Những mảnh đời cùng cực đằng sau hình ảnh bé gái 2 tuổi bị buộc dây dắt đi bán vé số ở Sài Gòn

Từ lúc 1 tháng tuổi, Ái My đã theo mẹ đi bán vé số. Hàng ngày, mẹ cột sợi dây từ tay mình vào tay Ái My rồi dắt nhau đi khắp mọi ngõ hẻm trong thành phố để bán vé số.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hơn 1 năm trước, từ khi mẹ Xinh (36 tuổi, quận 6, TP Hồ Chí Minh) đổ bệnh, cơ thể co quắp, liệt nửa thân, Ái My bé nhỏ vẫn nhẫn lại lẽo đẽo cùng mẹ đi khắp phố phường bán vé số mưu sinh. Chưa bao giờ cô bé cảm thấy buồn khổ khi được ở cùng mẹ, với Ái My, mẹ là số 1.

- Ái My thương ai nhất?

- Mẹ!

- My muốn làm gì với mẹ nhất!

- Bán số...

chuyen-buon-sau-hinh-anh-be-gai-2-tuoi-bi-buoc-day-dat-di-ban-ve-so-7
Chị Xinh và con gái Ái My

1 tháng tuổi đã theo mẹ đi bán vé số

Người dân ở đường Lê Chiêu Hoàng (P.10, Q.6, TP.HCM) chẳng ai còn lạ gì gia đình bà Sáu Hạnh. Với người dân khu này, cuộc đởi bà Kim Hồng Hạnh (63 tuổi) buồn như một cuốn phim. Khi ở tuổi gần đất xa trời, bà vẫn lặng lẽ chăm sóc những đứa con không lành lặn.

Trong căn nhà chật chội, nắng nóng, bà Sáu Hạnh kể: Bà có 5 đứa con thì một đứa mất từ lúc lọt lòng, một đứa qua đời năm 21 tuổi, để lại cháu nhỏ, một cậu bị xe đụng khiến đầu óc khờ khạo.

"Đứa lớn nhất may mắn có gia đình riêng thì cũng nghèo. Riêng con Xinh lớn tuổi, lanh lợi, đang nhận rửa chén thuê để phụ cha mẹ đồng ra đồng vào. Vậy mà…", bà kể.

Cách đây 2 năm chị Xinh có quen một người đàn ông chạy xe ôm. Hơn 1 năm sau, cả nhà đón tin vui khi chị Xinh mang thai con gái đầu lòng.

"Sắp sanh tôi đưa con đi viện vẫn bình thường. My được hơn tháng tuổi, Xinh mới dắt đi bán vé số. Đến chập choạng tối thì tôi nhận được điện thoại, người ta bảo con té, ra đưa về.

Tui không có tiền nên chỉ cõng về nhà, dầu gió bóp tay chân cho con. Sau này vào viện bác sĩ mới bảo là lúc sinh cơ thể bị tụt canxi, viêm gan B nên mới đột quỵ như thế này…", người mẹ nhớ lại.

chuyen-buon-sau-hinh-anh-be-gai-2-tuoi-bi-buoc-day-dat-di-ban-ve-so-6
Từ lúc còn chưa nhớ rõ mặt mẹ, Ái My đã được đưa đi bán vé số

Cũng từ ấy, chân tay chị Xinh cứ từ từ co quắp lại, liệt nửa người. Người chồng thấy khổ quá cũng lầm lũi bỏ mẹ con chị mà đi khiến toàn bộ sinh hoạt của chị đều dựa dẫm vào người mẹ già và đứa con 2 tuổi.

"Cha mẹ đâu có thể bỏ con được. Tui chạy đi khắp nơi tìm thuốc thang, mua mãi đã nợ người ta hơn 40 triệu đồng. Ở nhà, Xinh muốn gì thì ú ớ, tui tắm rửa, cho ăn, cho đi vệ sinh… Ngày nào không có mẹ, nó đẩy tay đẩy chân tự mặc đồ trong nhà…", bà Hạnh kể lại.

Để có tiền trang trải cuộc sống, ban ngày bà Hạnh đẩy xe đi ve chai, tối lại nhận thêm 20kg hành về lột cho thương lai với giá 5.000 đồng/ký. Riêng chồng bà dù đã lớn tuổi vẫn đi làm thêm để nuôi 2 đứa cháu và đứa con bệnh tật.

Thấy bố mẹ quay cuồng mưu sinh nuôi con, nuôi cháu, chị Xinh tủi thân lắm. Đến khi Ái My chập chững biến đi, chị quyết định đi bán vé số lại. 

Bà Hạnh tâm sự, gia đình không muốn chị Xinh đi làm vì chân tay co quắp, ra đường làm sao giữ được con, cho con ăn. Thế  nhưng, chị Xinh vẫn quyết đi làm."Nó nhờ người ta cột sợi dây tay mình vào tay con, nhất nhất ra khỏi nhà. Tui thương quá cũng phải đồng ý theo", bà Hạnh kể.

Cô bé hiểu chuyện và thương mẹ nhất

Trời Sài Gòn nắng nóng là thế nhưng ngày nào hai mẹ con Ái My cũng dắt nhau rong ruổi khắp phố xá bán vé số mưu sinh. Em bé nối tay mình với mẹ bằng một sợi dây mỏng, lẽo đẽo từng bước con đi trước mẹ theo sau. 

Chân tay chị Xinh không thể di chuyển nhanh nhẹn được nhưng Ái My vẫn nhẫn lại, đi từng bước chậm để đợi mẹ. Chưa bao giờ người ta thấy sợi dây kết nối giữa hai mẹ con căng ra vì Ái My đi nhanh.

"Đói thì My tự bú sữa bình, mệt thì lăn ra ngủ, chẳng cần thêm ai chăm sóc. Vậy chứ cũng có những ngày mưa, bị người ta lừa, té,… Đủ cả", bà Hạnh kể.

Ái My thương mẹ nhiều lắm, lúc nào cũng cố gắng phụ giúp mẹ bán vé số. Thấy người tốt, cô bé học teo mẹ vẫy vẫy cọc vé số về phía họ. Còn khi gặp kẻ xấu, động tay động chân vào mẹ, cô bé sẽ hét lớn "mẹ, mẹ" để bảo vệ. Có những hôm cả gia đình xót cháu, bắt My ở nhà, nó liền khóc thét lên đòi đi bán vé số theo mẹ.

chuyen-buon-sau-hinh-anh-be-gai-2-tuoi-bi-buoc-day-dat-di-ban-ve-so-5
Trên đời này, Ái My thương mẹ nhất

"Trời sinh voi sinh cỏ, nhờ thế cháu nhà tui từ nhỏ tới lớn chưa bao giờ biết bệnh tật là gì. Cũng may nó sáng dạ, học hỏi nhanh nên chỉ mong sau này sẽ có điều kiện cho nó học hành tới nơi tới chốn", bà Hạnh kể.

Khi dịch COVID-19 bùng phát tại Sài Gòn, xóm của bà Hạnh bị phong tỏa vì nhiều F0. Qua dịch, chị Xinh lại tất bật đi bán vé số. Thế nhưng, đường phố vắng tanh khiến thu nhập của chị bị giảm rất nhiều.

Hiện nay, gia đình bà Hạnh còn phải lo tiền thuốc thang cho người con không được bình thường. Chính vì thế kinh tế gia đình càng trở nên khó khăn hơn.

"Nhà bà Sáu ở đây đã mười mấy năm, khổ ai cũng biết nên có gì chúng tôi đều đều san sẻ. Hôm qua, xem clip trên mạng thấy Ái My nó dẫn mẹ đi bán vé số mà tui vẫn còn sụt sùi nước mắt. Chỉ mong gia đình bà vượt qua sóng gió, bà già rồi có thêm thời gian để an hưởng…", chị Tiền (41 tuổi, hàng xóm cạnh nhà bà Hạnh) nói.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi trực tiếp về:

Địa chỉ: 97/2 Lê Chiêu Hoàng (P.10, Q.6, TP.HCM), hoặc số điện thoại: 0778.086.375, gặp ông Ngoại Ái My.

Xem thêm: Chồng đang trong cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc', vợ hiền ngã quỵ ngoài phòng bệnh van xin 'anh ơi, đừng chết'

Đọc thêm

Để có tiền mưu sinh và chữa trị bệnh bại não cho con, ngày ngày chị Liên đi khắp từ phố này sang phố khác bán kẹo cao su. Nhưng số tiền thu về chẳng là bao, cộng thêm dịch dã khiến cuộc sống càng bế tắc hơn...

Xót xa cảnh mẹ đơn thân nặng 30kg miệt mài bán kẹo cao su không đủ tiền nuôi con bại não
0 Bình luận

Chẻo A Trường là chàng trai người Dao có số phận nghiệt ngã, bố mẹ ly hôn rồi lần lượt vướng vòng lao lý. 14 tuổi em đã phải bươn trải kiếm tiền nuôi em gái nhỏ. Vậy mà trời chẳng thương, cú ngã giàn giáo đã khiến em bị chấn thương nghiêm trọng, trong khi chi phí phẫu thuật rất đắt đỏ.

Cú ngã giàn giáo oan nghiệt và lời khẩn cầu xót xa của chàng trai người Dao làm phụ hồi nuôi em gái: 'Các bác, các cô chú ơi cứu cháu với!'
0 Bình luận

Ngày ngày chị Năm miệt mài đi thu gom rác trong thôn, tranh thủ nhặt nhạnh phế liệu bán lấy tiền nuôi cha già thường xuyên ốm đau. Mong ước duy nhất của người phụ nữ nghèo là con trai có bộ quần áo mới để đến trường.

Thương mẹ nghèo miệt mài gom rác mong con trai có bộ quần áo mới đến trường
0 Bình luận


Bài mới

Thương em: 14 tuổi oằn lưng gồng gánh bố khuyết tật, tương lai mịt mù

Mẹ bỏ đi khi Lâm vừa tròn 3 tháng tuổi, em sống với ông bà nội già yếu và người bố khuyết tật. Nay ông bà cũng lần lượt qua đời, một mình em gồng gánh bố và đối diện với tương lai mịt mù.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Mẹ nghèo khóc nghẹn vì không kiếm đâu ra tiền tỷ ghép tủy cho con gái

Chị Tuyên khóc nghẹn khi không biết kiếm đâu ra tiền cho con gái ghép tủy để tiếp tục ước mơ giảng đường đại học...

Giới thiệu cuốn sách Hành trình vì hòa bình của cố Thượng tướng, GS-TS Nguyễn Chí Vịnh

Trong dòng chảy hàng nghìn năm của lịch sử Việt Nam, hòa bình luôn là khát vọng cháy bỏng. Khái niệm hòa bình không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng của chiến tranh, mà còn là sự hiện diện của độc lập và tự do.

Bố ung thư lo lắng cho con gái 8 tuổi mắc chứng thận hư

Trong lúc lo lắng chạy chữa chứng bệnh thận hư cho con gái, kinh tế kiệt quệ vì đàn bò bị dịch phải tiêu hủy hết thì người bố lại phát hiện mình mắc bệnh ung thư.

Cha nghèo toàn thân bong tróc đến chảy máu, đau đớn, bất lực nhìn đàn con thơ

Hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật giày vò, đau đớn bất lực là vậy, nhưng người cha nghèo ấy không nghĩ mình sẽ chữa được bệnh, chỉ mong cho các con có bữa cơm no.

Cha mẹ nghèo bất lực nhìn con gái 3 tuổi quằn quại vì căn bệnh xơ gan

Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, tính mạng của bé gái 3 tuổi – Trần Lê Bảo Uyên ngày một mong manh, cha mẹ nghèo hết tiền chạy chữa chỉ biết bất lực cầu cứu.

Góa phụ ung thư khóc ròng khi nghĩ đến người con trai tàn tật

Trong căn trọ xập xệ, bà Bích cố nén cơn đau vì bệnh ung thư. Ở tuổi 58 bà không sợ chết, lòng chỉ lo nghĩ, thương xót cho các con, người thì góa chồng nuôi con thơ, người bị tật nguyền.

Cậu bé 7 tuổi rưng rưng nước mắt xin được ký tên cho chị làm phẫu thuật: Chị em cháu không có bố mẹ, ông bà cũng mất rồi

Câu chuyện nhân văn về hai chị em Triệu Văn Huệ và Triệu Văn An khiến nhiều người không khỏi xót xa xúc động, lớn lên trong nghịch cảnh, thiếu thốn tình yêu thương nhưng hai em vẫn không ngừng nỗ lực, tiến về phía trước.

Mẹ già 80 bất lực nhìn con trai suy thận và con gái bị ung thư

Ở tuổi 80, tóc bạc trắng nhưng bà Mai Thị Sáng vẫn ngày đêm cặm cụi chăm sóc hai người con mắc bệnh nan y, vừa lo chạy vạy tiền bạc cho con chữa bệnh.

Mẹ nghèo kêu cứu vì cạn tiền chữa bệnh ung thư cho con

Gần một năm rưỡi kể từ khi con trai phát bệnh ung thư, vợ chồng chị Vân đã hoàn toàn kiệt quệ tài chính, cả gia đình chỉ còn lại mỗi căn nhà lá đã mục nát.

Bố đơn thân tàn tật nuôi con thơ trong cảnh khốn cùng

Vợ mất vì bệnh tim để lại đứa con thơ cho người chồng câm điếc, khờ khạo, không có khả năng lao động. Tương lai đứa trẻ ngày một mịt mù.

Chàng trai không gia đình nỗ lực chạm tới giấc mơ đại học

Bị bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác, chàng trai Phú Yên – Quốc Huy vẫn quyết tâm thi đậu trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Mẹ khờ khạo bất lực cầu cứu vì không có tiền cho con chạy thận

Ở tuổi 70, cơ thể ốm yếu, thường xuyên đau nhức, bà Hồng vẫn phải ngày đêm tất tả lo cho cháu trai 14 tuổi đang bị suy thận mạn giai đoạn cuối, mồ côi cha, có mẹ khờ khạo.

Cha khiếm thính bất cực cầu cứu giúp đỡ con gái bị u não

Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.

Phan Lê Kim Ngọc - Người đẹp Tây Đô giàu lòng nhân ái

Hoa khôi Phan Lê Kim Ngọc là Đại sứ Dự án "Em nuôi của Đoàn" - hoạt động chăm lo cho các em thiếu nhi trên địa bàn phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Gia đình 3 thế hệ bất cựu cầu cứu vì bị vây hãm trong bệnh tật

Một gia đình ở Nghệ An bị bệnh tật bủa bây, chìm trong bế tắc khi vợ bị teo não, chồng mắc ung thư vòng họng, con trai cùng hai cháu nhỏ đều bị thiểu năng trí tuệ.

Đề xuất