Đoàn Bá Toại: Từ cậu trai "nghiện game" đến nghiên cứu sinh tiến sĩ, nỗ lực giúp sinh viên nghèo vượt khó có học bổng

Đoàn Bá Toại là minh chứng cho 1 thế hệ người trẻ dám phá bỏ thói quen xấu để phấn đấu cho tương lai tươi đẹp. Hiện tại, anh đang chinh phục mục tiêu tiến sĩ và nỗ lực để giúp sinh viên nghèo có học bổng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nam sinh "nghiện game"

Theo VnExpress, Đoàn Bá Toại đang là nghiên cứu sinh Đại học Nông lâm Phúc Kiến (TP Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc). Sau chuyến về Việt Nam ăn Tết đầu tháng 1/2020, anh chưa thể trở lại Trung Quốc vì dịch bệnh.

Ở thời điểm hiện tại, Bá Toại đang là giảng viên cơ hữu của Đại học Thành Đông, Hải Dương. Trước khi có những bước tiến vượt bậc trong con đường học thuật, Toại là nam sinh mê game, học lực trung bình. Nhìn bảng điểm của Toại thì chẳng thấy có sự sáng lạn trong tương lai gì cả.

Nhớ lại những năm tháng trốn học, ngồi lì trong tiệm game, Bá Toại cười nói: "5h hàng ngày, tôi đã dậy đi chơi game, nói dối bố mẹ là đi sớm trực nhật. 7h vào lớp, 7h kém 10 tôi mới chạy từ quán điện tử vào trường. Bố mẹ và các chị đều cấm, mắng nhưng ngày đó, tôi chưa nhận thức được nhiều".

Doan-Ba-Toai-tu-cau-trai-nghien-game-den-nghien-cuu-sinh-tien-si-0
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Đoàn Bá Toại

Có hôm đang chơi, Bá Toại bị bố mẹ phát hiện, lôi từ quán về nhà. Hôm sau, anh lại cùng nhóm bại tìm chỗ kín hơn để ngồi "cày game". Thậm chí còn lấy cả tiền ăn sáng để đi chơi game. Chơi điện tử cả ngày, tối về vừa giở sách ra đã díp hết cả mắt lại.

"Toại hay ngủ gật trên lớp, là một trong những học sinh thường bị nhắc nhở về việc chơi điện tử", cô Đoàn Thị Dung, cựu giáo viên THPT Gia Lộc, kể về cậu học trò cô chủ nhiệm 10 năm trước.

Cô giáo 60 tuổi chia sẻ thêm, Toại là con trai duy nhất trong gia đình có 6 anh em. Ở lớp, ngoài các môn xã hội khá hơn một chút thì nam sinh này đều học ở mức trung bình, thậm chí có môn kém.

Doan-Ba-Toai-tu-cau-trai-nghien-game-den-nghien-cuu-sinh-tien-si-8
Toại và Sarah trong một hoạt động tại Học viện Vũ Di năm 2013

Tuy học lực trung bình nhưng Toại lại có tố chất ở các phong trào. Cậu ấy sôi nổi, nhiệt tình tham gia văn nghệ, viết kịch bản, tổ chức chương trình ở trường, lớp.

Tốt nghiệp cấp 3, Bá Toại được gia đình định hướng cho sang Trung Quốc với mục đích học tiếng để sau về làm ở các công ty, khu công nghiệp. Năm 2012, Bá Toại lên đường với hành trang là bộ giáo trình Hán ngữ 6 cuốn. Sang đến Nam Ninh, anh bắt xe đi Phúc Kiến học ngôn ngữ tại Học viện Vũ Di.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Lớp ngôn ngữ ở đó chỉ có anh và nữ sinh người Zambia, Sarah. Giáo viên và Sarah nói tiếng Anh với nhau nhưng phải Google dịch sang tiếng Việt để trò chuyện với Toại. Những buổi học không hiểu cô nói gì khiến anh thấy hụt hẫng và lạc lõng.

Ngoài giờ lên lớp, không biết làm gì nên Toại lôi sách ra chép. Giáo trình Hán ngữ có cả tiếng Việt, Anh, Trung. Mỗi ngày, chàng trai gốc Hải Dương chép 2 - 3 bài tiếng Trung, khoảng 10 trang giấy. Ròng rã suốt 3 tháng, anh chép hết 6 cuốn sách. Anh cũng được bạn bè dạy thêm cả tiếng Anh.

"Sách hướng dẫn viết nét nào trước, nét nào sau. Lúc đầu viết chậm cũng nản nhưng chép nhiều quen tay, tôi nhớ nét, nhớ chữ và thay đổi tư duy. Đó là cách tôi học tiếng Trung", anh kể, cho biết sau hơn hai tháng đã có thể giao tiếp cơ bản.

Vốn có máu phong trào từ thời đi học nên khi sang Trung Quốc, Bá Toại phát huy rất nhiệt tình với các sự kiện ở trường. Trong đó có Đại hội Thể thao Văn hóa Du học sinh toàn Trung Quốc lần 1 năm 2013 - cuộc thi về văn hóa, biểu diễn và thể thao giữa các trường. Sự kiện tổ chức tại Học viện Vũ Di này là bước ngoặt khiến anh thay đổi bản thân và tìm ra hướng đi cho mình.

Tại nơi này, Bá Toại có cơ hội gặp gỡ nhiều du học sinh có trình độ tiếng Trung tốt. Càng tiếp xúc với họ, Toại càng nhận thức rõ được rằng kiến thức của mình chưa đủ. "Tôi mới học vài tháng, trong khi họ sắp tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ. Nhìn họ, tôi tự hỏi liệu mình có thể phấn đấu được như vậy không?", anh nhớ lại.

Doan-Ba-Toai-tu-cau-trai-nghien-game-den-nghien-cuu-sinh-tien-si-7
Toại (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh cùng các thầy, trong đó có thầy Chu Tuấn Lâm (bìa phải), trong chuyến về thăm trường nhân dịp 60 năm thành lập Học viện Vũ Di năm 2018

Bá Toại sau đó được trường cấp học bổng 100% học phí Đại học vì nỗ lực học tập và năng nổ trong các hoạt động. Anh chọn ngành Kinh tế Quốc tế và Mậu dịch. Bá Toại cũng là sinh viên nước ngoài duy nhất trong lớp. Toại mất 2 tháng để hòa nhập vào guồng học và nửa kỳ đầu chỉ để kết bạn. Hôm nào đến lớp, anh cũng chọn chỗ ngồi ở bàn đầu để nghe thầy cô nói rõ hơn.

Học ngành Kinh tế nên Toại phải tự tìm kiếm tài liệu để học những kiến thức Toán thời phổ thông bằng tiếng Trung. "Sinh viên Trung Quốc học môn gì, tôi học môn đó, cả những môn không bắt buộc. Tôi kết bạn với sinh viên giỏi trong lớp, học theo họ và hỏi nhiều hơn", anh kể.

Hết năm nhất, Bá Toại đạt GPA 80/100 và được miễn học phí năm tiếp theo. Anh tổ chức nhiều sự kiện, thành lập các CLB và hội du học sinh cho trường. Chàng trai Việt Nam cũng giành top 2 tài năng du học sinh tỉnh Phúc Kiến, top 15 giải diễn thuyết toàn Trung Quốc năm 2019, đứng đầu giải diễn thuyết Phúc Kiến 2020.

Giảng viên phía Trung Quốc từng nhận xét rằng, lúc mới đến, Toại không biết nói tiếng Anh lẫn tiếng Trung nhưng có năng lực học tốt. Tính cách của Toại hoạt bát, hòa đồng, giỏi kết bạn nên việc thích nghi với môi trường mới khá nhanh. Toại sau đó dễ dàng vượt qua bài kiểm tra trình độ tiếng Trung (HSK) và đạt thành tích top đầu trong khối với các sinh viên Trung Quốc.

"Toại là sinh viên quốc tế tốt nghiệp xuất sắc ở trường tôi", thầy giáo chia sẻ.

Chinh phục mục tiêu tiến sĩ

Năm 2017, Bá Toại học lên thạc sĩ tại Đại học Nông Lâm Phúc Kiến và trở thành phó chủ tịch hội nghiên cứu sinh của trường. Nhờ thành tích học tập tốt mà anh trở thành trợ giảng khoa Kinh tế.

"Đó là một trải nghiệm quý giá và thú vị. Tôi có cơ hội đứng lớp hai buổi một tuần trong suốt một kỳ, dạy môn kinh tế vi mô cho sinh viên Trung Quốc bằng tiếng Trung", anh Toại cho hay.

Bên cạnh đó, Toại còn được bổ nhiệm làm trợ lý Viện trưởng Viện Quốc tế, Đại học Nông lâm Phúc Kiến, với nhiệm vụ tham mưu cho Viện trưởng về quản lý, tổ chức sự kiện và thu hút du học sinh cho trường.

Đại học Nông lâm Phúc Kiến, với nhiệm vụ tham mưu cho Viện trưởng về quản lý, tổ chức sự kiện và thu hút du học sinh cho trường. "Tôi ấn tượng với tiếng Trung của Toại. Qua thời gian học tập tại trường và những gì bạn ấy thể hiện, tôi đánh giá Toại có tư duy tổng hợp và phân tích rất tốt", thầy Phong khen ngợi.

"Cậu ấy là cánh tay đắc lực cho tôi cũng như Viện Quốc tế", thầy Phong nói, tiết lộ học trò đã có 7 bài báo khoa học về kinh tế và một bài nghiên cứu về du học sinh tại Trung Quốc.

Doan-Ba-Toai-tu-cau-trai-nghien-game-den-nghien-cuu-sinh-tien-si-5
Anh Toại chụp ảnh lưu niệm cùng thầy Hoàng Kiếm Phong (phải) tại Vòng chung kết diễn thuyết tiếng Trung năm 2018 tại Thành Đô, Trung Quốc

Vì tình hình dịch bệnh, Thoại phải bảo vệ thạc sĩ online và nhập học tiến sĩ online. Sau 9 năm sinh sống và học tập tại Trung Quốc, thành quả mà anh đạt được là sự trưởng thành và giúp đỡ được nhiều học sinh Việt Nam giành học bổng du học. 

Công Dung - chủ nhiệm cũ rất ngờ trước sự thay đổi của học sinh. Cô rất mừng vì Toại đã phát huy được sở trường, phấn đấu hết mình trên con đường học thuật.

"Toại là tấm gương vượt khó. Nhà đông con, gia cảnh khó khăn nhưng các chị em bảo ban nhau học hành đến nơi đến chốn. Tôi rất phấn khởi", cựu giáo viên Toán tâm sự.

Theo Bá Toại, môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của một người. Nếu muốn theo con đường học tập, phải chủ động học hỏi và cố gắng thay đổi bản thân. 

"Ngoài mục tiêu hoàn thành bậc tiến sĩ, tôi còn muốn giúp đỡ sinh viên nghèo vượt khó có học bổng du học và định hướng giúp các em để không phải vất vả như tôi trước đây", anh Toại cho hay.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Quán quân Olympia quê Nghệ An hé lộ lý do không du học Úc: Đã thử học online 6 tháng nhưng không hiệu quả

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Du học sinh trở về nước là niềm tự hào của cha mẹ, ấy thế mà chàng trai trong câu chuyện này lại bị mắng "suy nghĩ ngu, bất hiếu". Nguyên nhân chỉ vì mỗi tháng nhận lương 7 triệu đồng.

Đi du học 4 năm tốn tiền tỷ, về nước nhận lương 7 triệu/tháng, bị mẹ mắng 'suy nghĩ ngu, bất hiếu'
0 Bình luận

Thầy giáo Nguyễn Duy Anh (quê Đông Anh, Hà Nội) là hiệu trưởng người Việt Nam đầu tiên tại Nhật Bản. Anh hiện giữ chức vụ Hiệu trưởng Học viện Nhật ngữ GAG.

Hiệu trưởng người Việt đầu tiên ở Nhật Bản: 7 năm tốt nghiệp 3 Đại học, hết lòng hết dạ với du học sinh
0 Bình luận

Với những người thuộc thế hệ 9x, 10x ở Việt Nam, bé gái bờm hồng trong sách giáo khoa Tiếng Việt là một nhân vật quen thuộc.

Danh tính bé gái bờm hồng trong SGK Tiếng Việt năm xưa: Là nhân vật có thật, từng đi du học Úc
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 16 giờ trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất