Người phụ nữ Đồng Tháp lao mình vào biển lửa cứu bé trai 2 tuổi và nuôi như con ruột suốt 18 năm qua
Lao vào đám cháy cứu cháu bé 2 tuổi, chị Lê Thị Phương Thảo (SN 1982) bị bỏng 78%, gương mặt biến dạng. Dù đau đớn là vậy, nhưng người phụ nữ ấy vẫn gồng gánh, cưu mang cháu bé, xem như con ruột suốt 18 năm qua.

18 năm trước, khi còn ở Sóc Trăng, chị Thảo có tình cảm với một ông bố đơn thân. Người này có cậu con trai 22 tháng tuổi. Dù không máu mủ ruột rà nhưng chị Thảo rất yêu thương, quý mến con trai của người yêu.
Một sáng tháng 7/2007, chị ghé sang đưa đồ ăn sáng cho bé trai thì phát hiện phòng trọ nồng nặc mùi gas. Thấy người yêu không vào bế con mà đứng sựng bên ngoài, chị Thảo hoảng hốt lao vào bên trong.
“Khi chỉ còn cách cửa phòng vài bước chân, ngọn lửa bùng lên dữ dội. Tôi chạy ngược vào trong nhưng ngọn lửa mỗi lúc một lớn. Không còn cách nào khác, tôi em bé vào ngực, cúi đầu lao qua ngọn lửa, chạy ra ngoài. Ra khỏi đám cháy thì tôi ôm bé lao thẳng xuống sông. Dù vậy tôi vẫn bị bỏng nặng, được mọi người đưa vào viện cấp cứu”, chị Thảo kể lại.

Tại bệnh viện, chị Thảo được bác sĩ chẩn đoán bỏng 78%. Phần đùi, hai bàn tay và khuôn mặt của chị đều biến dạng. Đứa bé được bị ôm kỷ trong lòng nên không sao. Chị được yêu cầu chuyển lên các bệnh viện lớn hơn ở Cần Thơ, TP.HCM để điều trị. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn, chị không đủ chi phí để điều trị.
Sau thời gian điều trị ngắn tại bệnh viện ở TP.Cần Thơ, chị Thảo trốn viện về nhà khi các vết bỏng trên mặt vẫn sưng tấy, mưng mủ, tay chân co quắp, miệng không thể mở để ăn cơm… Nhưng không có tiền, chị đành phải nén cơn đau, cố gắng tự điều trị. Sau một thời gian, những vết thương của chị Thảo cũng đã lành, nhưng cơ thể lại chằng chịt những vết sẹo to tướng. Điều này khiến chị vô cùng tự ti và nhiều lần tìm đến cái chết để kết thúc nỗi đau thể xác lẫn tinh thần.
Sau 3 lần uống thuốc tự tử, 4 lần rạch tay không thành, người phụ nữ nghĩ đến đứa trẻ mình từng cứu khỏi đám cháy. Thương đứa bé còn nhỏ đã phải chịu cảnh côi cút, chị đã chấm dứt ý định dại dột. “Cha bé thường đánh đập tôi nên gia đình không cho cả hai đến với nhau. Sau đó, anh ta bỏ đứa nhỏ cho tôi nuôi dưỡng. Thương bé bị cha mẹ bỏ rơi, tôi nhận bé làm con nuôi”, chị Thảo kể.
Vết bỏng lành, chị Thảo mưu sinh bằng công việc bán vé số, chắt chiu từng đồng để nuôi con. Xúc động trước tấm lòng cao đẹp của người phụ nữ, nhiều mạnh thường quân đã tìm cách hỗ trợ cho chị Thảo có kinh phí phẫu thuật. Sau 28 lần phẫu thuật, chị Thảo đã dần tự tin hơn và có thể sinh hoạt như thường.
“Những lần vào bệnh viện phẫu thuật, tôi không có người thân đến chăm nuôi. Chỉ có một mình đứa con nuôi mà tôi đã cứu trong trận hỏa hoạn năm 2007 đến chăm sóc, túc trực bên cạnh. Lúc đó, bé mới hơn 6 tuổi mà hiểu chuyện với hiếu thảo lắm”, chị Thảo tâm sự.
Suốt thời gian dài điều trị, dù cuộc sống khó khăn nhưng người phụ nữ Đồng Tháp vẫn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Sau đó, chị còn nhận nuôi thêm một bé gái bị bố mẹ bỏ rơi. Chị còn tìm kiếm, kết nối và giới thiệu các trường hợp bị bỏng đến điều trị với các đoàn phẫu thuật từ thiện.

Một lần, thông qua mạng xã hội, chị Thảo và anh Võ Thái Bình (SN 1981) có duyên gặp gỡ, kết bạn với nhau. Cả hai có cùng niềm đam mê thiện nguyện nên thường xuyên nhắn tin, trò chuyện.
Năm 2014, khi đến bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật thứ 14, chị Thảo và anh Bình đã có lần gặp nhau đầu tiên. Qua trò chuyện, anh Bình nhận thấy chị Thảo dù chịu nhiều đau khổ nhưng đầy nghị lực, biết yêu thương, chăm sóc gia đình nên đem lòng yêu thương.
Nhận thấy sự chân thành của anh Bình, sau nhiều lần từ chối chị Thảo bắt đầu mở lòng. Cả hai đến với nhau, xây dựng gia đình nhỏ và có thêm 3 người con chung.
Hiện, anh Bình chạy xe dịch vụ, chị Thảo và 2 người con nuôi làm việc tại một xưởng sản xuất khung bằng khen. Cuối ngày, chị Thảo và các con nhận thêm 300 tờ vé số đi bán dạo để kiếm thêm thu nhập.
Dù cuộc sống khó khăn, nhưng chị Thảo vẫn giữ vững niềm tin và mong muốn làm thiện nguyện của chị cũng chưa từng lụi tàn: "Em không cần tiền, em chỉ cần một người biết yêu thương, biết chia sẻ với em, cũng mong các con có nghề nghiệp ổn định, có cuộc sống tốt hơn. Sau này em muốn về Sóc Trăng, vì dù gì cũng còn dòng họ. Em phải sửa nhà thì mấy đứa con mới ở được, nhà cũng dột hết rồi. Mình vẫn còn làm được, tuy rằng mình tàn nhưng không phế. Em muốn lo cho con, lo cho cả những người khó khăn hơn em”.
Xem thêm: Chương trình thiện nguyện: Lan tỏa lòng nhân ái và sẻ chia đến cộng đồng
Đọc thêm
Thiện nguyện là một lựa chọn, không phải nghĩa vụ và không nhằm mục đích kêu gọi sự chú ý. Tất cả nhân viên của công ty TNHH Truyền thông và Giải trí NEW88 đều mong muốn lan tỏa tình yêu thương, cung cấp sự hỗ trợ cho những người đang trải qua hoàn cảnh khó khăn.
Trong ngôi nhà thiện nguyện Sao Xanh tại xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có rất nhiều vật dụng miễn phí dành cho bà con đồng bào như quần áo, thuốc chữa bệnh, nước sạch,...
Nhờ những đêm nhạc thiện nguyện, nhóm thiện nguyện “Đô Lương chia sẻ yêu thương” tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã kêu gọi được hơn 6 tỷ đồng hỗ trợ những người khó khăn.
Tin liên quan
Cô gái 9X ấy là Nguyễn Thị Việt An (32 tuổi, Phú Yên), chị đã thành lập CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng để chăm sóc, hỗ trợ trẻ em miền núi khó khăn trong tỉnh.
Chàng trai tử tế suốt 10 năm liền tình nguyện nấu ăn cho trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo là anh La Thành Đệ (31 tuổi, Bạc Liêu).
Sau khi cứu sống 3 cháu bé, chị Nguyễn Thị Trang (Hải Dương) rét run cầm cập, gần như kiệt sức. May mắn được chồng hỗ trợ, chị đã lên bờ an toàn sau khi có hành đồng nghĩa hiệp.