Chàng MC gen Z vượt nghịch cảnh: Khiếm khuyết không phải là rào cản
Không đầu hàng số phận, Lê Tuấn Cường – chàng MC gen Z nỗ lực chứng minh bản thân và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng người khuyết tật.

Vượt nghịch cảnh
Lương Tuấn Cường (21 tuổi, quê ở Phú Thọ) là sinh viên khiếm thị năm nhất khoa Công tác xã hội, Trường Đại học KHXH-NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện tại, Tuấn Cường đang làm Phó chủ nhiệm CLB Thanh niên khuyết tật quận Thanh Xuân, phụ trách mảng truyền thông cho CLB Khiêu vũ thể thao người khiếm thị (Solar Dances Club) và là thành viên của CLB Hoa Đá của trường.
Dù không nhìn thấy ánh sáng do bị teo gai thị bẩm sinh, nhưng sự lạc quan vì nghị lực phi thường đã giúp chàng trai gen Z này vượt khó khăn để học tập, sinh hoạt và cống hiến cho cộng đồng.
Nói về động lực để vượt khó, Tuấn Cường chia sẻ: “ Từ nhỏ mình đã được nghe những bàn luận trái chiều từ mọi người về những khiếm khuyết của bản thân. Ban đầu mình cũng buồn lắm, sinh ra tự ti không muốn giao tiếp với mọi người. Cho đến khi mình được tiếp xúc, nói chuyện với những bạn bè cùng hoàn cảnh. Lúc này mình như được truyền động lực, mình nhận ra khiếm khuyết trên cơ thể không phải là rào cản lớn nhất cho sự tiến lên và phát triển của người khuyết tật.
Dù tiếng nói của mình nhỏ bé, chỉ là một hạt cát giữa biển khơi, nhưng mình tin chỉ cần sự đồng lòng của nhiều người thì tiếng nói ấy sẽ ngày càng lan rộng hơn. Dần dần mọi người sẽ có sự thay đổi trong nhận thức, xã hội sẽ có sự bình đẳng, văn minh, tiến bộ hơn, giảm dần sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Cộng đồng người khuyết tật qua đó cũng dần khẳng định được bản thân mình”.
Không ngại khổ, ngại khó Tuấn Cường làm tất cả mọi việc từ bán sim thẻ, làm MC cho các sự kiện hội người khuyết tật, xây dựng kênh YouTube... để có chi phí trang trải cho cuộc sống của mình. Bạn tâm sự: “Cứ làm gì ra tiền mà không phạm pháp thì mình sẽ làm nếu có khả năng”. Niềm vui nhân đôi khi mô hình về điểm kinh doanh sim thẻ gói cước dịch vụ viễn thông của Tuấn Cường được Thành đoàn Hà Nội và Hội Người khuyết tật TP Hà Nội hỗ trợ sinh kế.
Chàng trai gen Z nghị lực này bộc bạch: “Càng tham gia hoạt động xã hội, được các anh chị đi trước góp ý, mình càng cải thiện được bản thân, tìm kiếm được giá trị sống mà bản thân hướng tới. Khó khăn trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi, việc mình có thể làm là luôn suy nghĩ tích cực và tìm ra niềm vui cho bản thân. Giống như mình đã tìm đến báo chí, tìm đến MC, những hoạt động xã hội để tạo dựng cuộc sống có giá trị”.
Với Tuấn Cường, khiếm khuyết không phải là rào cản, mà chỉ là một đặc điểm nhận dạng rằng bạn là người đặc biệt hơn so với những người xung quanh.
Hướng tới giá trị cộng đồng
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ khuyết tật giống như Tuấn Cường cùng lúc sinh hoạt ở nhiều CLB khác nhau đã và đang tổ chức nhiều dự án cộng đồng thành công.
Gần đây nhất, dự án HANSD Project (Nâng cao năng lực truyền thông qua sản xuất phim) do CLB Sinh viên khuyết tật Hà Nội thực hiện dưới sự tài trợ của Quỹ Abilis Phần Lan đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Dự án này nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực truyền thông của người khuyết tật, thay đổi nhận thức cộng đồng về năng lực của họ qua hình thức truyền thông - nghệ thuật phim ngắn. Trước đó, cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia về giới là một trong những hoạt động nằm trong dự án Hy vọng được thực hiện do CLB Sinh viên khuyết tật Hà Nội phối hợp một số tổ chức thực hiện, cũng thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

Tạ Bình An, 22 tuổi, Phó chủ nhiệm CLB Hoa Đá, kiêm Ban chủ nhiệm CLB Sinh viên khuyết tật Hà Nội, chia sẻ: “Mình và CLB tổ chức nhiều chương trình, chuyến đi thiện nguyện để giúp đỡ mọi người. Ngày xưa mình hay nhận được sự giúp đỡ của mọi người, giờ mình đi giúp đỡ người khác, đúng như slogan của câu lạc bộ: “Hạnh phúc là sẻ chia, yêu thương là hành động”.
Nhờ các hoạt động như gây quỹ, kêu gọi nguồn tài trợ từ các thầy cô, các nhà hảo tâm, cùng với sự liên kết với các CLB, các tổ chức liên quan, nhiều chuyến đi thiện nguyện đã được tổ chức. Qua đó, nhiều mảnh đời khó khăn được giúp đỡ và giá trị nhân văn được lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Các bạn trẻ khuyết tật giống như mình và Tuấn Cường dần được khẳng định bản thân mình, tìm thấy hạnh phúc và niềm vui khi giúp mọi người”.
Nói về hoạt động của CLB Hoa Đá, chị Đặng Thị Huệ, Chủ nhiệm CLB chia sẻ, sự thay đổi tiến bộ của xã hội đã mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ khuyết tật thể hiện giá trị bản thân mình. Từ đó, dần xóa bỏ khoảng cách và sự phân biệt đối xử. Có rất nhiều bạn trẻ khuyết tật đang làm vai trò truyền cảm hứng cho một bộ phận gen Z trong cộng đồng, giống như trường hợp của chàng MC Tuấn Cường trong CLB.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)
Xem thêm: Nghị lực phi thường của cô gái khiếm thị mê viết sách
Đọc thêm
Vừa đưa con từ bệnh viện ở Hà Nội về lúc rạng sáng, cô giáo Thắm lại vội vã chạy xe hơn 40km lên bản để kịp đón học sinh vào lớp.
Dẫu không thể nhìn thấy và nghe được trọn vẹn bằng hai tai nhưng cô gái Lê Dương Thể Hạnh vẫn mạnh mẽ vượt nghịch cảnh, tha thiết yêu cuộc sống...
Vụ tai nạn kinh hoàng 9 năm trước đã cướp đi đôi tay và chân phải nhưng không thể đánh gục ý chí và sự lạc quan của anh Đặng Long Hồ (31 tuổi, quê Long An).
Tin liên quan
Những suất cơm không phải là cao lương mỹ vị nhưng lại đầy sự ấm áp và tình thương dành cho những người đặt chân đến. Đó là quán cơm "Đồng cảm" ở Đà Nẵng.
Dù đã 19 tuổi nhưng Đinh Hoàng Khít chỉ cao chưa đến 1 mét. Tuy bé nhỏ nhưng "chú lính chì" cố gắng vượt mọi khó khăn để đến lớp tiếp thu tri thức.
Hơn 6 năm qua, anh Nguyễn Xuân Bằng lặng lẽ nhận nuôi các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, mồ cô, đam mê thể thao. Anh giúp các em luyện tập, trở thành võ sĩ.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.