Nhớ về Thăng Long một thời từng khiến người Pháp phải choáng ngợp

Với tư cách là một viên sĩ quan phụ trách kế toán trên tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan, Daniel Tavernier đã từng đặt chân đến Thăng Long trong khoảng thời gian 1639-1645 và có nhiều trải nghiệm, ấn tượng sâu sắc về nơi này.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Daniel vẫn còn công trình nghiên cứu dang dở khi bất ngờ qua đời năm 1648. Sau đó, công trình này được hoàn thiện, xuất bản tại Paris năm 1681 với tên gọi: “Tập du ký mới và kỳ thú về Vương quốc Đàng Ngoài”.

Người dân hiền lành, chất phác

Ẩm thực của người Việt ở Thăng Long thường rất đơn giản. Hầu như những bữa ăn hằng ngày đều là những sản phẩm nông nghiệp bình dân quen thuộc. Điều này phụ thuộc vào đặc thù của đời sống và nghề nghiệp của người dân.

Trong sách có viết: “Người Đàng Ngoài thường không cầu kỳ trong những bữa cơm. Giới thường dân chỉ ăn cơm với cá khô hay trứng muối, và họ chỉ ăn thịt trong những bữa yến tiệc mà thôi. Chỉ với những vị vương hầu quyền lực, người ta bao giờ cũng dọn thịt cá”.

nho-ve-thang-long-mot-thoi-tung-khien-nguoi-phap-phai-choang-ngop-1
Cảnh đường phố Thăng Long thời xưa

Khi ăn, thức ăn được cho ra những chiếc đĩa nhỏ để trên mâm. Những đĩa nhỏ làm bằng gỗ sơn son thếp màu vàng, vẽ đủ loại hoa văn. Khi ăn, người dân không dao hay dĩa như người phương Tây mà chỉ dùng đũa một cách khéo léo, không bao giờ đụng tay vào thức ăn.

Đối với các hoạt động vui chơi giải trí thì chèo tuồng là phổ biến nhất. Thông thường, chèo tuồng được tổ chức vào ban đêm ở một bãi đất rộng rãi hoặc một gian phòng lớn được trang trí cầu kỳ. Những vở chèo tuồng thường tái hiện bối cảnh và nhân vật lịch sử, nhiều khi là cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân nhằm truyền đạt tình yêu cuộc sống và giáo dục truyền thống dân tộc. 

Trong sách có viết: “Diễn viên biết diễn tả biển và sông và những trận thuỷ chiến bằng tàu thuyền, mặc dù họ chỉ có 8 người. Khi diễn đào kép mặc quần áo lộng lẫy, mũ của đào là thứ mũ miện đội vừa chít khăn trên đầu, mà có hai dải to bằng ba ngón tay buông thõng xuống đến tận thắt lưng. Cả đào lẫn kép đóng vai rất khéo và múa rất đúng nhịp”.

Ngoài ra, còn có nhiều trò phổ biến khác như đánh đu, đánh cù, đá cầu… còn với giới quý tộc là đi câu cá và đi săn. 

Đa tín ngưỡng tôn giáo, y học phát triển vượt bậc

Tavernier rất ấn tượng về những quốc gia đa tôn giáo. Theo Tavernier, dân chúng Thăng Long là những tín đồ của Phật giáo, Nho giáo và đạo Lão. Trong đó, Nho giáo chỉ được một bộ phận ở tầng lớp trên của xã hội tiếp nhận, nhất và vua và các vua quan. Dân chúng chốn kinh kỳ lại tôn sùng Phật giáo. 

nho-ve-thang-long-mot-thoi-tung-khien-nguoi-phap-phai-choang-ngop-2
Người dân vận chuyển thanh gỗ to trên đường

Những vương hầu sùng Phật không ngại bỏ tiền để tô điểm cho chùa và những pho tượng. Đặc tính từ bi bác ái của nhà Phật cũng được người Việt phát huy, vận dụng vào việc đối nhân xử thế. Ngoài đạo Phật thì Đạo giáo cũng khá phát triển trong dân chúng. “Điều làm cho dân chúng tin theo ông là ông bao giờ cũng khuyên họ làm điều thiện và cho xây dựng những cơ sở chữa bệnh ở tất cả những nơi chưa có cơ sở chữa bệnh”, Tavernier cho biết.

Ở thế kỷ 17, người Việt ở Thăng Long còn duy trì nhiều tín ngưỡng truyền thống như việc thờ Táo quân: “Ở Đàng Ngoài có tục thờ ba vị thần trong nhà. Một là Táo Quân (Thần bếp), tức là ông đầu rau”. Bên cạnh đó còn có tục thờ Thổ công, trở thành một phần không thể thiếu mỗi khi xây nhà. 

Thăng Long còn có nhiều phường, làng nghề truyền thống như làm giấy, đúc đồng, kim hoàn, tục thờ tổ nghề. Không chỉ vậy, trong các dịp lễ Tết người dân còn có những nghi thức thờ cúng, lễ tục riêng. Có thể kể đến tục đi chùa dâng hương vào ngày rằm âm lịch hàng tháng. Trong ngày Tết, lễ cúng càng long trọng hơn: “Những ngày mồng một Tết lấy vôi vẽ những hình tròn, vuông, tam giác ở trước cửa. Họ bảo rằng những hình đó làm cho ma quỷ phải lánh xa”. Bên cạnh đó, các tục lệ, tín ngưỡng mang tính ma thuật như xem bói, lên đồng cũng rất phổ biến.

nho-ve-thang-long-mot-thoi-tung-khien-nguoi-phap-phai-choang-ngop-3
Những người phụ nữ gánh thúng đi chợ

Không chỉ đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo, y học thời đó còn rất phát triển. Hàng loạt những phong tục, phép trị liệu dân gian khiến Tavernier phải “mắt tròn mắt dẹt”. Những lát cây dễ kiếm, những lát gừng hay đồng bạc trắng đều có thể chữa bệnh hiệu quả.

Đặc biệt, người dân chỉ sử dụng cỏ cây để chữa bệnh: “Về các vị thuốc, họ chỉ dùng cỏ, rễ cây mà chính họ đi hái, kiếm về… Họ có những vị thuốc rất hay chữa bệnh trúng phong, đậu lào và những bệnh khác mà người châu Âu không thể chữa được”.

Tavernier càng khâm phục hơn khi biết người Việt trúng phong chỉ cần đánh gió, xông với một chút hương liệu là khỏi. “Bệnh nguy hiểm nhất ở Đàng Ngoài thường là do gió độc gây ra cho người ta. Vì chỉ trong chốc lát là cấm khẩu, rồi nếu chữa trị không kịp thời thì thế nào cũng chết. Thuốc tốt nhất trị bệnh đó là pha một ít thuốc giải độc vào với rượu, đem đun lên cho bệnh nhân uống càng nóng càng tốt...

Đó là vị thuốc kỳ diệu khỏi làm đau mình mẩy do gió lạnh hay do gió độc gây ra. Muốn được chóng khỏi đau mình mẩy, có khi sau khi đã bôi nước gừng, cần nằm trên một cái giường có dát cách nhau độ bốn ngón tay, ở dưới gầm đặt hai lò than trong đó bỏ một ít hương liệu, khói thơm bốc lên vây quanh người ốm làm cho mồ hôi đổ ra, thế là khỏi”.

Tavernier khó tin trước phép dùng lửa chữa bệnh của dân Thăng Long thời đó. Nhất là bệnh đậu lào - thứ bệnh nguy hiểm ở Pháp nhưng người dân dễ dàng chữa khỏi. Các thầy thuốc Đàng Ngoài lấy lõi cây phơi khô, tẩm dầu rồi đốt lên các vết đậu, đem áp mồi lửa lên từng nốt vết đó sẽ bắn ra... 

Xem thêm: Giai thoại ly kỳ về "mệnh đế vương" của vua Lý Thái Tổ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Sao chổi lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử đang tiến gần đến Trái đất. Song các chuyên gia cho rằng, sao chổi này không gây nguy hiểm cho Trái đất.

Sao chổi lớn nhất lịch sử tiến gần Trái đất sau 3,5 triệu năm mất tích, hứa hẹn hé lộ nguồn gốc Hệ Mặt trời
0 Bình luận

Nhiều học giả phương Đông từng giải thích tỉ mỉ về ngũ hành với tiến trình lịch sử của các triều đại Trung Hoa, nhưng với lịch sử Việt Nam thì sao?

Khớp với các triều đại Trung Hoa xưa, liệu ngũ hành có ứng với lịch sử Việt Nam?
0 Bình luận

Vua Lê Thánh Tông từng dụ rằng, Cung từ hoàng thái hậu họ Phạm, tên húy Ngọc Trần nên trong kinh thành, ngoài các đạo, phàm nơi nào có họ Trần đều đổi thành Trình.

Cuộc đổi họ lớn nhất lịch sử: Nhà Lê buộc họ Trần đổi sang họ Trình, khôi phục họ Lý
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 14 giờ trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất