Giày Thượng Đình đứng trước nguy cơ lụi tàn sau 4 năm báo lỗ liên tiếp
Giày Thượng Đình hiện đang đứng trước nguy cơ lụi tàn do không có nhiều thay đổi để bắt kịp xu hướng thị trường và sức ép từ làn sóng 'sính ngoại' cùng sự nổi lên của các nhãn hàng trẻ tuổi trong nước. Được biết, trong 4 năm gần đây, công ty này đã luôn báo lỗ và phải liên tục gồng mình để tìm lâị chỗ đứng ở thị trường nội địa.

Giày Thượng Đình - Từ thương hiệu quốc dân đi đến nguy cơ lụi tàn
Giày Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1957 có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng và giày vải cung cấp cho quân đội. Theo năm tháng, Giày Thượng Đình đã dần trở thành thương hiệu quốc dân gắn liền với tuổi thơ của các thế hệ 9x tại Việt Nam. Thậm chí, vào thời điểm sự hội nhập còn chưa phát triển, những sản phẩm của nhãn hàng này còn được coi là "đồ hiệu" giành cho những "dân chơi".
Năm 2015, công ty cổ phần hoá và chuyển sang thành CTCP vào năm 2016. Uỷ ban nhân dân TP.Hà Nội hiện vẫn đang nắm giữ 68,67% công ty. Từ thời điểm cổ phần hoá đến nay công ty không tăng vốn điều lệ.
Theo quyết định số 908 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/6/2020, UBND TP. Hà Nội sẽ phải thực hiện thoái vốn nhà nước tại 28 doanh nghiệp, hạn chót đến hết năm 2020. Theo đó, Uỷ ban Nhân dân TP. Hà Nội buộc phải thoái toàn bộ 68,67% vốn tại Công ty cổ phần Giày Thượng Đình (UPCoM: GTD) trước ngày 31/12/2020, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại việc thoái vốn vẫn chưa hoàn tất.

Sau 60 năm phát triển, Giày Thượng Đình hiện đã mở rộng thị trường sang các nước EU, châu Âu và một số nước trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, cùng với sự mở cửa kinh tế và tăng cường hội nhập ngày càng được đẩy mạnh, sự du nhập của các thương hiệu giày thời trang từ thế giới vào Việt Nam và sự sinh sôi của các thương hiệu cùng ngành tại thị trường nội địa, vị thế của Giày Thượng Đình tại thị trường nước nhà đã và đang ngày càng thu hẹp.
Theo các báo cáo, năm 2020, doanh thu bán hàng sau kiểm toán của Giày Thượng Đình là 104,3 tỷ đồng; so với năm 2019, giảm 37%. Sau thuế, công ty lỗ 13,73 tỷ đồng. Như vậy, Giày Thượng Đình đã thua lỗ 4 năm liên tiếp. Tại thời điểm hết năm 2020, lỗ lũy kế của công ty này là 48,4 tỷ đồng trong khi đó vốn điều lệ của công ty là 93 tỷ đồng.
Ngoài ra, tổng tài sản của Giày Thượng Đình vào cuối năm 2020 chỉ còn gần 110 tỷ đồng, so với đầu năm, giảm 23%.
Qua báo cáo kiểm toán năm 2020 của doanh nghiệp này, công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam cho biết, tại thời điểm điểm 31/12/2020, Giày Thượng Đình chỉ còn 1,2 tỷ đồng tiền mặt và số dư nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn. Đơn vị kiểm toán cho rằng rất có thể công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Nguyên nhân nào khiến Giày Thượng Đình mất khách tại thị trường Việt Nam
Có thể thấy, trong những năm gần đây, thị trường giày Việt đã liên tục đón nhận những cuộc đổ bộ của các thương hiệu thời trang lớn từ nước ngoài như Adidas, Nike… với nhiều mẫu mã thời thượng đã chiếm được cảm tình lớn của khách hàng trong nước.

Trong khi đó, 10 năm gần đây, Giày Thượng Đình đã gần như không có bất kỳ sự thay đổi nào trong mẫu mã. Do không thể bắt kịp xu hướng, sản phẩm của Giày Thượng Đình với độ bền cao và mức giá thành thấp hiện đã sớm bị xếp vào nhóm hàng "bảo hộ lao động".
Ở một mặt khác, cùng là thương hiệu nội địa, nhưng trong 5 năm gần đây, Bitis đã liên tục đổi mới để chinh phục và tìm lại khách hàng ở chính Việt Nam. Kết quả cho thấy, với những dòng sản phẩm mới như Biti's Hunter cùng nhiều hoạt động quảng bá rầm rộ đã thành công bứt ohá trên đường đua với các thương hiệu giày ngoại.
Như vậy, nếu Giày Thượng Đình không sớm lột xác và trẻ hóa, thương hiệu giày quốc dân của Việt Nam có thể sẽ sớm ngày bị biến mất khỏi thị trường Việt Nam.
Đọc thêm
Giữa đêm, người dân trên phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội) không khỏi hoảng loạn khi một vụ cháy nhà bất ngờ xảy ra, khiến 1 căn nhà 3 tầng chìm trong biển lửa, 4 người thiệt mạng.
Thời gian gần đây, kênh Youtube trải nghiệm ẩm thực Hà Nội Phố đã phải hứng chịu sự tẩy chay và lên án của cộng đồng mạng vì các phát ngôn của mình.
Khánh Vy - hotgirl 7 thứ tiếng nhiều năm qua đã trở thành gương mặt quen thuộc của giới trẻ Việt Nam. Không chỉ được hâm mộ bởi tài năng, cô nàng sinh năm 1998 còn chiếm được cảm tình của người hâm mộ với những chia sẻ vô cùng đời thường. Trong "VyLog" mới nhất, Khánh Vy đã chia sẻ câu chuyện quản lý tài chính cá nhân để mua được nhà và xe khi còn rất trẻ.
Sau vụ H&M công nhận "đường lưỡi bò" là của Trung Quốc, nhiều nghệ sĩ Việt bắt đầu lên tiếng tẩy chay. Họ cho rằng hành động của H&M đang không tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của chúng ta. Vì thế không nên kinh doanh kiếm lợi tại Việt Nam nữa.
Tin liên quan
Trang điểm đầu gối bỗng chốc trở thành xu hướng nổi bật nhất trong ngành làm đẹp tại Paris vào những năm 1920. Không chỉ đơn giản dặm chút phấn hồng, những cô gái thời thượng tại 'kinh đô thời trang' sẽ tạo điểm nhấn cho 2 bên đầu gối bằng những hình vẽ tay vô cùng công phu.
Mới đây, Hoa hậu Việt Nam 2018 - Trần Tiểu Vy đã có màn xuất hiện vô cùng nóng bỏng trên tạp chí thời trang Malvie và 17:23 của Pháp với tạo hình táo bạo hút mắt người nhìn. Những hình ảnh mới mẻ của cô gái Quảng Nam cũng nhận được vô số lời tán dương từ giới mộ điệu.
Sau nhiều ngày nhá hàng, MV tiếng Nhật 'Film Out' của BTS đã chính thức ra mắt với nhan sắc bùng nổ của 7 thành viên và những cảnh quay ấn tượng. Thông qua ca từ và các khung hình, các thành viên đã khiến người nghe cảm nhận được nỗi buồn thật đẹp của một người cố níu lại những hồi ức đẹp đẽ về một người đã đi xa mãi mãi.
Khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, thế giới dường như xoay chậm hơn so với nhịp sống hối hả trước đó và hầu hết chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để ở trong nhà. Cũng nhờ có khoảng thời gian giãn cách xã hội này, đã có không ít tác phẩm đẹp không tưởng đã ra đời.