4 bảo vật "đỉnh của chóp" xuất hiện trong lễ đăng quang của vua Khải Định, hiện nay như thế nào?

Trong các triều đại phong kiến của nước ta thời trước, các vị vua mới khi được truyền ngôi ngoài nhận “ngọc tỷ truyền quốc” còn được nhận những bảo vật quý giá khác.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 20/10
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào năm 1916, dưới thời nhà Nguyễn, khi vua Khải Định đăng quang có đến 4 món quốc bảo được truyền lại cho nhà vua mới. Sau khi vua Duy Tân tổ chức binh biến nhằm lật đổ người Pháp nhưng bất thành. Hội đồng Nhiếp chính của triều Nguyễn và Hội đồng Tôn nhơn của Hoàng tộc đã quyết định đưa Phụng Hóa công Bửu Đảo lên ngôi thay thế và nhận được sự chấp thuận của Toàn quyền Đông Dương Ernest Nestor Roume và chính phủ Pháp.

Tiếp nhận 4 vật quốc bảo truyền ngôi

Trong cuốn Vua Khải Định – Hình ảnh và Sự kiện (1916-1925) của tác giả Võ Hương An (NXB Văn hóa – Văn nghệ) đã miêu tả rất chi tiết về lễ đăng quang của vua Khải Định vào sáng ngày 18/5/1916 như sau : Từ tảng sáng ngày 17/5/1916, tức là trước ngày đăng quang một ngày, Bộ Lễ đã đặt một cái bàn sơn vàng ở căn giữa của điện Cần Chánh. Trên đó, bày bốn vật quốc bảo: Ngọc tỷ truyền quốc có khắc chín chữ Đại Nam Thụ thiên Vĩnh mệnh Truyền quốc tỷ được đúc từ thời vua Thiệu Trị, một bộ hoàng bào, một cái hốt bằng ngọc trên có khắc hai chữ Vương mệnh, và cuốn sách bằng vàng có tên là Thánh chế mạng danh Kim sách.

quoc bao 2
Những bảo vật truyền ngôi của triều Nguyễn còn được lưu giữ lại

Vào khoảng tám giờ sáng, tân quân mặc áo rộng màu lục, đội khăn đóng đen, ra điện Cần Chánh để kiểm tra bảo vật trước sự chứng kiến của các vị thượng thư. Sau đó, nhà vua lui về thay lễ phục và các quan cũng rút lui để chuẩn bị cho buổi thượng triều sắp diễn ra. Còn các bảo vật vẫn được trưng bày ngay tại chỗ và canh phòng cẩn mật.

Trước sân điện Cần Chánh, vị vua mới xuất hiện trong áo rộng màu vàng, và đội khăn đóng vàng, hướng về chiếc bàn có bốn quốc bảo lạy năm lạy. Cùng lúc đó, các quan ở ngoài sân cũng hướng vào trong điện lạy năm lạy.

Sau đó, vua quỳ xuống, còn các quan đứng nghiêm tại vị trí. Hai vị đại thần, một văn một võ, bước đến bên cái bàn chia nhau nâng ngọc tỷ, hoàng bào, hốt ngọc quỳ dâng lần lượt lên cho nhà vua. 

quoc bao 3
Vua Khải Định là vị hoàng đế áp chót của triều Nguyễn

Nhà vua đưa hai tay tiếp nhận, nâng lên ngang trán, xá một cái, xong đưa lại cho các quan để trả về vị trí cũ. Sau đó, một vị quan của Nội các tiến đến bên bàn, mở tráp sơn son thếp vàng, lấy Kim sách ra, mang đến quỳ dâng trước vua. Ông lần giở Kim sách, tới trang kê 20 chữ viết với bộ “nhật”, theo thứ tự, tìm đến chữ thứ chín (chữ Tuấn), đó là tên mới của vua. Xong, Kim sách được cho vào tráp và khóa lại. Bấy giờ, nhà vua tiến đến trước bàn, vái ba vái lễ tạ, dấu hiệu cho buổi nhận lễ kết thúc.

Nghi lễ đăng quang và đóng dấu đầu tiên vào ân chiếu

Theo cuốn sách của tác giả Võ Hương An, trong ngày 18/5/1916, triều đình mở tiệc thiết đãi triều nghi tại điện Thái Hòa để chính thức làm lễ đăng quang cho vua Khải Định.

quoc bao 4
Vua Khải Định chụp ảnh cùng quần thần trong ngày đầu lên ngôi

Mọi việc do Bộ lễ chủ trì, sắp xếp với sự tham gia của các bộ liên hệ. Sau nghi lễ rước vua ra điện Thái Hòa, và các nghi lễ vái lạy phức tạp, một vị quan sẽ đọc Hạ biểu (một hình thức diễn văn chúc mừng của triều đình và thần dân đối với nhà vua nhân lễ đăng quang). Sau đó, các quan phụ trách lui về vị trí cũ.

Lúc đó, một viên quan thuộc Bộ Lại bước ra khỏi hàng, quỳ trên lối đi ở giữa, hướng vào điện hô lớn: “Thỉnh dụng ngọc tỷ!” (kính mời dùng ấn ngọc). Ở trong điện, có hai viên quan Nội các trực sẵn, bước đến cái bàn có ngọc tỷ, mở tráp lấy ngọc tỷ in vào hộp son rồi đóng vào ân chiếu.

quoc bao 6
Vua Khải Định đi xe cùng các viên quan Pháp

Ân chiếu này là một tuyên cáo về việc lên ngôi của vua, và công bố niên hiệu mới – Khải Định – cho thần dân được rõ. Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang được hoàn tất. Quan Bộ Lại sẽ mang các bản phó ân chiếu đến đóng ngọc tỷ rồi mới gửi đi mỗi tỉnh (mỗi tỉnh một bản) để bố cáo cho toàn dân biết một triều đại mới bắt đầu.

Xem thêm: Ngắm nhìn lại "thiên đường" Sầm Sơn của thế kỷ 20 qua những bưu ảnh cũ: Cảnh đẹp nên thơ, biệt thự Pháp mọc san sát

Đọc thêm

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Sầm Sơn có rất nhiều biệt thự đẹp dành cho người Pháp và những gia đình giàu có, nhưng tất cả đã bị phá huỷ bởi chiến tranh.

Ngắm nhìn lại 'thiên đường' Sầm Sơn của thế kỷ 20 qua những bưu ảnh cũ: Cảnh đẹp nên thơ, biệt thự Pháp mọc san sát
0 Bình luận

Bánh bao Cả Cần được làm ra bởi người dân miền Nam Việt Nam. Chiếc bánh được làm hoàn toàn bằng thịt băm chứ không nhiều dầu mỡ như của người Hoa.

Câu chuyện nổi tiếng về chiếc bánh bao Cả Cần tại Sài Gòn những năm 1970
0 Bình luận

Những dinh thờ nổi tiếng linh thiêng của Việt Nam như Dinh Cô ở Bà Rịa – Vũng Tàu, dinh Cậu ở Phú Quốc, dinh Thầy Thím ở Bình Thuận… đều gắn với truyền thuyết kỳ bí được lưu truyền trong dân gian. 

Những truyền thuyết kỳ lạ tại các dinh thờ thiêng nổi tiếng ở Việt Nam
0 Bình luận

Tin liên quan

Theo nhà nghiên cứu Trương Tửu, bài vè 'Chi chi chành chành' được một ông già vô danh chia sẻ cho ông, ẩn chứa ý nghĩa cùng câu chuyện bất ngờ.

Sự thật cực sốc về bài vè 'Chi chi chành chành' gắn liền với bao thế hệ tuổi thơ
0 Bình luận

Ngoài xã hội có không ít người mẹ nhẫn tâm bỏ những đứa con còn đỏ hỏn bên vệ đường, dưới hố ga... Thế nhưng cũng có một "người mẹ" kỳ lạ, nhận nuôi 2 "con tu hú" đến quên cả lấy chồng.

Chuyện người phụ nữ nuôi 'con tu hú' đến quên cả việc lấy chồng
0 Bình luận

Lòng dân khi ấy hướng cả về vua Hàm Nghi - biểu tượng của phong trào Cần Vương kháng Pháp. Bởi vậy, việc các sĩ tử không chấp nhận vua Đồng Khánh cũng là chuyện dễ hiểu.

Vì sao giới sĩ tử công khai không chấp nhận vua Đồng Khánh?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất