Cụ ông 81 tuổi dọn rác không lương suốt 2 thập kỷ, dồn hết tiền chữa bệnh cho em
Tại con hẻm 205 đường Âu Cơ (quận 11, TP.HCM), có cụ ông 81 tuổi tên Thái Thành cần mẫn dọn rác không lương hơn 20 năm qua.

Hơn 2 thập kỉ qua, người dân ở con hẻm 205 đường Âu Cơ, khu phố 3, phường 5, quận 11, TP.HCM đã quen với hình ảnh một cụ ông lụi cụi dọn dẹp đường. Người đó là ông Thái Thành (81 tuổi), người được bà con trìu mến gọi là "ông già rác".

Ông Thái Thành dậy từ lúc 5h sáng, khi trời còn nhá nhem tối. Cứ thế, cụ ông lọ mọ đi từ đầu tới cuối hẻm để quét rác, sau đó xách từng bao tải rác chất lên xe ba gác. Xong xuôi, ông tự mình chở tới điểm trung chuyển rác trên đường Tống Văn Trân để đổ.
Trời sập tối, người ta vẫn thấy tấm lưng còng của ông Thành thoắt ẩn thoắt hiện trong con hẻm nhỏ, nhặt nhạnh hết rác rưởi vương vãi trên đường. Đến 22h đêm, sau khi đã quét dọn xong xuôi, "ông già rác" mắc thu dọn để về nhà. Cứ thế, một ngày của ông Thành bắt đầu từ sáng sớm và chỉ kết thúc khi đêm đã gần khuya.
Hình ảnh của "ông già rác" lom khom cần mẫn dọn rác mỗi ngày đã trở nên thân thuộc với bà con ở hẻm 205 hơn 20 năm qua. Ông Tăng Tam, cư dân trong hẻm nói: "Không có ông lão làm sao con hẻm sạch được như thế này. Cứ 5h sáng là ông lão đã ra đây quét rác đến 22h mới về nhà".

Được biết, ông Thành không có vợ con, cha mẹ cũng mất từ lâu. Ông có hai người em, một người đã xuất ngoại, còn lại một người em gái bị bệnh nặng, đang điều trị ở bệnh viện tâm thần. Người em trước khi xuất ngoại có để cho ông một căn hộ chung cư ở quận 11, thế nhưng ông Thái Thành chẳng mấy khi về đó, có chăng chỉ về ngủ.
Khi được hỏi quét rác như vậy có mệt không, cụ ông 81 tuổi ấy cười, nói: "Quen rồi, thấy rác không quét không chịu được". Thời trai trẻ, cụ từng làm công cho một vựa ve chai của người Hoa. Mỗi lần đi qua con hẻm nơi mình sinh sống, thấy rác rưởi vứt bừa bãi, cụ Thái Thành lại xắn tay vào quét dọn. Kể từ đó, cụ bắt đầu với công việc dọn rác này.

Ông Tam cho hay, cuộc sống của ông Thái Thành gần như gắn bó với con hẻm này suốt 2 thập kỉ qua. Không chỉ quét dọn rác, có ai nhờ việc gì ông cũng đều nhiệt tình giúp đỡ. Ông Tăng Tam nói: "Thi thoảng bà con trong hẻm người cho 50.000 - 100.000 đồng để ông chăm lo cho em gái, người cho ngày hai bữa cơm, người cho ông tắm ké".
Dù đã có tuổi, nhưng cụ ông ấy vẫn rất khỏe mạnh. Chẳng ngại đường xa, ông vẫn đạp và đẩy xe rác tới điểm trung chuyển rác cách đó 2km. Nhiều khi, dù đang mưa tầm tã trắng trời, thấy bồn chồn nóng ruột, ông lại lao ra đường tiếp tục công việc.

Trưởng ban điều hành khu phố 3 (phường 5), ông Lâm Văn Bình cho hay, suốt 20 năm qua, ông Thái Thành tự nguyện quét rác làm sạch khu phố. Dù công việc nặng nhọc, nhưng ông không một lần thở than, cũng chẳng đòi hòi gì. Chính quyền địa phương đã ghi nhận việc làm ý nghĩa này và năm nào ông Thành cũng được tuyên dương trong hội nghị tổng kết năm.
Đọc thêm
Bà Phương Hằng cho biết vợ chồng bà đã cung cấp 1500 lít oxy cho bệnh viện Chợ Rẫy và sẽ tiếp tục góp sức trong công cuộc phòng chống dịch.
Ca sĩ Thủy Tiên vừa đăng loạt hình ảnh bên trong những con hẻm sâu của Sài Gòn cùng trạng thái: “Cám ơn tấm lòng của bà con nhân dân Hà Tĩnh.” Qua loạt ảnh được đăng tải, có thể thấy nhiều người dân TP HCM đã nhận được những phần quà thân thương của đồng bào miền Trung gửi tặng.
Một anh nông dân ở Bạc Liêu đã hào phóng tặng 10 tấn cá đặc sản cho người dân ở khu cách ly, phong tỏa ở tỉnh mình và TP.HCM.
Tin liên quan
5 phút sau khi nhận cuộc gọi "có thai phụ sắp đẻ", chàng trai 27 tuổi vội vàng phóng xe đến khu trọ ở quận Hoàn Kiến đỡ đẻ cho sản phụ nghèo trong tình huống rất khẩn cấp.
Chính quyền một thị trấn ở Tây Ban Nha đã đưa ra chính sách mời người từ nơi khác đến đây ở miễn phí. Thậm chí còn cung cấp công việc cho công dân mới.
Theo tỷ phú Warren Buffett, dưới đây là 3 lựa chọn trong đời quyết định người thành công và kẻ thất bại, ta biết sớm ngày nào thì hay ngày đó.