Loạt ảnh hiếm về Lễ Tứ Tuần Đại Khánh - Lễ mừng thọ 40 tuổi của vua Khải Định cách đây hơn 100 năm: Siêu hoành tráng và siêu tốn kém

Vào năm 1924, vua Khải Định tròn 40 tuổi. Để có buổi lễ mừng thọ hoành tráng cho nhà vua, trước đó 1 năm, công tác chuẩn bị đã được thực hiện. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào đầu thế kỷ 20, triều đình nhà Nguyễn lấy ngày sinh nhật của vua làm ngày đại lễ. Ngày lễ này được tổ chức với các nghi thức long trọng tương tự như lễ Tiết Nguyên đán, Tiết Đoan dương (5/5 Âm lịch). Sau khi vua Khải Định lên ngôi năm 1916, quần thần đã xin lấy ngày sinh của vua (1/9) làm tiết Vạn Thọ Khánh tiết, lấy đó làm lệ thường hàng năm.

Thế nhưng từ năm Khải Định thứ 3 (1918), triều đình nhà Nguyễn bắt đầu tổ chức lễ kỷ niệm ngày chính thức thành lập triều đại, tương tự như lễ quốc khánh hiện nay. 

Chuyen-chua-ke-ve-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-Khai-Dinh-9
Tháng 9 năm 1924, từ Pháp về, Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền

Trong cuốn truyện Tuấn, chàng trai nước Việt của nhà văn Nguyễn Vỹ có miêu tả lễ quốc khánh đầu tiên được tổ chức tại Quy Nhơn: "Dần dần một tháng sau học trò cả trường mới biết rằng, theo lệnh triều đình và tòa Khâm sứ Trung kỳ, lễ Tiết mồng 5 tháng 5 âm lịch năm ấy sẽ bị bãi bỏ và thay thế bằng lễ quốc khánh vào ngày 2 tháng 5 An Nam, tức ngày vua Gia Long toàn thắng Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế và sáng lập ra triều Nguyễn. Đó là lễ quốc khánh đầu tiên của nước An Nam và được cử hành rất long trọng ở 2 xứ Trung kỳ và Bắc kỳ".

Mặc dù Lễ Tứ Tuần Đại khánh diễn ra vào năm 1924, nhưng chương trình chi tiết buổi lễ đã được triều thần soạn thảo từ tháng 10/1923, căn cứ vào những gì đã diễn ra trong lễ tứ tuần của vua Tự Đức tổ chức vào năm 1868.

Chuyen-chua-ke-ve-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-Khai-Dinh-8
Phu Văn Lâu bên cạnh dòng Hương Giang và núi Ngự Bình trong ngày Lễ mừng thọ của vua Khải Định

Vào tháng 6 Âm lịch năm 1924, Bộ Lại và Bộ Binh dâng lên nhà vua danh sách các Tổng đốc, Tuần vũ, Đề đốc, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh, Quản đạo tại tất cả các tỉnh. Nhà vua áp dấu son lên tên những người được đại diện các tỉnh về dự lễ, thông thường mỗi tỉnh ông chọn một người.

Bên cạnh đó, Bộ Lại chỉ thị cho tỉnh Thừa Thiên mời các quan văn võ đã nghỉ hưu hay đang nghỉ phép có phẩm trật từ hàng ngũ phẩm trở lên cùng những bô lão từ 70 tuổi trở lên dự buổi lễ sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày cuối tháng 8 Âm lịch năm 1925. 

Ở các tỉnh, những thành phần trên sẽ đi theo các quan tỉnh đến vọng cung chúc thọ vua. Phủ tôn nhơn (cơ quan phụ trách các vấn đề trong hoàng tộc) lập danh sách các hoàng thân, tôn tước, công tử, công tôn và tôn thất tham dự buổi lễ.

Trước đó, Bộ Lễ đã thông tri cho các quan lại thuộc các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, yêu cầu họ chọn những người có khả năng ca hát, tổ chức trò chơi truyền thống, báo vệ bộ để tấu trình lên nhà vua. Hai tháng sau, Bộ lễ tập trung các viên chức của bộ, các nhạc công, ca công tiến hành luyện tập các chương trình văn nghệ sẽ diễn ra tại điện Thái Hòa và buổi yến tiệc tại điện Cần Chánh. Năm ngày trước chính lễ, Bộ Lễ hướng dẫn những người này đến Duyệt Thị đường (nhà hát trong cung điện) để tổng dượt trước sự chứng kiến của nhà vua.

Vào tháng 8 Âm lịch, Bộ Lễ ra thông báo cho các toà án bản xứ biết không được tuyên án trong 15 ngày, gồm 10 ngày trước buổi lễ, ngày lễ chính và 4 ngày sau buổi lễ. Các công sở và nhà dân treo cờ, thắp đèn suốt 5 ngày kể từ hai ngày trước buổi lễ. 

Chuyen-chua-ke-ve-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-Khai-Dinh-7
Vua Khải Định còn có tên là Nguyễn Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, vị Hoàng đế thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925

Đồng thời Bộ Lễ cũng yêu cầu Khâm Thiên giám chọn hai ngày tốt nhất trong tháng 8 để các hoàng thân, tôn tước thay mặt nhà vua làm lễ Kỳ cáo (công bố lễ sẽ diễn ra) ở Nam giao, Triệu miếu, Thái miếu, Hưng miếu. Riêng vua Khải Định sẽ đích thân hành lễ tại Thế miếu (nơi thờ các vua triều Nguyễn). Sau đó, vào một ngày không định trước, nhà vua sẽ thân hành đến chào các bà thái hậu.

Lễ vật do các quan lại ở Huế và các tỉnh dâng lên sẽ được Bộ Lễ tập trung, kiểm soát trước khi chuyển vào địa điểm hành lễ. Ở trước cửa Ngọ môn được dựng lên một khán đàn làm nơi để lễ vật của Hoàng thái hậu, phủ tôn nhơn, văn võ đại thần, các cung phi, công chúa, Phụ lộc phu nhân (bà ngoại vua Khải Định), vợ và con các hoàng thân, thích lý (bà con của mẹ vua) và phu nhân các văn võ đại thần. Ngoài chánh lâu, còn có:

- Sáu đắc lâu (khán đài phụ) chứa lễ vật của Tả trực, Hữu trực, Tả kỳ, Hữu kỳ, Bắc kỳ và Thừa Thiên.

- Hai trường bằng (khán đài rộng) là nơi tập hợp các thành viên của phủ Tôn nhơn, các quan lại trong triều.

- Một khán đài trước Phu Văn Lâu được dựng lên cho công chúng đứng xem lễ.

- Một thủy lâu và thủy bằng (khán đài nổi trên sông) trước Nghinh hương đình (bến thuyền của vua).

Chuyen-chua-ke-ve-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-Khai-Dinh-6
Ông là con trai trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục, ông sinh ngày 8/10/1885 (tức ngày1/ 9 năm Ất Dậu), có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Khi vua Đồng Khánh mất năm 1889, Hòang tử Bửu Đảo mới hơn ba tuổi, nên không được nối ngôi và phải chờ 27 năm sau mới chính thức bước lên ngai vàng, tức là đến năm 1916

Vào 10 ngày trước lễ, lúc 6h sáng, người ta bắn 9 phát súng thần công, treo cờ khắp nơi, đèn đuốc sáng rực. Một ngày trước lễ, vua cùng hoàng thân, văn võ đại thần đi xem khán đài.

Đúng ngày 29/9/1924 (Dương lịch), buổi lễ chính thức bắt đầu lúc 8h tại sân Đại triều nghi và bên trong điện Thái Hòa với sự tham gia của Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung kỳ, các viên chức cao cấp khác (không có phụ nữ). Tất cả đều mặc lễ phục. 

Sau diễn văn chào mừng của Toàn quyền Đông Dương và đáp từ của vua, phái đoàn Pháp đứng một bên và lễ đại triều nghi bắt đầu. Dưới sự điều khiển của Bộ Lễ, bán quan văn trên sân hướng về điện chính long trọng lạy 5 lạy và dâng "hạ biểu" chúc mừng. Lễ chính thức chấm dứt. 

Sau phần lễ là đến phần hội, nhiều hoạt động ca múa nhạc, ăn uống linh đình diễn ra. Và có thể nói, lễ mừng thọ 40 tuổi của Khải Định năm xưa vô cùng hoành tráng và tốn kém không ít bạc vàng.

Dưới đây là một số hình ảnh hiểm về lễ mừng thọ 40 tuổi của vua Khải Định:

Chuyen-chua-ke-ve-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-Khai-Dinh-5
Khung cảnh tại khu triển lãm các lễ vật do quan lại và các địa phương dâng mừng vào dịp lễ Tứ tuần đại khánh của vua Khải Định
Chuyen-chua-ke-ve-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-Khai-Dinh-4
Cận cảnh một dãy nhà trưng bày tặng vật
Chuyen-chua-ke-ve-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-Khai-Dinh-3
Đám rước vua đi qua Ngọ Môn trong lễ Tứ tuần đại khánh. Vua Khải Định đi xe đẩy có bốn bánh (ở giữa ảnh, phía sau cây dù). Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này) mặc áo dài đi cạnh người cầm quạt, bên phải cây dù.
Chuyen-chua-ke-ve-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-Khai-Dinh-2
Mẹ vua Khải Định, Đức Tiên Cung Thái hậu Dương Thị Thục, vợ thứ của vua Đồng Khánh trong lễ mừng thọ con trai
Chuyen-chua-ke-ve-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-Khai-Dinh-1
Dân chúng nô nức đến kinh thành dự lễ Tứ tuần đại khánh của vua Khải Định
Chuyen-chua-ke-ve-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-Khai-Dinh-00
Một khu nhà trưng bày tặng vật. Theo các sử gia đương thời, ngày lễ này được tổ chức rất lớn và tốn kém.
Chuyen-chua-ke-ve-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-Khai-Dinh-99

Xem thêm: Ngỡ ngàng trước loạt ảnh ăn chơi xa xỉ của vua Khải Định trong chuyến vi hành sang Pháp

Đọc thêm

Vốn nổi tiếng là vị vua ăn chơi xa xỉ, không có gì lạ khi thời vua Khải Định đã có rất nhiều công trình kiến trúc ấn tượng được xây dựng tại Cố đô Huế.

Điểm danh 4 công trình kiến trúc ấn tượng dưới thời vua Khải Định
0 Bình luận

Khải Định là vị vua nổi tiếng trong triều Nguyễn, lên ngôi năm 31 tuổi. Khi qua đời, vua được trôn cất tại Lăng Khải Định. Đây là một trong những kiến trúc cổ xưa có giá trị về mặt nghệ thuật nhất nhì hiện nay.

Lăng Khải Định – Kiến trúc hơn 100 tuổi và vẻ đẹp choáng ngợp vượt thời gian
0 Bình luận

Trong các triều đại phong kiến của nước ta thời trước, các vị vua mới khi được truyền ngôi ngoài nhận “ngọc tỷ truyền quốc” còn được nhận những bảo vật quý giá khác.

4 bảo vật 'đỉnh của chóp' xuất hiện trong lễ đăng quang của vua Khải Định, hiện nay như thế nào?
0 Bình luận


Bài mới

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway mới đây đã công bố chương trình hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Sự kiện đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong hành trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Đề xuất