Hành trình từ giải khuyến khích thành phố đến HSG Quốc gia: Đối diện với trạng thái "bí văn" thế nào?

Dưới đây là những dòng chia sẻ đầy tâm huyết của "sun đi tìm màu" về cách đối diện với trạng thái "bí văn. Bạn có thể tham khảo để rút ra kinh nghiệm cho mình.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

NGHE, NGHE, NGHE: Nghe gì? Nghe ở đâu?

Âm nhạc, radio có lẽ là một giải pháp hay ho khiến đầu óc bạn trở nên thư giãn hơn. Bởi âm thanh có sức mạnh khiến tâm hồn thăng hoa hơn. Mình sẽ lấy luôn ví dụ về cách nghe của mình. 

Đối với nghị luận xã hội (NLXH), các bạn có thể nghe nhạc bản thân thích, mình thì mình nghe luôn những bài nhạc "đời" một chút như rap của Đen Vâu hay nhạc của Chillies, Ngọt... Như khi mình nghe ca khúc "Màu (đen trắng)" của Ngọt, có những câu hát làm tâm trí mình bực dậy bởi những suy nghĩ bắt đầu gợi ra: "Giữa những im lặng này/ Giữa những trĩu nặng này/ Giữa những đen trắng, đen trắng, đen trắng/ Tôi chỉ muốn đi tìm lại những sắc màu". Bạn hãy bình luận xem bạn nghĩ gì khi nghe đến nó. Như vậy, chúng ta vừa có thể thư giãn, vừa mở rộng tư duy suy nghĩ, vừa có nhận định đưa vào bài.

Khi-bi-van-phai-lam-the-nao-8

Đối với nghị luận văn học (NLVH), khi "bí văn" mình sẽ nghe radio (cái này thì dành cho bạn nào còn tỉnh táo chút nhé chứ dễ buồn ngủ lắm). Bật mí luôn là mình thường nghe "Trạm radio" trên nền tảng Soundcloud và Youtube, mình thấy khá hay luôn nha. Có nhiều playlist nhưng mình thích nhất là playlist "Radio phỏng vấn về văn học dịch" và "Radio phỏng vấn về văn học Việt Nam", trong đó có nhiều kiến thức thông tin rất hay. Có những số Radio tiêu đề rất ấn tượng và tạo sự gợi mở như "Tương lai nào cho văn học Việt Nam?" hay "Franz Kafka - hơn cả ngôn từ. Từ đó, chúng ta có thể mở rộng tư duy phản biện đối với vấn đề NLVH, phân tích đề sắc sảo hơn. Như vậy, bằng cách nghe radio, bạn vừa có thể thay đổi không khí học văn vừa có thêm nhiều kiến thức tuyệt hay.

ĐỌC,  ĐỌC, ĐỌC: Đọc sách gì? Đọc như thế nào?

"Bí văn" cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu dẫn chứng, thiếu vốn từ, kiến thức. Bạn cần đọc sách, tài liệu để hạn chế trạng thái này trong phòng thi. 

Đối với NLXH, mình thường đọc sách có hành văn hay, tự nhiên vừa có thêm nhiều vốn từ, cho bản thân. Điều này gọi là "biết chọn lọc sách". Khi "bí văn", mình sẽ mở một số cuốn sách như "Nếu biết trăm năm là hữu hạn" của Phạm Lữ Ân, "Sống như cây rừng" của Hà Nhân... ở phần mục lục chọn tiêu đề mình thấy thu hút nhất rồi đọc thật thong thả, thoải mái. Mình trích ra đây một đoạn nha: "Đám đông cho người ta sự nặc danh. Có thể vì thế ta không còn cảm thấy hiểm nguy chỉ hướng đến mình và ta tưởng mình trở nên không biết sợ. Nhưng cũng vì thế mà ta dễ biến thái thành một kẻ hành động vô trách nhiệm". 

Khi-bi-van-phai-lam-the-nao-7

Đối với NLVH thì lại có phần "nan giải" hơn NLXH, mỗi khi mình mắc phải trạng thái "bí văn". Tuy nhiên, mình xin được đưa ra 2 cách, nếu bạn thấy phù hợp thì áp dụng nhé:

- Cách thứ nhất: Mình hay đọc những bài diễn văn của các nhà văn đoạt giải Nobel. Mình thích lắng nghe những tâm sự của họ khi bén duyên với con chữ, thích cách họ bày tỏ những cảm xúc sâu kín khi đối diện với bài viết. Từ đó, bản thân lại có nguồn cảm hứng diệu kỳ. Mình sẽ để đây một trong số những trích dẫn tuyệt hay từ diễn văn Nobel của Orhan Pamuk nha: "Nhà văn là kẻ bỏ hàng năm trời ròng rã kiên trì ra sức khám phá cái bản thể thứ hai bên trong mình, và cái thế giới khiến anh trở thành chính anh trong hiện tại". Nó giúp mình có thêm từ và ý tưởng để viết lý luận nhiều lắm nha.

- Cách thứ hai mình dùng mỗi khi "bí văn" là vào trang cá nhân của những nhà thơ, nhà văn Việt Nam. Mình có thể đọc được những bài viết chất lượng cực kỳ, ví dụ như tác giả Nguyễn Quang Thiều, tác giả Fan Tuấn Anh, tác giả Nguyễn Ngọc Tư, vân vân và mây mây.... (còn nhiều lắm nhưng mình quên mất tiêu rồi). Mình sẽ để đây một đoạn trích mình đọc được trên facebook của tác giả Nguyễn Quang Thiều: "Thơ ca hay nói rộng hơn là văn hóa quyết định ý nghĩa sống của con người. Nếu không có văn hóa, thì đời sống con người cũng chỉ là hình thức sống của một loài mà bản chất của đời sống ấy cũng không khác gì các loài khác đang hiện diện trên thế gian này". Từ việc đọc mà mình biết thêm nhiều quan điểm về văn học, viết có chiều sâu hơn.

Lời khuyên từ "sun đi tìm màu": "Nhiều lần hụt hẫng, nhiều lần bế tắc khi ngồi trước trang giấy... Nhưng đừng lo lắng! Chỉ cần kiên trì thay đổi và tiếp thu, mọi thứ sẽ sớm cải thiện thôi".

Xem thêm: Trắc nghiệm yêu văn học: Chí Phèo gặp Thị Nở trong hoàn cảnh nào, sao người rộn rạo?

Đọc thêm

Sống Đẹp xin tiếp tục chia sẻ phần còn lại "full mở bài năng cao cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12" để các bạn học sinh tham khảo.

Full mở bài nâng cao cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12 [P2]: Áp dụng thi ĐH là quá chuẩn!
0 Bình luận

Sống Đẹp xin chia sẻ trọn bộ mở bài nâng cao cho các tác phẩm văn học lớp 12 được trích dẫn từ fanpage "Lớp Văn Thầy Nhật" để các bạn học sinh, nhất là 2k5 tham khảo.

Full mở bài nâng cao cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12 [P1]: 2k5 đừng bỏ lỡ nhé!
0 Bình luận

Xin chia sẻ đến các bạn học sinh một số cách dẫn dắt từ mở bài sang thân bài ấn tượng trong bài văn nghị luận văn học.

'Share' về tham khảo dần: Những cách dẫn dắt từ mở bài sang thân bài trong bài nghị luận văn học
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất