Huệ Túc Phu Nhân và lời tiên tri về cái chết của 2 anh hùng chống Mông Cổ

Số phận của 2 vị anh hùng chống quân Nguyên Mông năm 1258 đã được một người tinh thông tử vi là Huệ Túc Phu Nhân tiên đoán từ trước đó... Và lời tiên đoán này đã ứng nghiệm.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Huệ Túc Phu Nhân là ai?

Huệ Túc Phu Nhân là nhân vật góp công không hề nhỏ  trong rất nhiều việc quan trọng của nhà Trần. Ít ai biết được, bà từng đánh cuộc tử vi tháng Thái sư Trần Thủ Độ. Bà cũng là người giúp củng cố tinh thần kháng Nguyên và giúp Hưng Đạo Đại Vương đảm nhiệm chức Quốc Công Tiết Chế. Và bà cũng từng xem số mệnh cho rất nhiều tướng lĩnh con em nhà Trần.,

Huệ Túc Phu Nhân tên thật là Hoàng Chu Linh. Bà là con gái vị quan nhà Tống tên Hoàng Bính. Vì Hoàng Bính biết xem thiên văn nên biết được nhà Tống sắp mạt, linh khí lại ngùn ngụt ở phương Nam, vì thế quyết định đưa gia tộc 2.000 người sang nương náu Đại Việt.

Giai-ma-loi-tien-chi-ve-cai-chet-cau-2-vi-anh-hung-chong-quan-Mong-Co-7
Tranh minh họa

Tại thành Thăng Long, khi mới 16 tuổi, Hoàng Chu Linh đã đánh cuộc tử vi thắng Thái sư Trần Thủ Độ. Sau đó bà xem tử vi cho rất nhiều hoàng thân nhà Trần, biết rằng nhiều người đều là danh tướng và anh hùng dân tộc, bên cạnh đó cũng có những người hy sinh nhưng tiếng thơm lưu mãi muôn thuở.

Câu chuyện về vợ chồng Trần Tử Đức và Bùi Thiệu Hoa chính là bắt đầu từ sự việc này. Nó được ghi lại trong "Đông A di sự", cuốn sách thuật lại chi tiết những diễn biến quan trọng của nhà Trần từ góc nhìn của người trong cuộc.

Chuyện tử vi: Sinh vi tướng, tử vi thần

Sau cuộc đánh thắng Thái sư, Hoàng Chu Linh xem tử vi gần hết cho mọi người trong triều. Lúc này, Trần Tử Đức mới mở lời rằng, vợ chồng ông đã hộ tống gia tộc của Hoàng Bính qua 4 ngày và đến Thăng Long mà không biết Hoàng Chu Linh giỏi xem tử vi đến vậy. Đồng thời ông cũng nhờ bà xem giúp. Ông cho hay, bản thân sinh năm Mậu Tý, tháng 7, ngày 24, giờ Ngọ. 

Nghe xong, Hoàng Chu Linh liền bấm ngón tay tính số rồi trầm ngâm không nói, khiến nhiều người sốt ruột. Nhà vua lúc này cũng phải mở lời rằng, Trần Tử Đức thống lĩnh 3 hiệu bộ binh ở Ngũ Yên, trấn ngự biên cương, vận số liên quan đến an nguy xã tắc, nên nếu có gì bất thường xin Hoàng Chu Linh đừng giấu.

Giai-ma-loi-tien-chi-ve-cai-chet-cau-2-vi-anh-hung-chong-quan-Mong-Co-6
Tượng thái sư Trần Thủ Độ

Ngay sau đó, Hoàng Chu Linh đáp: "Thiên cơ bất khả lậu. Khả lậu tổn âm đức. Tuy nhiên đấng chí tôn đã ban chỉ, thần đành viết ra. Xin bệ hạ ban cho thần bút mực". Rồi bà làm một bài thơ như sau:

Ô hô!

Trung khả hữu nhị,

Nghĩa bất quá tam.

Anh hùng vi đệ nhất.

Sinh vi tướng, tử vi thần.

Vạn thế danh lưu thanh sử,

Nam thiên đại đại tồn chính khí.

Dịch là:

Than ôi!

Trung có thể có hai,

Nghĩa thì chẳng quá ba.

Anh hùng chỉ có một

Sống là tướng, chết thành thần

Vạn thế lưu sử xanh

Trời Nam chính khí mãi trường tồn.

Nhà vua xem xong liền nói: “Điều mà tiểu cô nương nói về Hầu. Có lẽ toàn thể những người hiện diện đều mong ước”.

Sau đó, Trần Tử Đức cũng muốn Hoàng Chu Linh xem giúp vợ mình là Bùi THiệu Hoa nhưng không nhớ giờ sinh. Hoàng Chu Linh liền qua cũng Thê của Tử Đức và quan sát sắc diện xinh đẹp của Thiệu Hoa. Sau đó bà phán rằng:

“Kể ra trong giới nữ lưu, mấy người được như phu nhân. Này nhé, nhan sắc nghiêng thành đổ núi, võ công cao tuyệt đỉnh, văn học uyên bác. Hiện nay phu nhân cùng quân hầu, ngồi trên mình ngựa, trấn ngự biên cương. Hào hùng thay. Sự nghiệp của phu nhân sau này đâu có thua gì công chúa nữ tướng Lê Chân thời Lĩnh Nam”.

Người nghe khi ấy đều cho rằng, đây là những lời tiên tri tốt. Nhưng ẩn ý đằng sau đó thì không ai hiểu được. Về sau này khi sự việc đã xảy ra rồi thì mọi người mới hoàn toàn sáng tỏ. 

Liễu giải sức mạnh làm kinh hoàng Á – Âu

Một năm sau, vào đầu tháng Giêng 1258, quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Ngột Lương Hợp Thai đã tiến đánh Đại Việt. Quân nhà Trần vừa đánh vừa lùi nhằm bảo toàn lực lượng.

Vua Trần tập hợp đại quân ở Bình Lệ Nguyên (nay là huyện Bình Xương, tỉnh Vĩnh Phúc) để chặn đường quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long. 

Khi quân Mông Cổ kéo đến Bình Lệ Nguyên, quân nhà Trần tập trung ở đây có cả vua Trần Thái Tông cùng các hoàng tử. Hai bên giao chiến rất kịch liệt.

Quân Mông Cổ tìm cách tiếp cận và tiêu diệt vua Trần nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đây được xem là trận đấnh quy mô lớn đầu tiên giữa Đại Việt và Mông Cổ, giúp quân Đại Việt liễu giải sức mạnh làm kinh hoàng khắp Á – Âu của đội quân này.

Giữa lúc cuộc chiến diễn ra ác liệt, Ngự sử trung tán Lê Tần luôn bên cạnh hộ giá bảo vệ nhà Vua. Khi vua Trần cùng các tướng đang mang khí thế quyết đánh đến cùng, thì qua quan sát thế trận, Lê Tần tâu với vua rằng:

“Nếu bây giờ bệ hạ làm như thế, thì chỉ như người dốc hết túi tiền để đánh nốt tiếng bạc mà thôi. Tôi tưởng hãy nên lánh đi, không nên khinh thường mà nghe người ta được” (Theo Cương Mục).

Vua Trần khi ấy như tỉnh cơn say, cho rằng Lê Tần nói phải, liền cho toàn quân lên thuyền rút nhằm bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội phản công.

Ngột Lương Hợp Thai cho quân lên thuyền đuổi theo vua Trần, các cánh quân nhỏ địa phương thì đánh cản quân Mông Cổ để vua Trần rút đi. Đến Phù Lỗ (xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn) là cửa ngõ vào thành Thăng Long, vua Trần bày trận đánh quân Mông Cổ.

Giai-ma-loi-tien-chi-ve-cai-chet-cau-2-vi-anh-hung-chong-quan-Mong-Co
Võ ngựa Mông Cổ khiến cỏ không thể mọc nổi

Hai bên đối mặt với nhau trên sông Cà Lồ. Quân Mông Cổ vượt sông tiến đánh, một trận quyết chiến đã diễn ra. Quân Mông Cổ bị chặn lại nhưng vẫn quyết đánh vào đội quân chủ lực của nhà Trần nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Tình thế khi ấy bất lợi khiến vua Trần phải tìm cách lui. Vua giao cho nhóm quân tinh nhuệ Ngũ Yên của Trần Tử Đức cùng phu nhân là Bùi Thiệu Hoa và em gái của Tử Đức là Trần Ý Ninh chặn giặc lại càng lâu càng tốt, để nhà Vua rút lui nhằm tổ chức quân đội tìm cơ hội phản công, đồng thời di tản dân chúng đang ở trong thành Thăng Long.

Đây là nhiệm vụ quan trọng và then chốt bởi vì thành Thăng Long có nhiều người dân cần di tản, trong đó có cả gia đình tướng lĩnh cùng hoàng thân quốc thích, việc di dời khỏi Thăng Long cũng nằm trong kế hoạch dự trù lúc đầu. 

Trần Tử Đức cùng vợ và em tinh thông võ nghệ nên dù quân ít vẫn có những trận đánh quyết liệt khiến quân Mông Cổ không tiến vào được. 

Về phần mình, Ngột Lương Hợp Thai dốc quân đánh gấp, nhưng đội quân thiện chiến vốn gây kinh hoàng từ Á sang Âu vẫn không sao vượt qua Phù Lỗ được. Tử Đức cùng vợ và em gái luôn tả xung hữu đột cùng binh lính quyết đánh đến cùng khiến quân Mông Cổ phải vất vả, lần nào sang sông đánh rồi cũng phải rút trở về. Ngột Lương Hợp Thai dù rất suốt ruột nhưng cũng lực bất tòng tâm.

Sau hơn 10 ngày ngăn chặn được giặc, Trần Tử Đức cùng vợ và em gái đem theo đa phần quân sĩ rút, còn mình thì ở lại chặn giặc. Khi đại quân Mông Cổ ồ ạt kéo đến, Tử Đức lại xông pha chiến trận. Nhận thấy quân Mông Cổ đã tràn ngập khắp cả chiến lũy, ông tuẫn quốc sau khi làm tròn nhiệm vụ.

Phu nhân Bùi Thiệu Hoa sau khi rút lui thì được tin chồng đã tuẫn quốc. Bà làm lễ tế chồng, rồi tự tử chết theo phu quân.

Giai-ma-loi-tien-chi-ve-cai-chet-cau-2-vi-anh-hung-chong-quan-Mong-Co-4
Bản đồ cuộc chiến giữa Đại Việt và Mông Cổ lấn 1

Tinh thần quả cảm chết vì giang sơn xã tắc của vợ chồng Trần Tử Đức và Bùi Thiệu Hoa đã làm cảm động ba quân tướng sĩ. Vua Trần Thái Tông đã phong cho Trần Tử Đức như sau:

Dao thụ Thái Phó,

Phụ quốc thượng tướng quân,

Kinh Bắc tiết độ sứ,

Quan sát sứ,

Xử trí xứ,

Minh tâm tĩnh lự công thần.

Nghĩa hòa vương.

Còn phu nhân Bùi Thiệu Hoa được phong là : “Hiếu Khang, Linh Anh, Trinh Nhất công chúa”

Trần Ý Ninh thì được phong là “Hồng Đức, Trang Duệ, Vũ Thắng công chúa”, được gả cho hoàng tử con trai vua Thái Tông là Vũ Uy Vương.

Sau nay Trần Ý Ninh sinh ra Trần Quốc Toản. Trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai Trần Quốc Toản vì còn nhỏ không được tham gia, nên đã lập đội gia binh với lá cờ thêu 6 chữ vàng “phá cường địch báo hoàng ân”.

Quay lại một chút về lời tiên tri của Huệ Túc Phu Nhân

Theo đó, sự hy sinh hào hùng của Trần Tử Đức đã được Huệ Túc Phu Nhân nói tới qua lá số tử vi: Lá số của Trần Tử Đức đại vận ở cung Tỵ ngộ Liêm, Tham, Kiếp, Không vốn rất độc; tiểu vận tại cung mùi có Phủ, Hình chiếu là hạn chết.

Hoàng Chu Linh vì vậy đã đoán trước là Trần Tử Đức sẽ tuấn quốc, rồi được phong thần, danh lưu thiên cổ. Đến đây cũng cần nói thêm với các độc giả yêu tử vi rằng cách tính đại vận tử vi thời nhà Trần khá khác biệt so với những trường phái khác.

Biết trước việc đau buồn, nhưng thiên cơ bất khả lộ, không thể cải biến được. Nếu vì biết trước mà cải biến thì lấy ai chặn giặc Nguyên Mông? Vì thế mà Hoàng Chu Linh chỉ có thể nói rằng:

Than ôi!

Trung có thể có hai,

Nghĩa thì chẳng quá ba.

Anh hùng chỉ có một

Sống là tướng, chết thành thần

Vạn thế lưu sử xanh

Trời Nam chính khí mãi trường tồn.

Còn phu nhân của ông là Bùi Thiệu Hoa thì Hoàng Chu Linh cũng đoán được số mệnh, nên ví phu nhân với nữ tướng Lê Chân thời Lĩnh Nam. Nữ tướng Lê Chân thuở đó được Trưng Vương phong là “Thánh Chân công chúa”, rồi sau này trầm mình tự vẫn theo Hai Bà Trưng sau khi không còn chống cự nổi quân giặc. Tương tự như vậy, phu nhân Bùi Thiệu Hoa tuẫn tiết theo chồng, và được phong là “Hiếu Khang, Linh Anh, Trinh Nhất công chúa”.

(Theo Dân Việt)

Xem thêm: Sử Việt có nàng công chúa "to gan lớn mật" dám khởi binh giết chết kẻ cướp ngôi nhà Trần

Đọc thêm

Có thời điểm, vua Trần Thái Tông tự đi tuần biên, cho chiến thuyền đi dọc khắp trại Vĩnh Bình thuộc Ung Châu rồi sang cả Khâm Châu và Kiêm Châu của nước Tống neo đậu mà chẳng sợ sệt gì.

Oai hùng như nhà Trần: Đem quân lấn biên, dằn mặt nhà Tống
0 Bình luận

Sử chép, Đỗ Tử Bình là hạng học nhảm chiều người, tham lam bòn vét, là kẻ gian thần hại nước. Hắn là kẻ có gan hùm che mắt vua, để đến nỗi Duệ Tông dẫn quân vào đất người rồi tử trận, quân sĩ cũng đầu rơi máu chảy rất nhiều.

Đỗ Tử Bình - kẻ gian thần hại nước, tham vàng khiến vua Trần chết thảm
0 Bình luận

Cuộc đời của các đế vương nhà Trần luôn có yếu tố huyền ảo kỳ lạ và câu chuyện vua Trần Minh Tông được cao tăng "nhập mộng liệu bệnh" là một trong số các giai thoại như vậy.

Ly kỳ chuyện cao tăng 'nhập mộng' chữa khỏi bệnh cho vua Trần Minh Tông
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Đề xuất