Hội cháo từ thiện anh em: Còn sức còn tiếp tục nấu cháu giúp người nghèo

"Hội cháo từ thiện anh em" luôn cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày giúp được nhiều người nghèo hơn bằng những suất cháo tình nghĩa.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cứ hai tuần một lần, con hẻm nhỏ trên đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, TP HCM lại rộn ràng với hoạt động của bếp cháo từ thiện. Việc này đã diễn ra suốt 9 năm qua. Người khởi xướng và duy trì hoạt động ấy là người đàn ông có vẻ ngoài "bặm trợn" nhưng rất hiền lành và được nhiều người yêu mến.

Hạnh phúc khi làm điều có ích

12 giờ trưa, anh Hà Ngọc Lâm (47 tuổi) bắt đầu chất than nhóm bếp. Khi lò than đỏ rực, anh đặt lên 3 chiếc nồi inox loại 60 lít để nấu 500 phần cháo tôm khô, thịt bằm phát tặng những người có hoàn cảnh khó khăn, già yếu, neo đơn. Ít phút sau những người bạn của anh Lâm cũng lần lượt xuất hiện, đứng vào vị trí của mình cùng những tiếng nói cười rộn rã.

Nói về cơ duyên đến với việc nấu cháo từ thiện, anh Lâm cho biết: "Trong những lần đi làm về khuya, nhìn cảnh nhiều cô bác lớn tuổi nép mình bên đường thôi thúc mình phải làm một điều gì đó để giúp đỡ họ. Do khả năng có hạn nên tôi nghĩ đến việc nấu cháo sẽ được nhiều hơn, người lớn tuổi ăn buổi tối cũng dễ tiêu hóa. Vậy là tôi bắt tay vào làm từ năm 2015 đến tận bây giờ".

hoi-chao-tu-thien-anh-em-con-suc-con-tiep-tuc-nau-chau-giup-nguoi-ngheo-0
Các bà, các chị đến phụ múc cháo vào hộp trước khi chuyển tới tay người nghèo

Với anh Lâm, để có được nồi cháo thơm ngon thì không chỉ cần có nguyên liệu tốt mà phải chú trọng cả cách nấu. Từ chiều thứ sáu, anh đã chuẩn bị trước các loại gia vị như: hành, ngò, gừng, tiêu cũng như hộp nhựa, túi ni-lông nhiều kích cỡ. Sáng thứ bảy anh mới đi chợ đầu mối Bình Điền để mua cho được thịt nóng. Gạo, tôm khô cũng phải là loại ngon nhất. 

Anh bật mí bí quyết của mình: "Mỗi lần nấu là 25 kg gạo. Tôm khô 2 kg, phải sàng cho sạch cát mới cho vô nồi. Khi nào cháo bắt đầu sôi lên thì cho thịt vô, mỗi lần nấu vậy cần 20 kg thịt đùi xay. Phải nấu bằng than để lửa cháy đều, khuấy liên tục cho đến lúc lửa tàn mới thôi. Cháo chỉ ngon khi hạt gạo phải chín nhừ hòa quyện cùng với thịt, tôm khô và tỏa mùi thơm".

Tận mắt chứng kiến những lần nấu cháo mới thấy được tâm huyết mà anh Lâm dành cho công việc thiện nguyện này. Mỗi nồi cháo được tự tay anh nêm nếm 3-4 lần trước khi nhắc xuống, chia ra hộp. 

Theo anh, đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn. Mình ăn như thế nào thì cũng phải nấu y như vậy, không thể làm đại khái, qua loa. Anh tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ: "Hành, ngò, gừng và tiêu được để dưới đáy hộp rồi mới múc cháo vô hộp. Làm như vậy để tùy theo khẩu vị, ai thích ăn cay thì cứ trộn đều lên mà thưởng thức. Còn không thì cứ hớt từng lớp cháo bên trên để khỏi đụng đến các loại gia vị. Chứ mình cứ bỏ bừa vô đó người nào không ăn được gừng, tiêu, hành, ngò thì tội nghiệp cho họ lắm".

hoi-chao-tu-thien-anh-em-con-suc-con-tiep-tuc-nau-chau-giup-nguoi-ngheo-8
Tình nguyện viên đến nhận những phần cháo để đi phát cho người nghèo

Địa điểm đặt bếp cháo từ thiện đầu tiên từng là nơi kinh doanh quán ăn của gia đình. Tuy nhiên lại bất tiện mỗi lần nấu cháo từ thiện, vậy là anh đi thuê chỗ khác để kinh doanh, còn ngôi nhà này chỉ để dành riêng cho việc nấu cháo phục vụ cho những hoàn cảnh khó khăn. Trước ngày nấu cháo, anh sắp xếp ổn thỏa chuyện gia đình, nhờ bà xã đưa đón các con đi học để anh có mặt cùng mọi người từ lúc bắc nồi lên bếp cho đến lúc chia phần, mang đi phát rồi dọn dẹp, lau chùi bếp núc.

"Hội cháo từ thiện anh em"

Anh Lâm kể tiếp: "Hồi mới bắt đầu chỉ mình tôi tự nấu, múc ra rồi tự đi phát luôn. Sau đó có chị hàng xóm cùng phụ một tay. Rồi từ từ anh em, bạn bè, mấy cô hàng xóm nhiệt tình hỗ trợ. "Hội cháo từ thiện anh em" cũng ra đời từ đó. Từ mấy chục phần tăng lên một hai trăm phần, vậy mà cũng không đủ. Cháo phát hết rồi mà vẫn còn rất nhiều người chưa được nhận. Vậy là anh em cùng nhau mỗi người hùn thêm một ít nữa để nấu nhiều hơn. Thêm nồi, rồi thêm nồi nữa là thành ba nồi, với 500 phần như hiện nay".

Dù đã hoạt động nhiều năm nhưng "Hội cháo từ thiện anh em" không cố định số lượng thành viên đứng nấu. Ngoài anh Lâm luôn thường trực, các thành viên khác có thể thay đổi. Bởi nhóm hoạt động theo hình thức ai có thời gian thì đến hỗ trợ nấu cháo. Tuy nhiên, hôm nào đến lượt, thành viên phải chịu trách nhiệm khuấy nồi cháo của mình liên tục trong 3 giờ, không thể làm nửa chừng rồi bỏ đó.

Tham gia "Hội cháo từ thiện anh em" từ 2 năm trước, anh Đặng Thanh Lam (ngụ quận 11) từng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Ngoài việc đôi tay rã rời đến không còn cảm giác vì khuấy cháo, anh cũng bị phỏng và nhiều lần nhận cháo đi tặng người nghèo. "Tình cờ tôi quen biết anh Lâm cách đây 2 năm. Thấy việc thiện nguyện của anh Lâm rất có ý nghĩa nên tôi cố gắng thu xếp công việc để tham gia khi có thể. Anh Lâm cũng đã bỏ rất nhiều tình cảm, tâm huyết trong đó, có thể nói đó là nồi cháo nghĩa tình nên tôi cũng muốn đóng góp một chút công sức cùng với mọi người. Từ lúc nấu cháo, nhận cháo đi phát, tôi nhận về nhiều niềm vui. Cảm giác mình cho đi được điều gì đó, giúp được một ai đó khiến tôi rất hạnh phúc" - anh Lam bộc bạch.

hoi-chao-tu-thien-anh-em-con-suc-con-tiep-tuc-nau-chau-giup-nguoi-ngheo-4

Luôn cảm ơn những người tiếp sức

Còn với anh Nguyễn Quốc Hưng (ngụ quận 4) thì: "Nấu cháo số lượng lớn coi vậy chứ không đơn giản đâu. Cháo sôi lên thường bắn vô người gây phỏng sâu. Khi đứng bếp, chúng tôi phải đảo cháo liên tục khoảng 3 tiếng đồng hồ. Cũng mệt nhưng nghĩ tới những người lớn tuổi có hộp cháo ngon để ăn tự nhiên thấy vui, nhẹ nhõm trong lòng".

Cũng theo anh Lâm, đang lúc nấu, cháo nóng bắn ra ngoài rất nguy hiểm nên các anh không để phụ nữ đứng bếp. Các chị, các cô sẽ phụ trách phần vô hộp, đóng gói. Nhóm khác sẽ chịu trách nhiệm đi phát cháo, thường thì mỗi người phụ trách một quận, do các thành viên nắm rõ những người neo đơn, khó khăn hơn và cũng tránh tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu.

Để có thể duy trì bếp cháo miễn phí đến ngày hôm nay, anh Lâm nói mình luôn thầm cảm ơn những người luôn tiếp sức, cùng anh gánh vác mọi khó khăn. Từ các cô chú ở nhiều nơi đến hàng xóm, các bạn trẻ làm đủ ngành nghề. Tất cả họ có thể khác nhau về lứa tuổi, công việc nhưng chung nhau một tấm lòng cảm thông với những phận nghèo.

Anh Hồ Văn Tài (ngụ quận 7), cơ trưởng một hãng hàng không, tâm sự: "Tôi bắt đầu tham gia bếp cháo từ thiện của anh Lâm vào năm 2021, khi các chuyến bay không thể cất cánh bởi dịch COVID-19 và gắn bó đến hôm nay. Ban đầu cũng lóng ngóng nhưng làm riết rồi quen nên khâu nào mình cũng làm được từ khuấy cháo, bưng bê, múc ra hộp, đóng gói. Cảm nhận được ý nghĩa của việc anh Lâm đang làm khiến tôi càng thêm quý mến. Bây giờ, khi không trùng với lịch bay là tôi ưu tiên tham gia nấu cháo hơn những cuộc hẹn khác".

Hơn 16 giờ, 500 phần cháo đã được hoàn thiện chu tất các khâu. Tất cả đã sẵn sàng cho chuyến rong ruổi mọi nẻo đường để tặng miễn phí cho những người khó khăn. Hơn thế nữa, các thành viên trong nhóm còn chủ động tìm đến tận nhà hỗ trợ các hoàn cảnh già yếu, neo đơn. 

Còn sức là còn làm

"Tôi chỉ có tấm lòng để kết nối từ các nhà hảo tâm, bè bạn rồi chia sẻ đến những người còn khó khăn. Cũng có thời gian thất nghiệp, công việc lúc có lúc không, đâu phải lúc nào mọi thứ trong đời của mình đều suôn sẻ. Nhưng không sao, có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu. Lúc không có nhiều thì mấy anh em góp vô mỗi người một chút rồi làm riết cho tới bây giờ. Mỗi lần mình nấu xong đi phân phát cho bà con mình thấy vui lắm. Bao nhiêu mệt nhọc dường như tan hết. Với anh em chúng tôi, hễ còn sức khỏe là còn làm, khi nào không còn sức, không thể làm được nữa thì mới thôi" - anh Lâm bày tỏ chân thành.

(Theo Người lao động)

Xem thêm: 

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.
PC Right 1 GIF

Bài mới

Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 giờ trước
Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Giữa muôn tiếng ồn TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon chọn lặng thầm mang bữa cơm ấm đến những phận người

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Hải An
Hải An 10/05
TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 09/05
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tặng gia tài 300 bài nhạc thiếu nhi cho 7000 giáo viên âm nhạc

Với mong muốn đóng góp cho hoạt động giáo dục âm nhạc thiếu nhi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã quyết định gửi tặng 300 bài nhạc thiếu nhi anh đã sáng tác nhiều năm qua cho 7000 giáo viên âm nhạc và phụ huynh.

Hải An
Hải An 07/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất