Mong ước của cô gái xương thủy tinh sống đầy nghị lực: "Có sức khỏe để làm được nhiều việc ý nghĩa"

Trong 16 năm chống chọi với bệnh xương thủy tinh, chị Hoàng Thị Dịu (34 tuổi, trú xã Hà Giang, H.Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đã vượt nghịch cảnh, mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ em ở địa phương.

Đỗ Thu Nga Theo dõi

Đủ tay, chân đã là hạnh phúc

Là con út trong gia đình có 5 anh chị em, bố mẹ làm thuần nông, khi đang ở độ tuổi thanh xuân đẹp nhất đời người (18 tuổi), biến cố bắt đầu ập đến với chị Dịu. Thấy cơ thể của mình không giống các cô gái khác, đi khám chị phát hiện bị hội chứng MRKH (hội chứng rối loạn khiến phụ nữ bẩm sinh không có tử cung hoặc âm đạo, không có kinh nguyệt, không thể có con - PV).

"Mình buồn lắm, không thể diễn tả bằng lời nỗi đau ấy. Bởi theo mình, niềm hạnh phúc nhất của phụ nữ là được làm mẹ. Mình rơi vào tình cảnh này, sao còn dám nghĩ đến chuyện yêu một ai đó nữa", chị tâm sự.

Quẫn trí, có lúc chị ra bờ sông Gạch gần nhà và có suy nghĩ: "Hay là trẫm mình xuống dòng sông để chấm dứt sự chịu đựng này". 

Tuy nhiên, khi nghĩ về người mẹ tảo tần bao năm nâng giấc cho mình; nghĩ về câu nói của cha "xem mày như một thằng con trai"; rồi nghĩ đến những người tật nguyền không tay, không chân, thiệt thòi hơn mình nhưng họ vẫn sống vui vẻ và có ích, cô gái trẻ Hoàng Thị Dịu khi đó lại có thêm động lực động viên bản thân: "Mình có đủ tay, chân đã là hạnh phúc".

Từ đó, cô gái trẻ bắt đầu công việc làm lao công tại Bệnh viện đa khoa H.Đông Hưng. Công việc bình dị nhưng cô vui vì có những đồng nghiệp, những người bạn để hàn huyên mỗi ngày. Mỗi tối, Dịu lại kèm đứa cháu đang học lớp 1 học bài. Cháu bé được cô giáo khen vở sạch, chữ đẹp, cô giáo cũng khen Dịu kèm cháu tốt. "Thời điểm đó, mình thấy vui vì có thêm một công việc ý nghĩa để vẽ lên những gam màu sáng cho cuộc đời", chị Dịu kể.

Chấp nhận sống chung với hội chứng MRKH, song biến cố không dừng lại. Năm 30 tuổi, chị bỗng thấy cơ thể đau nhức khắp nơi, đặc biệt hai đầu gối ngày một sưng to. Nhiều lần chị tới khám tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) mới phát hiện bị mắc bệnh xương thủy tinh. Bác sĩ chỉ định chị phải thực hiện 8 cuộc phẫu thuật, nhưng chính họ cũng không dám chắc chắn sau phẫu thuật sẽ khỏi bệnh, nên chị đã không tiến hành phẫu thuật.

Đỉnh điểm, một buổi chiều tháng 9.2020, khi đứng dưới hiên nhà, cơ thể của chị bỗng đổ về phía trước, cổ xương đùi bị gãy. Sau đó, chị phải nằm liệt giường suốt 4 - 5 tháng đằng đẵng, mọi sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc vào mẹ.

Tủi thân trước sự trớ trêu của số phận, trong nước mắt, chị xin mẹ được chết, xin mẹ hãy cho chị một liều thuốc độc để chị được giải thoát. "Tôi nghe con bé nói vậy mà lòng đau nhói, nghẹn ngào. Tôi lẳng lặng ra ngoài, để con bé kêu than sao cũng được. Thương con bé thiệt thòi đủ đường, nhưng càng phải vui vẻ để con bước qua cơn bĩ cực…", bà Đỗ Thị Hồi (75 tuổi, mẹ chị Dịu) nhớ lại.

mong-uoc-cua-co-gai-xuong-thuy-tinh-song-day-nghi-luc
Chị Hoàng Thị Dịu cùng các cháu nhỏ trong không gian đọc sách

Mong làm được nhiều việc ý nghĩa hơn

Chăm con gái một thời gian, sức khỏe của bà Hồi như quỵ ngã. Căn bệnh thoát vị đĩa đệm khiến bà phải nằm một chỗ, đau đớn tưởng chừng không qua khỏi. Bà đã phải gọi các con lại, nhắc nhở từng người, nếu bà "đi", các anh em phải thương yêu, chăm sóc chu toàn cho chị Dịu… May mắn thay, bà Hồi dần khỏe lại. Tinh thần của chị Dịu cũng dần dần vực dậy, suy nghĩ tích cực hơn.

Chị quay lại với những niềm vui nho nhỏ. Mỗi tối, dù không thể ngồi dậy, chị vẫn nằm và kèm cặp, chỉ dạy cháu học bài. Nhờ có sự trao đổi, tham khảo và học hỏi thêm các kỹ năng, kiến thức từ các giáo viên, việc kèm học cho cháu của chị ngày càng hiệu quả. Chị được cô giáo của cháu khen dạy học khéo léo. Thậm chí, một người hàng xóm cũng tin tưởng nhờ chị kèm thêm cho con khi cháu chuẩn bị vào lớp 1. Niềm vui vì làm được những điều có ý nghĩa trong cuộc sống góp phần thôi thúc chị phải sống, thậm chí sống ngày càng tốt hơn nữa.

Năm tháng qua đi, từ một cô gái nằm liệt giường, chị Dịu cố gắng luyện tập, nay chị đã ngồi được trên xe lăn. Từ việc chỉ kèm học cho cháu của mình, giờ đây, lớp học của chị đã có gần 10 cháu ở các lớp 1, 2, 3 theo học.

"Nhờ giáo viên gửi lời khen ngợi, các phụ huynh gửi gắm niềm tin mà tôi thêm tự tin, sống có ích hơn. Sắp tới sẽ có thêm các cháu học sinh lớp 4, lớp 5 cũng đến nhờ tôi kèm cặp. Tôi đều dạy miễn phí cho các cháu. Nếu ngày xưa tôi nói có đủ tay, đủ chân đã là hạnh phúc, thì đến giờ tôi hiểu thêm rằng, khi ngồi dậy được còn hạnh phúc hơn nằm rất nhiều", chị tâm sự.

Gần đây, anh Đỗ Hà Cừ (một người khuyết tật, trú tại TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình), Đội trưởng Câu lạc bộ không gian đọc Hy Vọng, đã kết nối với chị Dịu để biến căn phòng của chị có thêm một tủ sách với hơn 650 đầu sách các loại. Tủ sách có thể phục vụ tất cả lứa tuổi đến đọc sách, trau dồi thêm kiến thức.

Cuộc sống của người con gái suốt 16 năm sống chung với bệnh tật quái ác đã ngày càng trở nên đa sắc màu hơn. Mỗi ngày, chị đều bận rộn chuẩn bị bài học để buổi chiều có thể kèm cặp các cháu học bài, làm bài thật tốt sau giờ tan trường. Mong ước của chị ở thời điểm hiện tại chỉ giản đơn là "có sức khỏe, để ngày càng làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn".

(Theo Thanh Niên)

Xem thêm: Nghị lực phi thường của người phụ nữ 8X và dự án thiện nguyện tâm đắc "Cùng em đến trường"

Đọc thêm

Bệnh xương thủy tinh quái ác khiến cơ thể của Thạch Thị Hiền (27 tuổi, Trà Vinh) mong manh như tờ giấy. Thế nhưng cô gái nặng 15kg lại sống rất lạc quan...

Nghị lực phi thường của cô gái có cơ thể 'mỏng manh dễ vỡ'
0 Bình luận

Chị Phan Bích Ngân (35 tuổi) là thanh niên khuyết tật tiêu biểu duy nhất của TP. Cần Thơ được tuyên dương trong chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" năm 2022.

Nghị lực phi thường của cô gái 'tí hon': Làm cầu nối giúp người khuyết tật
0 Bình luận

Dù bản thân phải chạy thận, lọc máu suốt nhiều năm qua, cô giáo Đỗ Thị Thu Nga (Tuyên Quang) vẫn miệt mài lên lớp dạy học.

Nghị lực phi thường của cô giáo vùng sâu miệt mài dạy học bất chấp bạo bệnh
0 Bình luận


Bài mới

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway mới đây đã công bố chương trình hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Sự kiện đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong hành trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Đề xuất