"Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay" - Ca khúc có đến 2 giai thoại truyền miệng của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn
Trong số các ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Đoàn Chuẩn có một bài hát không chỉ có một mà có đến hai giai thoại đó chính là ca khúc "Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay".

Nhắc đến nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là chúng ta sẽ nhớ đến những giai thoại về tình yêu xung quanh cuộc sống phong lưu của một công tử đào hoa. Những sáng tác của ông cũng vì thế luôn đi kèm những giai thoại truyền miệng mà chưa từng được những người trong cuộc thừa nhận.
Trong số đó có một bài hát có đến hai giai thoại. Vì người trong cuộc không ai thừa nhận, nên người đời vẫn mãi đồn đoán. Bài hát có tên là Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay được nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sáng tác vào năm 1952.

Giai thoại đầu tiên, người ta nói rằng bài hát này được ông sáng tác dành riêng cho ca sĩ Mộc Lan. Cô lúc đó đang là vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ. Trong một lần xem cô biểu diễn, trái tim của người nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã rung động, lúc này ông cũng đã có gia đình.
Ông theo cô vào tận Sài Gòn chỉ để hoàn thành mục đích là có được cô. Dù có chút thất vọng khi biết cô đã lập gia đình với người bạn đồng nghiệp. Nhưng với bản tính ngông cuồng của một vị công tử chính hiệu, ông vẫn tiếp tục công cuộc theo đuổi trái tim người đẹp. Dù sau này cô ca sĩ và người bạn đồng nghiệp của ông chia tay nhưng hai người vẫn không đến với nhau.
Có lẽ dù có tình cảm với người đẹp nhưng ông vẫn không muốn mất đi gia đình của mình. Người ta nói Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay được ông sáng tác dành tặng cho ca sĩ Mộc Lan, cho mối tình đành phải gửi vào gió bay đi của mình. Có người còn nói, bài hát này đã được ông chép lại và trao đến tận tay cho cô ca sĩ ấy.
Giai thoại thứ hai bắt đầu khi ông sáng tác một ca khúc có tên Tà Áo Xanh sau đó vài năm. Bài hát này là giai thoại về chuyện tình của ông với ca sĩ Thanh Hằng, vì cô rất thích màu xanh và cũng thường hay mặc những chiếc áo màu xanh. Nhưng sau đó cô đã kết hôn với người đàn ông khác.

Vì trong ca khúc Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay cũng có vương vấn một “tà áo xanh” nên mọi người cho rằng bài hát này cũng được ông lấy cảm hứng từ ca sĩ Thanh Hằng. Nhưng tất cả cũng chỉ là giai thoại chưa được ông thừa nhận. Cho dù là vì lý do gì thì cũng không thể phủ nhận sự đa tình của Đoàn Chuẩn. Cũng như không thể nào phủ nhận tài năng sáng tác của ông.
Đây chính là một ca khúc trữ tình rất hay. Với những giai điệu, những ca từ cực kì ngọt ngào mà một chàng trai gửi đến cho người con gái mình yêu, những tiếc thay rằng “thuyền đã sang bờ”.
Ta có thể nói rằng sự tò mò về lý do mà nhạc sĩ tạo ra ca khúc này cũng chính là một phần lý do làm cho nó càng thêm nổi tiếng. Nhưng cũng không thể phủ nhận tài năng của ông. Những giai điệu, ca từ trong Gửi Gió Cho Mây ngàn bay cũng đa tình, cũng bay bỗng như tâm hồn của ông vậy.
Sự diễn đạt tài tình của ông đã tạo ra một tác phẩm tuyệt vời. Và dù đã trải qua hàng chục năm, nhưng khi những giai điệu đó được cất lên vẫn luôn làm xốn xang biết bao trái tim của những con người yêu nhạc.

Lời bài hát "Gửi Gió Mây Ngàn Bay"
Với bao tà áo xanh đây mùa thu
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ
Lá vàng từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm muôn màu về hoa
Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi phím tơ đồng tìm duyên
Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân
Về đôi mắt như hồ thu
Thấy hối tiếc nhiều
Thuyền đã sang bờ
Đường về không lối
Giòng đời trôi đã về chiều
Mà lòng mến còn nhiều
Đập gương xưa tìm bóng
Nhưng thôi tiếc mà chi
Chim rồi bay, anh rồi đi
Đường trần quên lối cũ
Người đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn thương lòng
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm đa tình về hoa
Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian.
Xem thêm: Ký ức về những "Tĩn nước mắm" trứ danh của người Sài Gòn
Đọc thêm
Đường Hồ Huấn Nghiệp là một con đường thuộc trung Sài Gòn với đoạn đường dài khoảng 150m từ đường Đồng Khởi đến công trường Mê Linh - Bến Bạch Đằng. Cũng giống như bao con đường khác, đường Hồ Huấn Nghiệp cũng gắn liền với một nhân vật đặc biệt.
Ngày xưa nước mắm đựng trong những cái tĩn bằng sành. Dù nước mắm Phan Thiết cũng được đựng trong chai để bán nhưng người Sài Gòn xưa vẫn ưa chuộng loại nước mắm đựng trong tĩn.
Dù bản thân bị liệt chân từ nhỏ, nhưng đến giờ, ở độ tuổi ngoài 60, chú Nguyễn Duy Long (Sài Gòn) vẫn miệt mài làm shipper kiếm sống.
Tin liên quan
Có bao giờ bạn ngồi nhâm nhi ly trà đá 3K hay ly cà phê 8K giữa lòng phố thị phồn hoa và tự hỏi: Sao ngày xưa, người Sài Gòn lại hay gọi nhau là thầy Hai, anh Tư, con Tám... nhỉ?
Sau một lần tình cờ giúp cô gái Việt ở Pháp tìm lại mẹ đẻ, 9x Sài Gòn không ngờ đó là cơ duyên đưa anh trở thành cầu nối giúp những gia đình ly tán đoàn tụ.
Công viên Lê Thị Riêng là một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh với những câu chuyện bí mật khủng khiếp nhất không phải ai cũng biết.