Đặc công Việt Nam thổi bay tàu địch ở cảng Rạch Dừa như thế nào?

Cảng Rạch Dừa là hải cảng quân sự lớn của chính quyền Sài Gòn tại Vũng Tàu. Đây là nơi ra vào của các tàu chở vũ khí đạn dược, phương tiện chiến tranh của Mỹ. Và đương nhiên, đây là mục tiêu đáng tiền của đặc công Việt Nam.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào ngày 14/10/1966, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Hơn 1 năm trước, khi chính thức từ chức Bộ trưởng, Mcnamara đã gửi một báo cáo đến tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc gặp bế tắc trong việc kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Mỹ và chính phủ Sài Gòn. Tổng thống Johnsin cần một cách tiếp cận mới.

Ra đời do thất bại trong chiến tranh cục bộ, đặc biệt sau tết Mậu Thân, người dân Mỹ thúc ép chính phủ Hoa Kỳ phải sớm chấm dứt chiến tranh và rút quân về nước. Thất bại này đã tác động sâu sắc đến tình hình chính trị nước Mỹ, tổng thống Richard Nixon trong ngày nhậm chức Tổng thống Mỹ (20 tháng 1 năm 1969) đã phải phát biểu: "Nước Mỹ đang có khủng hoảng về tinh thần, mắc kẹt trong chiến tranh, cấu xé và chia rẽ nội bộ. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra căng thẳng gay gắt với nước Mỹ không riêng về mặt kinh tế, quân sự mà cả xã hội cũng như chính trị. Sự bất đồng cay đắng đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ và bất kể kết quả chiến tranh như thế nào, vết xé rách vẫn còn lâu mới lành".

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao
Áp phích tuyên truyền của quân đội Hoa Kỳ về Việt Nam hóa chiến tranh

Để cứu vãn tình hình bi đát của Mỹ ở Việt Nam, Tổng thống Nixon sau nửa năm cầm quyền đã đề ra "Học thuyết Nixon" và chiến lược quân sự toàn cầu "Răn đe thực tế" thay thế cho chiến lược "Phản ứng linh hoạt" thời Lyndon Johnson. Việt Nam hóa chiến tranh là một điểm quan trọng trong chiến lược này.

Tháng 1/1969, để thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", Mỹ từng bước thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt. Để tạo sự chuyển biến mới trên chiến trường, quân ta mở các cuộc tiến công mùa Thu và mùa Đông năm 1969, nhằm thu hút, căng kéo địch ra vùng ngoài, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-6

Vào đầu năm 1969, Thị ủy Vũng Tàu chuyển căn cứ về núi Bà Trao (Lạng Sơn) để tăng cường lực lượng bám trụ xây dựng cơ sở ở nội Vũng Tàu. Bộ Tư lệnh Miền đã tăng cường cho Thị đội Vũng Tàu, Đại đội A32 đặc công nước, lập căn cứ bám trụ khu vực Rừng Sác thuộc địa phận xã Long Sơn.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-5

Các chiến sĩ A32 phần lớn là người miền Bắc, chưa thông thạo địa hình sông biển Vũng Tàu. Theo chỉ đạo của Thị ủy, Thị đội Vũng Tàu bổ sung cho A32 một số cán bộ, chiến sĩ du kích xã Long Sơn, gồm những người gan góc quả cảm, giàu kinh nghiệm chiến đấu.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-4

Đội du kích xã Long Sơn (bí anh A15) gồm 16 chiến sĩ. Các chiến sĩ du kích và đồng bào Long Sơn luôn phối hợp chặt chẽ với Đại đội A32 trong các trận đánh. Đồng thời cung cấp nguồn hậu cần tại chỗ như lương thực, thực phẩm, nước ngọt, hoặc dùng ghe thuyền giúp bộ đội vận chuyển vũ khí, khí tài, đưa đón thương binh, liệt sĩ khi chiến sự xảy ra.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-3

Để đối phó với phong trào cách mạng đang mạnh mẽ ở miền Nam, trong 6 tháng đầu năm 1969, địch mở 34 trận càn quét lớn vào các căn cứ cách mạng của ta. Quân đội Mỹ gồm các đơn vị thủy quân thường xuyên dùng ca nô vũ trang và tàu chiến nhỏ tuần tra trên sông Thị Vải, sông Lòng Tàu, săn lùng lực lượng đặc công nước của ta.

Ở khu vực cảng Rạch Dừa, nhiều chuyến tàu quân sự trọng tải hàng chục ngàn tấn liên tục cập bến, chuyên chở các loại vũ khí, phương tiện quân sự, phục vụ cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ ở miền Nam.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-2

Lực lượng địch bảo vệ cảng Rạch Dừa gồm các đơn vị thủy quân lục chiến thiện chiến nhất của địch, sẵn sàng xả đạn vào đối phương, lực lượng người nhái và hàng trăm giang thuyền trang bị các loại vũ khí hiện đại, túc trực tuần tra.

Đến tháng 9/1969, với tinh thần biến đau thương thành hành động, Thị đội Vũng Tàu phát động đợt tấn công tập kích những mục tiêu trọng yếu của địch ở Vũng Tàu.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-1

Lúc này, đại đội A32 quyết định tổ chức tiến công tàu quân sự của địch đang neo đậu ở cảng Rạch Dừa. Nhờ sự giúp đỡ của các cơ sở cách mạng làm nghề đánh cá ở Long Sơn, tổ trinh sát A32 đã bí mật tiếp cận cảng Rạch Dừa, điều tra cách thức bố phòng cũng như quy luật tuần tra của địch để lên phương án tác chiến.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-00

Sau khi hoàn thành phương án tác chiến, đại đội A32 được du kích xã Long Sơn giúp đỡ, đưa thuốc nổ đến vị trí tập kết ở một cù lao trên sông gần đảo Long Sơn. Đêm 1/11/1969, 2 chiến sĩ đặc công nước của A32 đã bơi ngầm dưới mặt nước gần 1.000m để tiếp cận cảng quân sự Rạch Dừa.

Đèn pha địch trên tàu liên tục quét trên mặt biển. Cứ vài phút lại có 1 đội giang thuyền địch tuần tra chạy vòng vèo quanh khu vực cảng. Bằng sự mưu trí, gan góc, quả cảm, 2 chiến sĩ đặc công đã tiếp cận những chiếc tàu quân sự loại lớn của địch đang neo đậu, đặt thuốc nổ hẹn giờ vào mạn tàu rồi nhanh chóng bơi ra khoảng cách an toàn.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-99

Vài phút sau, những tiếng nổ đinh tai nhức óc vang lên chấn động cả một vùng trời biển. Tàu địch bốc cháy hừng hực tạo thành một biển lửa, rồi chìm dần xuống đại dương. Các đơn vị bảo vệ cảng của địch không kịp trở tay, chúng nháo nhào xả súng xuống mặt nước. Hàng chục giang thuyền lao ra truy đuổi, nhưng các chiến sĩ A32 rút về căn cứ an toàn.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-88

Trận tập kích của A32 đêm 1/11/1969 đã đánh chìm 3 tàu quân sự trọng tải gần 10.000 tấn, làm hư hỏng một chiếc khác, tiêu diệt nhiều tên địch. Chiến công của A32 và quân dân Long Sơn đã tác động mạnh mẽ đến khí thế cách mạng cũng như phong trào thi đua diệt giặc trong toàn tỉnh, góp phần đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ trên địa bàn.

Xem thêm: Cuộc vượt ngục ly kỳ bằng thùng rác của cựu đặc công Nguyễn Văn Ất

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhiều bức ảnh khiến người xem rơi nước mắt bởi thực tế chiến tranh quá tàn khốc và đáng sợ, ám ảnh nhất phải kể đến bức ảnh “Em bé Napalm”.

Loạt ảnh không thể quên về chiến tranh Việt Nam của Nick Út: Có bức ảnh đã trở thành lịch sử
0 Bình luận

"Lưỡng quốc tướng quân" Nguyễn Sơn là một trong hai người Việt duy nhất tính đến thời điểm hiện tại được phong quân hàm tướng của 2 quốc gia. 

'Lưỡng quốc tướng quân' Nguyễn Sơn: Chống chiến tranh, giành hòa bình, hữu nghị và Tổ quốc trên hết
0 Bình luận

Chiến tranh Việt Nam đã qua đi nhiều năm thế nhưng những mất mát, đau thương vẫn chưa hề nguôi ngoai. Dưới đây Sống Đẹp xin điểm lại một vài sự thật về Chiến tranh Việt Nam.

Những sự thật không thể không biết về Chiến tranh Việt Nam
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 9 giờ trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 18 giờ trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất