguyễn Bình Nam, một cái tên khá nổi tiếng trong giới khởi nghiệp công nghệ.

Hải An
Hải An 12/06
Lớp học tình thương giữa lòng Sài Gòn của “ngoại Thủy”, mái nhà ấm áp cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Gần 10 năm qua, lớp học tình thương của bà Trần Thị Thanh Thủy (70 tuổi) vẫn sáng đèn mỗi tối để dạy chữ cho trẻ em nghèo quanh khu vực phường Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/06
Gia đình “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn: Thành công bằng nội lực, vững vàng bằng đạo đức

Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn không chỉ nổi bật bởi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn được biết đến như một hình mẫu về sự tử tế, kỷ luật và trách nhiệm xã hội. Từ người cha bản lĩnh đến các thế hệ kế thừa tài năng, họ đã cùng nhau xây dựng một đế chế kinh tế vững mạnh, gắn liền với giá trị đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Hải An
Hải An 10/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất