Cúng mụ là gì? Hướng dẫn cách cúng mụ cho trẻ chính xác nhất

Cúng mụ là phong tục cúng lâu đời, dựa theo quan niệm dân gian tương truyền về các bà Mụ và Tiên Nương phụ trách việc sinh nở.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 05/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cúng mụ là gì?

Cúng Mụ là một phong tục cúng lâu đời, thịnh hành trong một số nước châu Á trong đó bao gồm cả Việt Nam. Cúng mụ là lễ cúng ạ ơn và cầu phúc tới các bà Mụ, những Tiên Nương theo quan niệm dân gian tương truyền phụ trách việc sinh nở và nặn ra những đứa trẻ. Thông thường, cúng mụ được tổ chức khi đứa trẻ mới sinh được 10 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng), 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Theo quan niệm người xưa, đứa trẻ được sinh ra là nhờ ơn của các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho.  Cũng vì thế, khi đứa trẻ được đầy cữ, đầy tháng hay đầy năm thì gia đình phải bày tiệc cúng mụ để tạ ơn và cầu xin mọi điều may mắn, tốt lành.

cung-mu-la-gi-va-cach-cung-mu-cho-tre-chinh-xac-nhat
hông thường, cúng mụ được tổ chức khi đứa trẻ mới sinh được 10 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng), 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 1 năm (ngày thôi nôi)

Tương truyền, tục thờ cúng 12 bà Mụ bắt nguồn từ Trung Quốc, từng được diễn giải trong tác phẩm Phong thần diễn nghĩa. Tại Việt Nam, trong sách Bắc Bộ lục có ghi: "Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba ngày, hoặc đầy tháng, thì tắm cho con, làm một bữa tiệc gọi là "đoàn du phạn" (nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru)".

Nhà bác học Lê Quý Đôn từng ghi trong cuốn Vân đài loại ngữ rằng: "Tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm mâm cơm cúng Mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có làm cỗ cúng gia tiên, bầy tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc, dùng thơ, câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhau. Mà nhất là tiệc một trăm ngày là tiệc đầy tuổi tôi to hơn cả".

Cách tính ngày cúng thôi nôi

cung-mu-la-gi-va-cach-cung-mu-cho-tre-chinh-xac-nhat
Ông bà xưa nói: "Gái lùi hai, trai lùi một". Có nghĩa nếu là bé gái, ngày cúng thôi nôi sẽ sớm hơn 2 ngày so với ngày sinh tính bằng lịch âm, còn là bé trai thì là 1 ngày. 

Ở Việt Nam, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều được ghi nhớ theo cả lịch âm và dương. Lịch cúng mụ cho trẻ em đương nhiên sẽ căn cứ theo cách tính truyền thống, dựa vào lịch âm. Ông bà xưa nói: "Gái lùi hai, trai lùi một". Có nghĩa nếu là bé gái, ngày cúng thôi nôi sẽ sớm hơn 2 ngày so với ngày sinh tính bằng lịch âm, còn là bé trai thì là 1 ngày. 

Chẳng hạn, nếu bé trai sinh ngày 25 tháng 3 âm lịch thì ngày đầy tháng của bé sẽ tổ chức vào ngày 24 tháng 3 âm lịch. Lễ này được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Hiện tại cũng có một số cha mẹ tính theo lịch dương, lễ cúng đầy tháng là trùng với ngày sinh vào đúng tháng sau.

Danh sách tên 12 bà Mụ

cung-mu-la-gi-va-cach-cung-mu-cho-tre-chinh-xac-nhat
12 bà Mụ mỗi người có công việc nhất định, trông coi và bảo hộ cho bào thai đến khi ra đời

Tên gọi các bà Mụ có nhiều cách gọi, thay đổi tùy theo phong tục, vùng miền. Mỗi bà Mụ sẽ có một công việc nhất định, trông coi và bảo hộ cho bào thai đến khi ra đời. 12 bà Mụ bao gồm:

1. Mụ bà Trần Tứ Nương, người coi sóc việc sinh nở.

2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, người coi việc thai nghén.

3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, người coi việc thụ thai.

4. Mụ bà Lưu Thất Nương, người nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.

5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, người coi việc chăm sóc bào thai.

6. Mụ bà Lý Đại Nương, người coi việc chuyển dạ.

7. Mụ bà Hứa Đại Nương, người coi việc khai hoa nở nhụy.

8. Mụ bà Cao Tứ Nương, người coi việc ở cữ.

9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, người coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, người coi việc ẵm bồng con trẻ.

11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, người coi việc giữ trẻ.

12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

Ngoài ra, ở miền Bắc còn có bà Mụ khác gọi là Chúa Mụ. Vị này cai quản, trông nom công việc của 12 bà mụ kia, như vậy khi làm lễ cúng Mụ, người ta sẽ phải sắm sửa 13 lễ.

Chuẩn bị lễ vật cúng bà Mụ

Mâm cỗ cúng cần những gì?

cung-mu-la-gi-va-cach-cung-mu-cho-tre-chinh-xac-nhat
Mâm cỗ cúng bà mụ cho bé trai. Ảnh minh họa

Tùy từng vùng miền, rồi điều kiện từng nhà mà mâm cỗ cúng bà Mụ có nhiều thay đổi. Nhưng dù sao cũng phải có đủ những món như sau:

Với bé trai

Gia chủ cần chuẩn bị như sau:

- 12 chén chè nhỏ, 3 tô chè lớn.

- 13 đĩa xôi nhỏ và 3 đĩa xôi lớn (xôi gấc hoặc xôi vò tùy vùng miền).

- 1 con gà luộc.

- Bộ tam sên (thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc).

- Cháo, bánh hỏi.

- 13 miếng trầu cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp và 13 nén vàng (trong đó đĩa xôi, miếng trầu, đôi hài, váy áo và nén vàng đều phải giống nhau).

- Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.

- Trầu cau: trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả.

- Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ.

- Cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín (12 con kích thước bằng nhau và 1 con lớn hơn).

- Phẩm oản: Chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).

- Bánh kẹo: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).

- Hương hoa: Hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.

Với bé gái

cung-mu-la-gi-va-cach-cung-mu-cho-tre-chinh-xac-nhat
Mâm cúng bà mụ. Ảnh minh họa

Gia chủ cần chuẩn bị như sau:

- 12 chén xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn (xôi gấc hoặc xôi vò tùy vùng miền).

- 12 chén cháo nhỏ và 1 tô cháo lớn.

- Thịt heo (thịt heo quay hoặc thịt chân giò đều được).

- 12 đĩa bánh hỏi (hoặc 12 cái trứng vịt).

- 1 con gà luộc ngậm hoa hồng.

- Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.

- Trầu cau: trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả.

- Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ.

- Cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín (12 con kích thước bằng nhau và 1 con lớn hơn).

- Phẩm oản: Chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).

- Bánh kẹo: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).

- Hương hoa: Hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.

Ngoài ra, gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng ngọt đầy tháng, bao gồm:

- 12 chén chè nhỏ và 1 tô chè lớn (chè hoa cau, chè đậu xanh đánh, chè trôi nước tùy vùng miền).- 12 ly rượu và 1 bình rượu lớn.

- 12 chén nước lọc, 12 đĩa bánh kẹo, 1 đĩa ngũ quả và trà.

Lễ cúng Đức Ông

Tùy theo một số vùng miện, lễ vật có thể thay đổi cũng như tùy theo lễ cúng đầy tháng hay thôi nôi. Có một số nơi còn làm lễ cúng Đức Ông, với mâm lễ vật như sau:

- 1 con gà luộc để chéo cánh.

- 1 tô cháo lớn.

- 1 tô chè lớn.

- 3 đĩa xôi lớn.

- 1 miếng thịt quay, một đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ), trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).

Văn khấn cúng mụ

cung-mu-la-gi-va-cach-cung-mu-cho-tre-chinh-xac-nhat
Bày lễ xong xuôi, người chủ lễ sẽ thắp 3 nén hương, sau đó bế trẻ ra trước ban thờ và khấn theo văn khấn cúng Mụ

Bày lễ xong xuôi, người chủ lễ sẽ thắp 3 nén hương, sau đó bế trẻ ra trước ban thờ và khấn theo văn khấn cúng Mụ. Bài khấn cúng Mụ, tùy địa phương, câu chữ có thể có dị bản, nhưng hầu hết đều có nội dung như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa.

Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên nương

Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên nương

Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ...

Vợ chồng con là ...

Sinh được con (trai, gái) đặt tên là ...

Chúng con ngụ tại :...

Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ Công, Long Mạch, Thổ Địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là ... sinh ngày ... được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách. Phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng (nếu là bé trai), kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Toàn gia chúng con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Xin thành tâm kính lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Cẩn cáo!

Nghi thức khai hoa

Sau khi kết thúc lễ cúng đầy tháng, nhiều nơi sẽ làm thêm nghi thức khai hoa, tục gọi "bắt miếng". Em bé sẽ được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. 

Bạn bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau: 

"Mở miệng ra cho có bông, có hoa

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến...".

Sau khi thực hiện sau toàn bộ lễ cúng, gia đình sẽ cùng nhau thụ lộc.

(*) Thông tin trên chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo.

Xem thêm: Trọn bộ văn khấn nhập trạch về nhà mới chính xác nhất

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Sống Đẹp xin chia sẻ đến độc giả trọn bộ văn khấn Mùng 1 tháng 8 âm và bài cúng rằm Trung thu theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam.

Trọn bộ văn khấn Mùng 1 tháng 8 âm và bài cúng Rằm Trung thu 2022
0 Bình luận

Trong tháng 7 âm lịch, ngoài lễ cúng Rằm vô cùng quan trọng thì việc cúng lễ vào ngày mùng 1 ở nhà, ở chùa, ở đền cũng là việc không thể làm qua loa để cầu mong cho gia đình trải qua tháng Cô hồn một cách suôn sẻ. Đi đôi với các lễ cúng, một phần quan trọng không thể thiếu chính là trọn bộ văn khấn mùng 1 tháng 7 âm.

Trọn bộ văn khấn Mùng 1 tháng 7 âm ở nhà, ở chùa, ở đền chi tiết nhất
0 Bình luận

Rằm tháng 7 là một trong những dịp cúng lễ lớn nhất trong văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam. Trong dịp này, các gia đình thường soạn các mâm lễ cúng gia tiên, thần linh, cúng Phật và cúng cô hồn để bày tỏ lòng biết ơn và tích thêm đức độ, phước lộc cho gia đình. Để việc cúng lễ được trở nên tươm tất, việc chuẩn bị các bài văn khấn cũng vô cùng quan trọng.

Trọn bộ văn khấn Rằm tháng 7 năm 2022 đầy đủ nhất
0 Bình luận

Tin liên quan

Nguyễn Tuân hiện lên trong lời kể của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Trai đầy những chi tiết sống động của đời thường mà nếu chỉ đọc văn ông độc giả sẽ không bao giờ hiểu được…

Một số mẩu chuyện vui về Nguyễn Tuân [kỳ 3]: 'Nhà tôi có gien giang hồ'
0 Bình luận

Bất tịnh có nghĩa là không sạch sẽ, trong sáng, quán thân bất tịnh là quan sát bản thân một cách tỉ mỉ để biết rằng nó không trong sạch.

Quán thân bất tịnh: Soi tỏ con người một cách tỉ mỉ, bài trừ tâm ái dục
0 Bình luận

Từng vay cả chục tỷ để buôn đất, đến giờ nhà đầu tư này đang chật vật vì tiền lãi, chưa kể thị trường ế ẩm, phải bán nhà.

Tất tay vay tiền mua bất động sản, nhà đầu tư kiệt quệ vì nợ nần chồng chất
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất